Góc khuất trong công tác trọng tài tại V-League
- 14:46 05-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Năm 2013, trưởng Ban trọng tài khi đó là ông Dương Vũ Lâm bị đình chỉ nhiệm vụ chỉ bằng 1 tin nhắn. Đến năm 2016 và 2017, người ta đòi đến quy trình, quy chế của AFC, FIFA để giải quyết chuyện của đương kim trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi.
Từ chuyện của ông Dương Vũ Lâm đến chuyện của ông Nguyễn Văn Mùi
Ông Lâm kể lúc bị sa thải, ông đang ở Hà Nội và đang trên đường từ trung tâm thành phố ra sân bay Nội Bài bắt chuyến bay về TPHCM, thì nhận được tin nhắn đình chỉ công tác trưởng Ban trọng tài. Mọi việc trong ban sẽ tạm do uỷ viên Nguyễn Tấn Hiền đảm nhiệm.
Đến thời ông Mùi, người ta đòi phải có quy chế, quy trình mới có thể quyết định vị trí của ông trưởng Ban trọng tài. Chả hiểu cái quy trình đấy hiệu quả đến đâu, duy có điều dư luận nhìn vào chỉ thấy cảnh ông trưởng Ban trọng tài quản lý yếu kém, để quân mình sai sót triền miên mà cấp trên gần như bất lực.
Quay trở lại với chuyện kiểm soát đội ngũ trọng tài, có một điều không khó để nhận ra rằng mỗi thời, mỗi nhà quản lý giải V-League trong những giai đoạn khác nhau đều cố gắng kiểm soát trọng tài, vì kiểm soát lực lượng “vua sân cỏ” cũng là giữ được giải đấu.
Sau Hội nghị tổng kết mùa giải 2011, sau khi ông Nguyễn Văn Mùi bị bầu Kiên chỉ trích trọng tài kịch liệt, rồi bị ông Lê Hùng Dũng (khi đó là phó chủ tịch VFF) công khai quan điểm ông Mùi đứng đầu giới trọng tài, trong khi con rể và con trai ông người “còi vàng” , người “còi bạc” là không ổn, ông Mùi mất ghế.
Thay ông Mùi vào năm 2012 là ông Dương Vũ Lâm. Thời ông Dương Vũ Lâm, giới trọng tài được đánh giá là làm việc khách quan nhất. Ông Lâm tuyên bố ông không có dây, trọng tài nào tốt, ông sử dụng, người nào không tốt, thì chịu khó tạm nghỉ để được bồi dưỡng thêm.
Nhưng sau khi bầu Kiên bị bắt vì những sai phạm trong kinh doanh, cán cân của giới trọng tài nội cũng thay đổi. Năm 2013, đột nhiên có thông tin nghi án tổ trọng tài điều khiển trận Thanh Hoá – HA Gia Lai nhận tiền từ người lạ. Điều đáng chú ý nằm ở chỗ thông tin này xuất hiện từ chính giới trọng tài.
Đến nay, sau gần 5 năm, thông tin ấy vẫn chưa có gì xác thực, nhưng trưởng ban và phó ban trọng tài khi đó là các ông Dương Vũ Lâm và Đoàn Phú Tấn bị đình chỉ nhiệm vụ gần như ngay lập tức, mà chẳng cần thông qua BCH VFF, hay dựa trên bất cứ quy trình nào cả.
Ông Dương Vũ Lâm sau đó phát biểu thẳng rằng ông sẽ rút, và thề không bao giờ quay trở lại với giới trọng tài lần nào nữa.
Sự cố đấy mở đường cho ông Nguyễn Văn Mùi trở lại ghế trưởng Ban trọng tài, và từ đó đến nay, giới trọng tài càng lúc càng sai nhiều, càng lúc càng gây bức xúc và mất niềm tin. Nhưng tỷ lệ nghịch với tất cả những vấn đề đấy, ghế trưởng ban của ông Nguyễn Văn Mùi cứ mỗi lúc một thêm chắc.
Lạ lùng một cái quy trình
Mỗi thời điểm giới trọng tài gây sự cố gây phản ứng trong dư luận, bản thân ông Mùi và giới trọng tài không ít lần đòi sử dụng quy chế, quy trình để đòi cấp trên phải tuân theo, khi có người nhắc đến vị trí của ông này. Nhưng hỡi ôi, giới trọng tài có làm đúng quy trình, đúng thông lệ quốc tế hay không trong công việc của họ lại là chuyện khác!
Quy trình ở đâu khi mà ông phó Ban trọng tài Dương Văn Hiền vừa bỏ sót lỗi trong trận Hà Nội FC – HA Gia Lai (pha bóng mà Samson vào bóng thô bạo với Ngọc Quang) trong vai giám sát, sau đó lại tham gia mổ băng trong vai lãnh đạo ban, rồi kết luận là mình đúng, rằng Samson chỉ “vào bóng liều lĩnh”?
Kết luận đấy sau này trở thành trò lố, vì Samson phải nhận án phạt nguội. Nhưng điều trái khuấy nằm ở chỗ có lẽ chẳng có lĩnh vực nào trong toàn xã hội, người có tính chất bị can của một vụ việc, lại đóng luôn vai chủ toạ phiên toà của chính vụ việc đấy, như cách làm việc của ông Dương Văn Hiền, như cách làm việc của Ban trọng tài?
Rồi quy trình ở chỗ nào khi trọng tài Nguyễn Trọng Thư vẫn còn đang gây bức xúc trong dư luận, chưa có một lời kết luận nào khẳng định ông Thư có bắt ép đội Long An ở sự cố hôm 19/2, trong ít nhất 4 tình huống có thể làm thay đổi kết quả trận đấu mà các chuyên gia bóng đá ra hay không, nhưng ông Thư ngay sau đó vẫn thản nhiên tiếp tục làm nhiệm vụ trên sân Hàng Đẫy, như chưa hề có chuyện gì xảy ra?
Và quy trình để làm gì một khi cả nước thấy rõ là khâu quản lý trọng tài yếu kém, chất lượng trọng tài tuột dốc, niềm tin của người hâm mộ và các đội bóng vào giới trọng tài lung lay dữ dội, sự cố liên quan đến trọng tài xảy ra nhan nhản, nhưng cấp trên của ông trưởng Ban trọng tài muốn nhắc ông này, muốn điều chỉnh công việc của ông này cũng chẳng được?!
Ông Lâm kể lúc bị sa thải, ông đang ở Hà Nội và đang trên đường từ trung tâm thành phố ra sân bay Nội Bài bắt chuyến bay về TPHCM, thì nhận được tin nhắn đình chỉ công tác trưởng Ban trọng tài. Mọi việc trong ban sẽ tạm do uỷ viên Nguyễn Tấn Hiền đảm nhiệm.
Đến thời ông Mùi, người ta đòi phải có quy chế, quy trình mới có thể quyết định vị trí của ông trưởng Ban trọng tài. Chả hiểu cái quy trình đấy hiệu quả đến đâu, duy có điều dư luận nhìn vào chỉ thấy cảnh ông trưởng Ban trọng tài quản lý yếu kém, để quân mình sai sót triền miên mà cấp trên gần như bất lực.
Quay trở lại với chuyện kiểm soát đội ngũ trọng tài, có một điều không khó để nhận ra rằng mỗi thời, mỗi nhà quản lý giải V-League trong những giai đoạn khác nhau đều cố gắng kiểm soát trọng tài, vì kiểm soát lực lượng “vua sân cỏ” cũng là giữ được giải đấu.
Sau Hội nghị tổng kết mùa giải 2011, sau khi ông Nguyễn Văn Mùi bị bầu Kiên chỉ trích trọng tài kịch liệt, rồi bị ông Lê Hùng Dũng (khi đó là phó chủ tịch VFF) công khai quan điểm ông Mùi đứng đầu giới trọng tài, trong khi con rể và con trai ông người “còi vàng” , người “còi bạc” là không ổn, ông Mùi mất ghế.
Thay ông Mùi vào năm 2012 là ông Dương Vũ Lâm. Thời ông Dương Vũ Lâm, giới trọng tài được đánh giá là làm việc khách quan nhất. Ông Lâm tuyên bố ông không có dây, trọng tài nào tốt, ông sử dụng, người nào không tốt, thì chịu khó tạm nghỉ để được bồi dưỡng thêm.
Nhưng sau khi bầu Kiên bị bắt vì những sai phạm trong kinh doanh, cán cân của giới trọng tài nội cũng thay đổi. Năm 2013, đột nhiên có thông tin nghi án tổ trọng tài điều khiển trận Thanh Hoá – HA Gia Lai nhận tiền từ người lạ. Điều đáng chú ý nằm ở chỗ thông tin này xuất hiện từ chính giới trọng tài.
Đến nay, sau gần 5 năm, thông tin ấy vẫn chưa có gì xác thực, nhưng trưởng ban và phó ban trọng tài khi đó là các ông Dương Vũ Lâm và Đoàn Phú Tấn bị đình chỉ nhiệm vụ gần như ngay lập tức, mà chẳng cần thông qua BCH VFF, hay dựa trên bất cứ quy trình nào cả.
Ông Dương Vũ Lâm sau đó phát biểu thẳng rằng ông sẽ rút, và thề không bao giờ quay trở lại với giới trọng tài lần nào nữa.
Sự cố đấy mở đường cho ông Nguyễn Văn Mùi trở lại ghế trưởng Ban trọng tài, và từ đó đến nay, giới trọng tài càng lúc càng sai nhiều, càng lúc càng gây bức xúc và mất niềm tin. Nhưng tỷ lệ nghịch với tất cả những vấn đề đấy, ghế trưởng ban của ông Nguyễn Văn Mùi cứ mỗi lúc một thêm chắc.
Lạ lùng một cái quy trình
Mỗi thời điểm giới trọng tài gây sự cố gây phản ứng trong dư luận, bản thân ông Mùi và giới trọng tài không ít lần đòi sử dụng quy chế, quy trình để đòi cấp trên phải tuân theo, khi có người nhắc đến vị trí của ông này. Nhưng hỡi ôi, giới trọng tài có làm đúng quy trình, đúng thông lệ quốc tế hay không trong công việc của họ lại là chuyện khác!
Quy trình ở đâu khi mà ông phó Ban trọng tài Dương Văn Hiền vừa bỏ sót lỗi trong trận Hà Nội FC – HA Gia Lai (pha bóng mà Samson vào bóng thô bạo với Ngọc Quang) trong vai giám sát, sau đó lại tham gia mổ băng trong vai lãnh đạo ban, rồi kết luận là mình đúng, rằng Samson chỉ “vào bóng liều lĩnh”?
Kết luận đấy sau này trở thành trò lố, vì Samson phải nhận án phạt nguội. Nhưng điều trái khuấy nằm ở chỗ có lẽ chẳng có lĩnh vực nào trong toàn xã hội, người có tính chất bị can của một vụ việc, lại đóng luôn vai chủ toạ phiên toà của chính vụ việc đấy, như cách làm việc của ông Dương Văn Hiền, như cách làm việc của Ban trọng tài?
Rồi quy trình ở chỗ nào khi trọng tài Nguyễn Trọng Thư vẫn còn đang gây bức xúc trong dư luận, chưa có một lời kết luận nào khẳng định ông Thư có bắt ép đội Long An ở sự cố hôm 19/2, trong ít nhất 4 tình huống có thể làm thay đổi kết quả trận đấu mà các chuyên gia bóng đá ra hay không, nhưng ông Thư ngay sau đó vẫn thản nhiên tiếp tục làm nhiệm vụ trên sân Hàng Đẫy, như chưa hề có chuyện gì xảy ra?
Và quy trình để làm gì một khi cả nước thấy rõ là khâu quản lý trọng tài yếu kém, chất lượng trọng tài tuột dốc, niềm tin của người hâm mộ và các đội bóng vào giới trọng tài lung lay dữ dội, sự cố liên quan đến trọng tài xảy ra nhan nhản, nhưng cấp trên của ông trưởng Ban trọng tài muốn nhắc ông này, muốn điều chỉnh công việc của ông này cũng chẳng được?!
Tác giả bài viết: Trọng Vũ
Nguồn tin: