Tranh cuộn Phật Quan âm bằng gấm nặng trên 100 kg nhận kỷ lục Việt Nam
- 16:28 07-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bức tranh cuộn Phật Quan âm sẽ nhận kỷ lục Việt Nam cho bức tranh phật lớn nhất do tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings trao tặng vào ngày 16.3 tới, tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Nhận kỷ lục và mở tranh cho khách chiêm bái chính là hoạt động trọng tâm của pháp hội kéo dài từ 14.3- 2.4 tại đây.
Bức tranh cuộn Phật Quan âm kích cỡ 11,8 ×16 m, là kiệt tác nghệ thuật Phật giáo Vương quốc Bhutan do Đức Gyalwang Drukpa ban tặng Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên nhân 10 năm ngài tới thăm Việt Nam. Bức tranh thêu trên gấm (thongdrol) này nặng trên 100 kg, được thêu dệt bằng gấm và chỉ thêu cao cấp, được sáng tác trong thời gian tháng.
Có tới 40 nghệ nhân vẽ, thêu, may, trong đó có cả những nghệ nhân cao cấp chuyên trách công trình tâm linh cho hoàng gia Bhuttan thực hiện tác phẩm này. Trong suốt quá trình sáng tác, họ tập trung làm việc trong một hội trường lớn dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các vị tu hành.
Theo thông lệ, tranh cuộn thongdrol thường được mở trong các đại lễ văn hóa Phật giáo vùng Ấn Độ - Hymalaya, thu hút hàng trăm ngàn người dân tham dự. Sau lễ hội, tranh lại được cuộn lại bảo quản cẩn thận. Việc mở tranh cho công chúng chiêm bái được xem là mang lại năng lượng an lành, thịnh vượng.
Về bức tranh này, GS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, cho biết: “Dường như Phật giáo Bắc tông và Nam tông ở Việt Nam chúng ta còn xa lạ với truyền thống thờ phụng tranh Phật, đặc biệt là tranh Phật ở kích cỡ lớn và lộng lẫy cả về màu sắc và chất liệu như bức tranh cuộn Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt lần đầu tiên xuất hiện này. Vì thế, khi bức tranh quý trưng bày trong không gian hùng vĩ như ở đất Phật Tây Thiên, thì nó càng cuốn hút, càng kích thích sự suy tư về đức Quan Âm, về tâm Phật, đồng thời còn gia tăng chiều kích (góc nhìn) mới mẻ của nghệ thuật Phật giáo”.
Đức Gyalwang Drukpa, người tặng bức tranh và là người được người dân các quốc gia vùng Himalaya kính ngưỡng chính là chân hóa thân của đức Phật Quan Âm. Ngài có ảnh hưởng lớn trong các thiện hạnh bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, bình đẳng giới tại vùng Himalaya, từng được Liên hiệp quốc trao tặng Kỷ niệm chương “Vì mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ”.
Bức tranh cuộn Phật Quan âm kích cỡ 11,8 ×16 m, là kiệt tác nghệ thuật Phật giáo Vương quốc Bhutan do Đức Gyalwang Drukpa ban tặng Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên nhân 10 năm ngài tới thăm Việt Nam. Bức tranh thêu trên gấm (thongdrol) này nặng trên 100 kg, được thêu dệt bằng gấm và chỉ thêu cao cấp, được sáng tác trong thời gian tháng.
Có tới 40 nghệ nhân vẽ, thêu, may, trong đó có cả những nghệ nhân cao cấp chuyên trách công trình tâm linh cho hoàng gia Bhuttan thực hiện tác phẩm này. Trong suốt quá trình sáng tác, họ tập trung làm việc trong một hội trường lớn dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các vị tu hành.
Theo thông lệ, tranh cuộn thongdrol thường được mở trong các đại lễ văn hóa Phật giáo vùng Ấn Độ - Hymalaya, thu hút hàng trăm ngàn người dân tham dự. Sau lễ hội, tranh lại được cuộn lại bảo quản cẩn thận. Việc mở tranh cho công chúng chiêm bái được xem là mang lại năng lượng an lành, thịnh vượng.
Về bức tranh này, GS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, cho biết: “Dường như Phật giáo Bắc tông và Nam tông ở Việt Nam chúng ta còn xa lạ với truyền thống thờ phụng tranh Phật, đặc biệt là tranh Phật ở kích cỡ lớn và lộng lẫy cả về màu sắc và chất liệu như bức tranh cuộn Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt lần đầu tiên xuất hiện này. Vì thế, khi bức tranh quý trưng bày trong không gian hùng vĩ như ở đất Phật Tây Thiên, thì nó càng cuốn hút, càng kích thích sự suy tư về đức Quan Âm, về tâm Phật, đồng thời còn gia tăng chiều kích (góc nhìn) mới mẻ của nghệ thuật Phật giáo”.
Đức Gyalwang Drukpa, người tặng bức tranh và là người được người dân các quốc gia vùng Himalaya kính ngưỡng chính là chân hóa thân của đức Phật Quan Âm. Ngài có ảnh hưởng lớn trong các thiện hạnh bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, bình đẳng giới tại vùng Himalaya, từng được Liên hiệp quốc trao tặng Kỷ niệm chương “Vì mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ”.
Tác giả bài viết: Ngữ Yên
Nguồn tin: