Không nộp tiền 'tự nguyện', con bị 'treo' khai sinh
- 14:20 03-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tại xã Võ Liệt (H.Thanh Chương, Nghệ An), một số trẻ sinh ngoài kế hoạch chưa được đến trường vì không có giấy khai sinh do cha mẹ không “tự nguyện” đóng tiền cho Ban Dân số kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
Anh Nguyễn Văn Chinh (33 tuổi) đã 2 lần lên UBND xã Võ Liệt làm giấy khai sinh cho con trai thứ 3 (gần 30 ngày tuổi) nhưng không được cấp giấy. Lần thứ nhất, anh được cán bộ tư pháp hướng dẫn sang gặp cán bộ dân số để “tự nguyện” đóng 2 triệu đồng rồi mới được cấp giấy khai sinh. Do không đủ tiền nên anh đành ra về tay không.
Lần thứ 2, cán bộ xã viện lý do hết phôi giấy khai sinh nên chưa thể cấp. “Họ bảo nộp 2 triệu đồng theo bản cam kết không sinh con thứ 3 rồi mới được làm giấy khai sinh nhưng tôi có ký bản cam kết nào đâu, cũng chưa từng thấy bản cam kết này”, anh Chinh nói.
Gia đình chị Bùi Thị Sáu cũng 2 lần lên UBND xã Võ Liệt làm giấy khai sinh cho con gái thứ 3 nhưng không thành. Đến nay, con gái chị Sáu đã 4 tuổi nhưng vẫn không thể đến trường vì chưa có giấy khai sinh. Chị Sáu cho biết: “Khi cháu được 6 tháng, chúng tôi lên xã làm giấy thì họ bảo phải đóng 2 triệu đồng nhưng không có tiền nên quay về. Cháu được 2 tuổi rưỡi, gia đình lại lên xã làm giấy khai sinh nhưng không đóng tiền nên cũng không được cấp giấy”.
Chị Phan Thị Lan (37 tuổi, ngụ tại xã Võ Liệt) cho biết, gia đình thuộc diện hộ nghèo từ nhiều năm qua, hai vợ chồng không có việc làm ổn định, cả 6 miệng ăn trong nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sinh 4 đứa con nhưng hai vợ chồng chị Lan chỉ đi làm giấy khai sinh cho 2 đứa con đầu. Hai đứa con gái còn lại, một đứa lên 3, một đứa đã lên 7, nhưng chị Lan chưa đi làm khai sinh vì sợ bị phạt.
“Ai cũng nói không có 2 triệu nộp thì họ không cấp giấy khai sinh nên tôi cũng không lên xã nữa, đợi bữa nào có tiền rồi đi làm cũng được. Không có giấy khai sinh nên cháu cũng không đi học mà ở nhà chơi vậy thôi”, chị Lan nói.
Vi phạm quyền trẻ em
Ông Nguyễn Hữu Soại, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Võ Liệt cho biết, những trường hợp sinh con ngoài kế hoạch, khi đến UBND xã làm giấy khai sinh thì phải qua làm việc với cán bộ Ban Dân số, kế hoạch hóa gia đình trước, sau đó sẽ được cấp giấy khai sinh bình thường, không có chuyện buộc phải đóng tiền.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thủy, cán bộ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xã Võ Liệt, việc thu 2 triệu đồng đối với những hộ sinh con thứ 3 dựa trên bản cam kết thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, gia đình nào vi phạm thì tự nguyện đóng góp một khoản kinh phí ít nhất là 2 triệu đồng cho Ban Dân số, kế hoạch hóa gia đình xã để phục vụ công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
“Người dân thực hiện không đúng với cam kết thì chúng tôi vận động đóng vào quỹ. Chúng tôi không bao giờ áp đặt mà chỉ bằng những vận động khéo léo. Không có chuyện phải đóng tiền mới được làm giấy khai sinh”, bà Thủy nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Văn Nhã, Phó chủ tịch UBND H.Thanh Chương cho biết, sinh con thứ 3, thứ 4 là vi phạm quy định về sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, việc xã căn cứ theo bản cam kết thực hiện chính sách sinh đẻ có kết hoạch để buộc người dân phải đóng 2 triệu đồng “tự nguyện” mới được cấp giấy khai sinh là trái với quy định của pháp luật về quyền trẻ em và quản lý hộ tịch hộ khẩu.
“Chúng tôi sẽ giao Phòng LĐ-TB-XH, Phòng Tư pháp kiểm tra trên toàn huyện. Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý dứt điểm”, ông Nhã nói.
Lần thứ 2, cán bộ xã viện lý do hết phôi giấy khai sinh nên chưa thể cấp. “Họ bảo nộp 2 triệu đồng theo bản cam kết không sinh con thứ 3 rồi mới được làm giấy khai sinh nhưng tôi có ký bản cam kết nào đâu, cũng chưa từng thấy bản cam kết này”, anh Chinh nói.
Gia đình chị Bùi Thị Sáu cũng 2 lần lên UBND xã Võ Liệt làm giấy khai sinh cho con gái thứ 3 nhưng không thành. Đến nay, con gái chị Sáu đã 4 tuổi nhưng vẫn không thể đến trường vì chưa có giấy khai sinh. Chị Sáu cho biết: “Khi cháu được 6 tháng, chúng tôi lên xã làm giấy thì họ bảo phải đóng 2 triệu đồng nhưng không có tiền nên quay về. Cháu được 2 tuổi rưỡi, gia đình lại lên xã làm giấy khai sinh nhưng không đóng tiền nên cũng không được cấp giấy”.
Chị Phan Thị Lan (37 tuổi, ngụ tại xã Võ Liệt) cho biết, gia đình thuộc diện hộ nghèo từ nhiều năm qua, hai vợ chồng không có việc làm ổn định, cả 6 miệng ăn trong nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sinh 4 đứa con nhưng hai vợ chồng chị Lan chỉ đi làm giấy khai sinh cho 2 đứa con đầu. Hai đứa con gái còn lại, một đứa lên 3, một đứa đã lên 7, nhưng chị Lan chưa đi làm khai sinh vì sợ bị phạt.
“Ai cũng nói không có 2 triệu nộp thì họ không cấp giấy khai sinh nên tôi cũng không lên xã nữa, đợi bữa nào có tiền rồi đi làm cũng được. Không có giấy khai sinh nên cháu cũng không đi học mà ở nhà chơi vậy thôi”, chị Lan nói.
Vi phạm quyền trẻ em
Ông Nguyễn Hữu Soại, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Võ Liệt cho biết, những trường hợp sinh con ngoài kế hoạch, khi đến UBND xã làm giấy khai sinh thì phải qua làm việc với cán bộ Ban Dân số, kế hoạch hóa gia đình trước, sau đó sẽ được cấp giấy khai sinh bình thường, không có chuyện buộc phải đóng tiền.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thủy, cán bộ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xã Võ Liệt, việc thu 2 triệu đồng đối với những hộ sinh con thứ 3 dựa trên bản cam kết thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, gia đình nào vi phạm thì tự nguyện đóng góp một khoản kinh phí ít nhất là 2 triệu đồng cho Ban Dân số, kế hoạch hóa gia đình xã để phục vụ công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
“Người dân thực hiện không đúng với cam kết thì chúng tôi vận động đóng vào quỹ. Chúng tôi không bao giờ áp đặt mà chỉ bằng những vận động khéo léo. Không có chuyện phải đóng tiền mới được làm giấy khai sinh”, bà Thủy nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Văn Nhã, Phó chủ tịch UBND H.Thanh Chương cho biết, sinh con thứ 3, thứ 4 là vi phạm quy định về sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, việc xã căn cứ theo bản cam kết thực hiện chính sách sinh đẻ có kết hoạch để buộc người dân phải đóng 2 triệu đồng “tự nguyện” mới được cấp giấy khai sinh là trái với quy định của pháp luật về quyền trẻ em và quản lý hộ tịch hộ khẩu.
“Chúng tôi sẽ giao Phòng LĐ-TB-XH, Phòng Tư pháp kiểm tra trên toàn huyện. Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý dứt điểm”, ông Nhã nói.
Tác giả bài viết: Phan Ngọc
Nguồn tin: