Thương bé lớp 7 chăm cả cha và mẹ đều mắc bệnh ung thư
- 10:00 05-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau giờ học, bé Huỳnh Minh Quang, SN 2004 (học sinh lớp 7) phải chăm sóc cả cha và mẹ đều mắc bệnh ung thư. Nhà nghèo, bệnh của cha chuyển sang giai đoạn cuối nên cậu bé chỉ biết cố gắng chăm sóc và cầu cứu trong tuyệt vọng.
Thấy hoàn cảnh khốn khó của học sinh mình, thầy Lê Quang Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Nhị Quý (xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trực tiếp làm đơn gửi đến báo điện tử Dân trí xin trợ giúp cho gia đình em Huỳnh Minh Quang.
Thầy Minh cho biết: “Em Quang là học sinh lớp 7A4 của trường có cha mắc bệnh ung thư da đầu, mẹ lại mắc bệnh ung thư hạch cổ. Trong khi đó, gia đình không có tiền điều trị, không có người chăm sóc nên em Quang thường phải nghỉ học để chăm sóc cha mẹ. Hoàn cảnh của em đáng thương lắm”.
Thầy Minh cho biết: “Em Quang là học sinh lớp 7A4 của trường có cha mắc bệnh ung thư da đầu, mẹ lại mắc bệnh ung thư hạch cổ. Trong khi đó, gia đình không có tiền điều trị, không có người chăm sóc nên em Quang thường phải nghỉ học để chăm sóc cha mẹ. Hoàn cảnh của em đáng thương lắm”.
Trong căn nhà nhỏ của gia đình, ông Huỳnh Thanh Tuyết, SN 1957 (thương binh hạng ¾, ngụ ấp Quí Chánh, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đang ngày ngày chịu đựng cơn đau vì căn bệnh ung thư da đầu hành hạ. Kể về cuộc đời mình, ông Tuyết cho biết: “Năm 1972 tôi đi bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến năm 1978 xuất ngũ trở về địa phương và mang vết thương trong người với thương tật hạng ¾. Sau đó, tôi lập gia đình và có 4 đứa con nhưng không hạnh phúc nên 2 vợ chồng ly dị. Đến năm 2000, tôi gặp vợ tôi sau này là bà Trương Thị Điệp, SN: 1964 và chỉ có đứa con duy nhất là Huỳnh Minh Quang”.
Theo ông Tuyết, từ ngày tham gia bộ đội trên đỉnh đầu đã phát hiện bướu nhưng không để ý nên nó lớn dần và đã mổ 1 lần. Đến năm 2015, bướu tiếp tục tái phát nên chuyển lên Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh để điều trị. Khi ông Tuyết đang điều trị bệnh thì người vợ cũng phát bệnh ung thư hạch cổ nên gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.
Do các con riêng của ông Tuyết và bà Điệp đều đã lớn, có gia đình riêng nên chỉ còn đứa con trai duy nhất là cháu Quang ở nhà chăm sóc cho cha mẹ. Từ năm lớp 6, Quang phải thường xuyên nghỉ học để đến bệnh viện chăm sóc cho cha rồi đến mẹ cùng mắc bệnh hiểm nghèo. Bà Điệp cho biết: “Tội nhiệp đứa con còn rất nhỏ nhưng rất ý thức đến bệnh viện chăm sóc cho cha mẹ. Mỗi ngày cháu đều chạy xuống bếp từ thiện xin cơm, nước sôi rồi lại tất tả mang toa ra nhà thuốc để mua thuốc. Vì vậy, cháu cũng thường xuyên nghỉ học ở trường”.
Cô Nguyễn Thị Thanh Anh, Giáo viên chủ nhiệm của em Quang cho biết: “Em Quang có thành tích học tập khá và rất chăm ngoan. Tuy nhiên, lâu lâu em lại nghỉ học và qua tìm hiểu mới biết cả cha mẹ em đều mắc bệnh ung thư nên em phải đi bệnh viện để chăm sóc. Thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình, đầu năm học nhà trường đã vận động tập, sách, quà để giúp đỡ cho em tiếp tục đến lớp”.
Hôm chúng tôi cùng lãnh đạo chính quyền địa phương đến thăm, ông Tuyết đang cắn răng chịu đựng những cơn đau hành hạ với vết thương lở loét trên đỉnh đầu. Để tránh ruồi nhặng bâu vào, ông Tuyết phải dùng bông gòn phủ lên vết thương rồi đội lên lớp nón vải. Ở dưới nhà, bà vợ cũng chẳng khá hơn với căn bệnh ung thư hạch cổ hành hạ và đang phải băng bột ở chân do vừa té nứt xương.
Bà Điệp cho biết: “Sau khi vô hóa chất 12 lần ở bệnh viện ung bướu về nhà không hiểu sao chân tôi bị tê như không có cảm giác. Mới đây chân bị tê, đi ra ngoài tôi bị té nứt xương phải đi bó bột. Giờ cả 2 vợ chồng đều mắc bệnh hiểm nghèo nên chỉ trông chờ vào đứa con trai chăm sóc. Tội nghiệp đứa con đã cực khổ khi còn quá nhỏ, mai mốt vợ chồng tôi chết không biết ai chăm sóc, lo cho cháu đi học”.
Bà Điệp cho biết: “Sau khi vô hóa chất 12 lần ở bệnh viện ung bướu về nhà không hiểu sao chân tôi bị tê như không có cảm giác. Mới đây chân bị tê, đi ra ngoài tôi bị té nứt xương phải đi bó bột. Giờ cả 2 vợ chồng đều mắc bệnh hiểm nghèo nên chỉ trông chờ vào đứa con trai chăm sóc. Tội nghiệp đứa con đã cực khổ khi còn quá nhỏ, mai mốt vợ chồng tôi chết không biết ai chăm sóc, lo cho cháu đi học”.
Ông Trần Văn Đời, Phó Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Nhị Quý cho biết: “Hoàn cảnh này đang được chính quyền địa phương, các cấp, các ngành rất quan tâm. Mỗi dịp vận động các mạnh thường quân giúp đỡ cho hộ nghèo thì gia đình đều được ưu tiên nhận quà. Hàng tháng cũng vận động nhà chùa ở địa phương giúp đỡ gạo ăn hàng ngày nhằm giúp gia đình bớt một phần khó khăn. Hiện tại, chi phí điều trị của 2 vợ chồng ở bệnh viện rất lớn, vượt ngoài khả năng vận động của địa phương nên cần sự chung tay, góp sức của nhiều mạnh thương quân ở xa gần”.
Vừa đi học về, chưa kịp ăn cơm, Quang đã vội bỏ cặp sách rồi tất tả lấy bông gòn vệ sinh vết thương trên đỉnh đầu cha. Đã 13 tuổi nhưng thân hình em gầy nhom do cùng gánh những vất vả, khốn khó với gia đình. Nói về ước mơ của mình, em rơm rớm nước mắt: “Con mơ ước học thật giỏi để làm kỹ sư cơ khí sau này làm việc của ích cho xã hội và nuôi cha, mẹ. Bây giờ gia đình như thế này nên con không còn mơ làm kỹ sư nữa mà chỉ mong cho cha mẹ con hết bệnh mà thôi!”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Bà Trương Thị Điệp, ngụ ấp Quí Chánh, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại: 0963.142.207; Số tài khoản: 106866689817 của Trương Thị Điệp (tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Tây Tiền Giang).
Bà Trương Thị Điệp, ngụ ấp Quí Chánh, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại: 0963.142.207; Số tài khoản: 106866689817 của Trương Thị Điệp (tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Tây Tiền Giang).
Tác giả bài viết: Hoàng Trung
Nguồn tin: