Giảm 100 triệu vẫn ế ẩm tồn kho: Ô tô tiếp tục xuống giá
- 08:35 07-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi đã giảm giá khá mạnh trong 2 tháng đầu năm, bước sang tháng 3, giá nhiều mẫu ô tô tiếp tục giảm thêm vài triệu tới hàng chục triệu, thậm chỉ cả trăm triệu đồng. Mặt bằng giá xe ngày càng xuống thấp, song, nghịch lý là lượng xe tồn kho lại tăng cao.
Dồn dập giảm giá
Dẫn đầu cuộc đua giảm giá vẫn là "ông lớn" Trường Hải. Giá tất cả các mẫu xe Kia, Peugeot và một số mẫu xe Mazda đều giảm. Kia Morning giảm thêm từ 2-3 triệu đồng, Sendona giảm 10 triệu đồng, Optima giảm 15-20 triệu đồng và Sorento từ 28-50 triệu đồng, tùy từng phiên bản.
Với thương hiệu Mazda, mẫu Mazda2 giảm 18,5 triệu đồng; Mazda3 1.5 L giảm 10 triệu đồng, 2.0L giảm 30 triệu đồng và 2 mẫu xe này còn được tặng tặng gói bảo hiểm vật chất 10 triệu đồng. CX-5 cũng giảm 20-30 triệu đồng và tặng 1 năm bảo hiểm vật chất trị giá 13 triệu đồng. Những mẫu xe khác giá không giảm nhưng cũng được tặng 1 năm bảo hiểm vật chất trị giá từ 9-13 triệu đồng.
Dẫn đầu cuộc đua giảm giá vẫn là "ông lớn" Trường Hải. Giá tất cả các mẫu xe Kia, Peugeot và một số mẫu xe Mazda đều giảm. Kia Morning giảm thêm từ 2-3 triệu đồng, Sendona giảm 10 triệu đồng, Optima giảm 15-20 triệu đồng và Sorento từ 28-50 triệu đồng, tùy từng phiên bản.
Với thương hiệu Mazda, mẫu Mazda2 giảm 18,5 triệu đồng; Mazda3 1.5 L giảm 10 triệu đồng, 2.0L giảm 30 triệu đồng và 2 mẫu xe này còn được tặng tặng gói bảo hiểm vật chất 10 triệu đồng. CX-5 cũng giảm 20-30 triệu đồng và tặng 1 năm bảo hiểm vật chất trị giá 13 triệu đồng. Những mẫu xe khác giá không giảm nhưng cũng được tặng 1 năm bảo hiểm vật chất trị giá từ 9-13 triệu đồng.
Cuộc đua giảm giá xe ô tô sẽ còn tiếp diễn? (ảnh Lê Anh Dũng)
Peugeot còn được điều chỉnh giảm giá mạnh hơn. Cụ thể, mẫu xe 208 giảm 30 triệu đồng, 508 giảm 40 triệu đồng, 408 Deluxe giảm 40 triệu đồng, đặc biệt là Peugeot 3008 giảm tới 110 triệu đồng.
Trên thị trường, cuối tháng 2, đầu tháng 3, một loạt mẫu xe ô tô ăn khách cũng giảm giá mạnh.
Cụ thể, mua Honda CR-V được giảm tới 100 triệu đồng; Nissan X-Trail giảm 100 triệu đồng, Nissan Sunny giảm 35 triệu đồng, Teana giảm 20 triệu đồng, Juke giảm 10 triệu đồng và Navara giảm 15-30 triệu đồng, tùy phiên bản. Hyundai Tucson giảm 30 triệu đồng. Mitsubishi, trừ mẫu Pajero Sport thế hệ mới giữ nguyên, còn lại tất cả các mẫu xe đang phân phối đều hạ giá bán từ 11-60 triệu đồng.
Chevrolet cũng giảm giá cho mẫu Aveo 30 triệu đồng, Cruze 40 triệu đồng, Captiva Revv 24 triệu đồng, Colorado 50 triệu đồng và Trax 10 triệu đồng.
Isuzu cũng có chương trình trong tháng 3 cho mu-X và D-Max là tặng bảo hiểm vật chất 12 tháng trị giá 10-15 triệu đồng.
Toyota không có chương trình chính thức từ hãng nhưng tại các đại lý, giá bán thực tế cũng giảm sâu, khoảng 15 triệu đồng cho các mẫu như Vios, Altis và Camry.
Khách mua xe Ford như EcoSport, Fiesta hay Focus nhận mức giảm ở các đại lý 20-40 triệu đồng.
Trong số các mẫu xe được hạ giá, chỉ có số ít là xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN có thuế nhập khẩu giảm 10% như Toyota Yaris, Mitsubishi Mirage,... còn lại chủ yếu là xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu từ khu vực khác như Pháp, Nhật, Hàn Quốc, không thuộc diện được giảm thuế vào đầu năm 2017.
Các DN cho biết việc giảm giá cho thấy sự nỗ lực để cạnh tranh với xe nhập khẩu từ khu vực. Sau khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam giảm thêm 10% thì xe nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Indonesia, nhiều mẫu có giá bán tương đương với xe lắp ráp trong nước. Chính điều này đã khiến xe “nội” và ngay cả những mẫu xe ngoại nhập ngoài ASEAN phải xem xét hạ giá để cạnh tranh.
Trong khi ô tô trong nước tồn kho và tiêu thụ có chiều hướng giảm thì xe nhập khẩu vẫn tăng mạnh.
Do các sản phẩm ô tô Trường Hải đang phân phối có mặt ở hầu hết mọi phân khúc trên thị trường, nên việc công ty này luôn “nổ phát súng” đầu tiên trong việc đại hạ giá ô tô đã tác động mạnh mẽ lên cục diện thị trường, khiến các đối thủ khó lòng ngồi yên.
Một số DN thừa nhận, thị trường ô tô đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương hiệu. Nhiều mẫu xe liên tục giảm giá, khiến cho các đối thủ buộc phải hạ giá theo, nếu không muốn bị mất thị phần.
Nghịch lý: Giá giảm, tồn kho tăng
Cho dù giá xe giảm nhưng tiêu thụ ô tô vẫn không tăng. Việc liên tục giảm giá xe cũng khiến nhiều người có tâm lý chờ đợi, không vội mua, sợ giá tiếp tục giảm sẽ thiệt thòi.
Báo cáo từ UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, 2 tháng đầu năm 2017, mặt hàng tồn kho nhiều nhất của địa phương này chính là ôtô, tăng gần 49% so với tháng trước và tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân một phần do nhu cầu mua sắm trước Tết cao, nên sau Tết có giảm, phần khác do tâm lý chờ đợi ô tô tiếp tục giảm giá, nhất là khi thời điểm giảm thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN xuống còn 0% từ 1/1/2018 không còn xa.
Ngoài ra, doanh số bán hàng của một số hãng xe trong tháng 2/2017 cũng sụt giảm. Toyota Việt Nam bán được 3.759 xe các loại, giảm mạnh so với 5.318 xe bán ra tháng trước đó. Doanh số bán của Ford Việt Nam trong tháng 2 chỉ vào khoảng 1.900 chiếc, giảm hẳn so với hơn 2.500 chiếc của tháng 1/2017.
Trong khi ô tô trong nước tồn kho và tiêu thụ có chiều hướng giảm thì xe nhập khẩu vẫn tăng mạnh.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tháng 2 vừa qua, Việt Nam nhập khẩu khoảng 9.000 ô tô nguyên chiếc, tăng 80% so với cùng kỳ, kim ngạch đạt 153 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, so với tháng 1, nhập khẩu ô tô tháng 2/2017 tăng tới 29% về lượng nhưng kim ngạch lại không thay đổi. Điều đó cho thấy, lượng xe nhập vào Việt Nam tháng qua phần nhiều là xe giá rẻ.
Cụ thể, giá trị trung bình của xe nhập khẩu trong tháng 2 khoảng đạt 17.000 USD, thấp hơn hẳn so với con số 21.850 USD của tháng 1. Cộng dồn hai tháng đầu năm, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh về số lượng với 16.000 xe, tăng trên 40% và 306 triệu USD, tăng trên 10%.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý việc xe nhập khẩu tăng mạnh trong hai tháng đầu năm do tác động từ việc giảm thuế. Đây là tín hiệu cảnh báo việc tăng cường quản lý để hài hòa nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Tác giả bài viết: Trần Thủy
Nguồn tin: