Những mối tình Việt - Nhật - Kỳ 3: Khúc ca đợi chồng
- 09:09 03-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Ngồi buồn em trông xa xa. Mong ngóng anh về cùng em. Một mình em đây cô đơn. Mong sao ngày mai có tin anh về…”.
>> Những mối tình Việt - Nhật - Kỳ 1: Hai phụ nữ lấy chung chồng
>> Những mối tình Việt - Nhật - Kỳ 2: 'Tôi phải về vì một tương lai Việt - Nhật'
>> Những mối tình Việt - Nhật - Kỳ 2: 'Tôi phải về vì một tương lai Việt - Nhật'
Bà Nguyễn Thị Xuân (94 tuổi, đang sinh sống ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, H.Đông Anh, Hà Nội) đã hát bài hát tiếng Nhật đó (dịch ra lời Việt như trên) trong suốt 52 năm, chờ đợi tin chồng.
"Tôi đi lần này, ít nhất 5 tháng..."
Tuổi cao, sức yếu, phải thường xuyên thở khí dung, tiếng Nhật câu nhớ câu quên, nhưng bài hát “Đợi chồng”, bà Xuân không quên một từ nào. Lấy ông Shimizu Yoshiharu, tên Việt Nam là Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1919, từng sinh sống ở tỉnh Toyama, Nhật Bản) từ năm 1945, cô gái Hải Phòng từng làm cho một nhà hàng đồ Nhật tại thành phố cảng đã theo chồng đi khắp các tỉnh Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thanh Hóa... tùy vào nhiệm vụ của chồng được Việt Minh giao phó. Tuy nhiên, điều nghiệt ngã là cho đến ngày chồng về lại Nhật Bản, bà không hay biết, chỉ nghĩ rằng chồng đi công tác.
Bà Nguyễn Thị Xuân xúc động: “Từ năm 1946 tới 1954, ông Đức tham gia công tác huấn luyện trong quân đội Việt Minh tại nhiều địa phương, đi tới đâu, mẹ con tôi đi theo tới đó. Ông Đức hiền lành lắm, không bao giờ uống rượu. Ông tinh tế, quán xuyến hết mọi việc trong nhà, không bao giờ khiến tôi buồn lòng”.
Tuổi cao, sức yếu, phải thường xuyên thở khí dung, tiếng Nhật câu nhớ câu quên, nhưng bài hát “Đợi chồng”, bà Xuân không quên một từ nào. Lấy ông Shimizu Yoshiharu, tên Việt Nam là Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1919, từng sinh sống ở tỉnh Toyama, Nhật Bản) từ năm 1945, cô gái Hải Phòng từng làm cho một nhà hàng đồ Nhật tại thành phố cảng đã theo chồng đi khắp các tỉnh Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thanh Hóa... tùy vào nhiệm vụ của chồng được Việt Minh giao phó. Tuy nhiên, điều nghiệt ngã là cho đến ngày chồng về lại Nhật Bản, bà không hay biết, chỉ nghĩ rằng chồng đi công tác.
Bà Nguyễn Thị Xuân xúc động: “Từ năm 1946 tới 1954, ông Đức tham gia công tác huấn luyện trong quân đội Việt Minh tại nhiều địa phương, đi tới đâu, mẹ con tôi đi theo tới đó. Ông Đức hiền lành lắm, không bao giờ uống rượu. Ông tinh tế, quán xuyến hết mọi việc trong nhà, không bao giờ khiến tôi buồn lòng”.
Năm 1954, vợ chồng bà Xuân đang ở Thanh Hóa, họ đang có 2 người con, Nguyễn Thị Phương, 7 tuổi; Nguyễn Văn Phi 3 tuổi và một em bé đang trong bụng. Nhiều ngày liên tiếp, bà Xuân thấy chồng mình rất buồn, không thiết ăn uống, nói chuyện, trong khi bình thường ông luôn vui vẻ. Và rồi, ông đưa cả nhà đi chụp một tấm ảnh gia đình rồi khẽ bảo vợ: “Tôi đi lần này ít là 5 tháng, nếu lâu hơn thì Xuân tự lo. Xuân nhớ, đừng bao giờ để các con thất học”, bà Xuân chỉ nghĩ chồng đi công tác và không suy nghĩ.
Một trưa tháng 9.1954, ông chia tay bà và xách ba lô, đi về hướng thị xã Thanh Hóa và rồi sau đó ông không trở lại. Bà Xuân đợi mãi, 5 tháng, 5 năm, rồi 10 năm. Nước mắt cạn khô. Bà lấy ngày ông đi làm ngày giỗ để cúng cơm. Ngày nào bà cũng thơ thẩn ngồi hát khúc ca Nhật buồn thảm: “Ngồi buồn em trông xa xa. Mong ngóng anh về cùng em. Một mình em đây cô đơn. Mong sao ngày mai có tin anh về...”.
Một trưa tháng 9.1954, ông chia tay bà và xách ba lô, đi về hướng thị xã Thanh Hóa và rồi sau đó ông không trở lại. Bà Xuân đợi mãi, 5 tháng, 5 năm, rồi 10 năm. Nước mắt cạn khô. Bà lấy ngày ông đi làm ngày giỗ để cúng cơm. Ngày nào bà cũng thơ thẩn ngồi hát khúc ca Nhật buồn thảm: “Ngồi buồn em trông xa xa. Mong ngóng anh về cùng em. Một mình em đây cô đơn. Mong sao ngày mai có tin anh về...”.
Kỳ 4: Những cuộc hạnh ngộ đầy nước mắt
Trong số những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Nhật Bản năm 1945, bà Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1928, quê gốc ở Nam Định, tản cư lên Thái Nguyên) may mắn hơn vì được sang Nhật cùng chồng và các con năm 1960.
Trong số những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Nhật Bản năm 1945, bà Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1928, quê gốc ở Nam Định, tản cư lên Thái Nguyên) may mắn hơn vì được sang Nhật cùng chồng và các con năm 1960.
Tác giả bài viết: Thúy Hằng
Nguồn tin: