10 lý do tại sao sinh viên hạng C thành công hơn sau khi tốt nghiệp
- 16:20 06-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lúc còn học ở trường, sinh viên hạng C có điểm số thấp hơn sinh viên hạng A và B. Nhưng sau khi ra trường thì sinh viên hạng C lại thành công hơn nhiều. Tại sao vậy?
Dưới đây là 10 lý do tại sao sinh viên hạng C thường thành công hơn sinh viên hạng A và B sau khi tốt nghiệp:
1. Sinh viên hạng C không chỉ học ở trường
Sinh viên hạng C biết rằng học hỏi có thể diễn ra ở nhiều cách khác hơn là hệ thống học ở trường, và thậm chí việc học có thể xảy ra hoàn toàn ở ngoài trường. Do vậy, việc học hành chính thống chỉ là một kênh trong số các cách học của sinh viên hạng C.
2. Họ không phải là những người theo đuôi thụ động
Sinh viên hạng C chỉ nghĩ cho bản thân. Họ không làm gì mà không tự hỏi tại sao lại phải làm thế. Không để người khác bảo họ phải sống như thế nào, sinh viên hạng C đưa ra chương trình hành động cho mình.
3. Họ không cố gắng làm hài lòng và gây ấn tượng cho người trên
Sinh viên hạng C không dành nhiều năng lượng để cố gắng gây ấn tượng cho những bậc tiền bối. Họ tôn trọng và yêu quý giáo viên, nhưng không tôn thờ và tuân thủ mọi yêu cầu của giáo viên. Họ không coi giáo viên là người bảo vệ thành công của họ. Họ không phụ thuộc vào người giới thiệu hoặc sơ yếu lý lịch nữa. Họ nhận ra rằng trong thế giới ngày nay, công việc của họ tự nói lên tất cả.
4. Họ có những điều lớn lao hơn để lo lắng
Trớ trêu là, nếu bạn ám ảnh về điểm số, bạn sẽ không nghĩ đủ về tương lai của mình. Những sinh viên hạng C có chiến lược hơn về cách họ sử dụng thời gian của mình. Trong khi bạn học miệt mài học để đạt điểm cao, sinh viên hạng C thực sự theo đuổi giấc mơ của mình. Họ không đợi cho đến khi ra trường mới bắt đầu sống.
5. Họ có định nghĩa riêng về thành công
Sinh viên hạng A và B tìm kiếm sự bảo đảm ở bên ngoài dưới hình thức “điểm tốt”. Còn sinh viên hạng C biết rằng sự bảo đảm chỉ thực sự được trải nghiệm từ bên trong. Họ biết mình là ai. Không tiêu chuẩn thành công nào từ bên ngoài sẽ có thể so sánh được với sự tự nhận thức và tự chấp nhận của họ - họ định nghĩa thành công cho bản thân mình. Không quan tâm xem số đông đang cạnh tranh vì cái gì, sinh viên hạng C đề ra con đường riêng của mình.
6. Họ biết cách sử dụng tài năng của người khác làm đòn bẩy
Trong khi sinh viên hạng A và B cố gắng tự mình làm tất cả, sinh viên hạng C xây một đội nhóm quanh mình bằng những người tài năng có thể bổ sung cho khiếm khuyết của họ. Cũng giống như Henry Ford, họ không sợ thừa nhận họ không biết tất cả.
7. Họ thích tự học hỏi hơn
Sinh viên hạng C yêu thích học hỏi. Nhưng điều họ thích hơn là sự theo đuổi hướng học hỏi của mình - họ không muốn ai đó bảo cho họ cách nghĩ như thế nào. Họ thích tìm tòi và tự mình khám phá, nghiên cứu những gì họ bị cuốn hút. Họ không cố gắng ép buộc mọi thứ, mà học hỏi những điều họ say mê.
8. Họ không phải là người theo chủ nghĩa hoàn hảo
Làm thì tốt hơn là chờ cho mọi thứ hoàn hảo. Sinh viên hạng C hiểu và sống theo nguyên lý này. Họ tập trung vào kết quả và vào việc hoàn thành các việc. Họ biết rằng chủ nghĩa hoàn hảo chỉ dẫn đến sự trì hoãn. Họ thích nhảy vào việc và học hỏi thông qua sai lầm, thông qua những gì mà thị trường chỉ cho họ.
Đó là lý do tại sao nhiều doanh nhân thành đạt lại học hành rất “lẹt đẹt” ở trường. Họ hiểu rằng thất bại là một ông thầy tốt, mặc dù nhiều người trong số họ bị đuổi khỏi trường vì thi trượt.
9. Họ không lãng phí năng lượng vô ích
Sinh viên hạng C hiểu rằng mục tiêu của họ là học hỏi. Những thứ nào ở ngoài việc học hỏi là sự lãng phí. Sinh viên hạng C không dành năng lượng cho những gì họ không cần đến. Họ làm việc tiết kiệm, hiệu quả và tập trung.
10. Họ là những người mơ mộng
Trong khi sinh viên hạng A và B lắng nghe cẩn thận để hiểu những gì sẽ được hỏi trong bài kiểm tra, sinh viên hạng C lại nhìn ra cửa sổ ngắm mây trời. Họ đã thu được bài giảng nên họ dành đến vài tiếng mỗi ngày để mơ ước về một thế giới tốt đẹp hơn. Họ nghĩ về những điều lớn lao họ sẽ làm trong cuộc đời. Họ suy nghĩ tìm cách giải quyết những vấn đề quan trọng.
Bạn tưởng rằng họ đang ghi chép bài phải không? Sai rồi. Họ đang vạch ra ý tưởng và kế hoạch của mình. Khi về nhà, họ sẽ làm bài tập và dành phần lớn thời gian với bạn bè hoặc lại suy nghĩ về những ước mơ của mình.
1. Sinh viên hạng C không chỉ học ở trường
Sinh viên hạng C biết rằng học hỏi có thể diễn ra ở nhiều cách khác hơn là hệ thống học ở trường, và thậm chí việc học có thể xảy ra hoàn toàn ở ngoài trường. Do vậy, việc học hành chính thống chỉ là một kênh trong số các cách học của sinh viên hạng C.
2. Họ không phải là những người theo đuôi thụ động
Sinh viên hạng C chỉ nghĩ cho bản thân. Họ không làm gì mà không tự hỏi tại sao lại phải làm thế. Không để người khác bảo họ phải sống như thế nào, sinh viên hạng C đưa ra chương trình hành động cho mình.
3. Họ không cố gắng làm hài lòng và gây ấn tượng cho người trên
Sinh viên hạng C không dành nhiều năng lượng để cố gắng gây ấn tượng cho những bậc tiền bối. Họ tôn trọng và yêu quý giáo viên, nhưng không tôn thờ và tuân thủ mọi yêu cầu của giáo viên. Họ không coi giáo viên là người bảo vệ thành công của họ. Họ không phụ thuộc vào người giới thiệu hoặc sơ yếu lý lịch nữa. Họ nhận ra rằng trong thế giới ngày nay, công việc của họ tự nói lên tất cả.
4. Họ có những điều lớn lao hơn để lo lắng
Trớ trêu là, nếu bạn ám ảnh về điểm số, bạn sẽ không nghĩ đủ về tương lai của mình. Những sinh viên hạng C có chiến lược hơn về cách họ sử dụng thời gian của mình. Trong khi bạn học miệt mài học để đạt điểm cao, sinh viên hạng C thực sự theo đuổi giấc mơ của mình. Họ không đợi cho đến khi ra trường mới bắt đầu sống.
5. Họ có định nghĩa riêng về thành công
Sinh viên hạng A và B tìm kiếm sự bảo đảm ở bên ngoài dưới hình thức “điểm tốt”. Còn sinh viên hạng C biết rằng sự bảo đảm chỉ thực sự được trải nghiệm từ bên trong. Họ biết mình là ai. Không tiêu chuẩn thành công nào từ bên ngoài sẽ có thể so sánh được với sự tự nhận thức và tự chấp nhận của họ - họ định nghĩa thành công cho bản thân mình. Không quan tâm xem số đông đang cạnh tranh vì cái gì, sinh viên hạng C đề ra con đường riêng của mình.
6. Họ biết cách sử dụng tài năng của người khác làm đòn bẩy
Trong khi sinh viên hạng A và B cố gắng tự mình làm tất cả, sinh viên hạng C xây một đội nhóm quanh mình bằng những người tài năng có thể bổ sung cho khiếm khuyết của họ. Cũng giống như Henry Ford, họ không sợ thừa nhận họ không biết tất cả.
7. Họ thích tự học hỏi hơn
Sinh viên hạng C yêu thích học hỏi. Nhưng điều họ thích hơn là sự theo đuổi hướng học hỏi của mình - họ không muốn ai đó bảo cho họ cách nghĩ như thế nào. Họ thích tìm tòi và tự mình khám phá, nghiên cứu những gì họ bị cuốn hút. Họ không cố gắng ép buộc mọi thứ, mà học hỏi những điều họ say mê.
8. Họ không phải là người theo chủ nghĩa hoàn hảo
Làm thì tốt hơn là chờ cho mọi thứ hoàn hảo. Sinh viên hạng C hiểu và sống theo nguyên lý này. Họ tập trung vào kết quả và vào việc hoàn thành các việc. Họ biết rằng chủ nghĩa hoàn hảo chỉ dẫn đến sự trì hoãn. Họ thích nhảy vào việc và học hỏi thông qua sai lầm, thông qua những gì mà thị trường chỉ cho họ.
Đó là lý do tại sao nhiều doanh nhân thành đạt lại học hành rất “lẹt đẹt” ở trường. Họ hiểu rằng thất bại là một ông thầy tốt, mặc dù nhiều người trong số họ bị đuổi khỏi trường vì thi trượt.
9. Họ không lãng phí năng lượng vô ích
Sinh viên hạng C hiểu rằng mục tiêu của họ là học hỏi. Những thứ nào ở ngoài việc học hỏi là sự lãng phí. Sinh viên hạng C không dành năng lượng cho những gì họ không cần đến. Họ làm việc tiết kiệm, hiệu quả và tập trung.
10. Họ là những người mơ mộng
Trong khi sinh viên hạng A và B lắng nghe cẩn thận để hiểu những gì sẽ được hỏi trong bài kiểm tra, sinh viên hạng C lại nhìn ra cửa sổ ngắm mây trời. Họ đã thu được bài giảng nên họ dành đến vài tiếng mỗi ngày để mơ ước về một thế giới tốt đẹp hơn. Họ nghĩ về những điều lớn lao họ sẽ làm trong cuộc đời. Họ suy nghĩ tìm cách giải quyết những vấn đề quan trọng.
Bạn tưởng rằng họ đang ghi chép bài phải không? Sai rồi. Họ đang vạch ra ý tưởng và kế hoạch của mình. Khi về nhà, họ sẽ làm bài tập và dành phần lớn thời gian với bạn bè hoặc lại suy nghĩ về những ước mơ của mình.
Tác giả bài viết: Xuân Vũ (Theo Huffington Post)
Nguồn tin: