Xử vụ Hà Văn Thắm: Làm rõ những kẻ 'ăn lộc' lãi ngoài
- 18:38 02-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xử vụ Hà Văn Thắm chiều nay, HĐXX xoay quanh các câu hỏi để làm rõ ai là người đã được "hưởng lộc" lãi ngoài và trách nhiệm về số góp vốn 800 tỷ của PVN vào Oceanbank.
Theo cáo trạng, từ 7/2012- 6/2014, bị cáo Nguyễn Minh Thu (nguyên TGĐ Oceanbank) nhận hơn 125 tỷ đồng để chi lãi ngoài huy động vốn cho các khách hàng.
Thu trực tiếp nhận và chi trả 57,817 tỷ đồng cho các khách hàng, trong đó chi trả lãi ngoài 48,310 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn cho các khách hàng là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Công ty Lọc hóa dầu Bỉm Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP) và chi lãi ngoài 9,507 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn cho BSR từ tháng 10/2012 đến 12/2013.
Thu trực tiếp nhận và chi trả 57,817 tỷ đồng cho các khách hàng, trong đó chi trả lãi ngoài 48,310 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn cho các khách hàng là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Công ty Lọc hóa dầu Bỉm Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP) và chi lãi ngoài 9,507 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn cho BSR từ tháng 10/2012 đến 12/2013.
Tại tòa Thu khai, đã chi hơn 15 tỷ đồng cho PVOIL, hơn 22 tỷ đồng cho VSP và hơn 9 tỷ đồng cho BSR.
Ngoài ra còn chi trả hơn 30 tỷ đồng tiền lãi ngoài cho các khách hàng do Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên Phó TGĐ Oceanbank) quản lý.
Trong đó chi trả cho Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau hơn 16,7 tỷ đồng; Công ty điều hành thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP POC) hơn 6 tỷ đồng; Công ty Tàu và Công ty Cảng dịch vụ Dầu khí hơn 2,3 tỷ đồng; Công ty Nhiệt điện Phả Lại hơn 8,3 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền bị cáo nhận để chi trả là do được Hà Văn Thắm duyệt chi.
Có mặt tại tòa, đại diện PVOIL cho biết, có mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Oceanbank, nhưng khi rà soát lại toàn bộ hệ thống tài chính, kết quả cho thấy đã không nhận bất kỳ khoản tiền lãi ngoài nào từ bị cáo Thu và Oceanbank.
"Chúng tôi cũng đã mời một số cán bộ cũ về để rà soát nhưng tất cả đều khẳng định không nhận tiền từ Thu và Oceanbank", lời đại diện PVOIL.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Trà My (nguyên PGĐ Oceanbank, Chi nhánh Thăng Long) khai có tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài cho khách hàng và Chi nhánh Thăng Long đã thực hiện theo chủ trương đó.
Bản thân bị cáo đã trực tiếp đưa chi cho 3 khách hàng hơn 14,9 tỷ đồng. Theo bị cáo Trà My, chị ta đưa tiền theo yêu cầu của bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương, đều đưa tiền mặt và không yêu cầu người nhận ký.
Làm rõ trách nhiệm về số góp vốn 800 tỷ
Buổi thẩm vấn chiều 2/3, HĐXX cũng đặt các câu hỏi nhằm làm rõ vai trò của những người chịu trách nhiệm trong việc góp số vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Oceanbank.
Có mặt tại tòa, ông Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN) cho biết, khoản tiền PVN góp vốn 20% (800 tỷ đồng) là theo chủ trương Chính phủ. Cho đến năm 2013, theo báo cáo tài chính, PVN vẫn được Oceanbank chia lãi.
Ngoài ra còn chi trả hơn 30 tỷ đồng tiền lãi ngoài cho các khách hàng do Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên Phó TGĐ Oceanbank) quản lý.
Trong đó chi trả cho Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau hơn 16,7 tỷ đồng; Công ty điều hành thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP POC) hơn 6 tỷ đồng; Công ty Tàu và Công ty Cảng dịch vụ Dầu khí hơn 2,3 tỷ đồng; Công ty Nhiệt điện Phả Lại hơn 8,3 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền bị cáo nhận để chi trả là do được Hà Văn Thắm duyệt chi.
Có mặt tại tòa, đại diện PVOIL cho biết, có mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Oceanbank, nhưng khi rà soát lại toàn bộ hệ thống tài chính, kết quả cho thấy đã không nhận bất kỳ khoản tiền lãi ngoài nào từ bị cáo Thu và Oceanbank.
"Chúng tôi cũng đã mời một số cán bộ cũ về để rà soát nhưng tất cả đều khẳng định không nhận tiền từ Thu và Oceanbank", lời đại diện PVOIL.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Trà My (nguyên PGĐ Oceanbank, Chi nhánh Thăng Long) khai có tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài cho khách hàng và Chi nhánh Thăng Long đã thực hiện theo chủ trương đó.
Bản thân bị cáo đã trực tiếp đưa chi cho 3 khách hàng hơn 14,9 tỷ đồng. Theo bị cáo Trà My, chị ta đưa tiền theo yêu cầu của bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương, đều đưa tiền mặt và không yêu cầu người nhận ký.
Làm rõ trách nhiệm về số góp vốn 800 tỷ
Buổi thẩm vấn chiều 2/3, HĐXX cũng đặt các câu hỏi nhằm làm rõ vai trò của những người chịu trách nhiệm trong việc góp số vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Oceanbank.
Có mặt tại tòa, ông Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN) cho biết, khoản tiền PVN góp vốn 20% (800 tỷ đồng) là theo chủ trương Chính phủ. Cho đến năm 2013, theo báo cáo tài chính, PVN vẫn được Oceanbank chia lãi.
Trả lời câu hỏi của HĐXX, ông Quỳnh khai, PVN không nhận được báo cáo nào của cơ quan chức năng về tình hình nợ xấu của Oceanbank.
Là người đại diện theo ủy quyền của Tập đoàn Dầu khí VN, luật sư Hoàng Văn Dũng cho biết, chưa có năm nào báo cáo tài chính Oceanbank bị lỗ.
Trả lời câu hỏi: Oceanbank bị NHNN mua lại với giá 0 đồng, đồng nghĩa với việc PVN bị mất 800 tỷ đồng vốn góp, vậy công tác giám sát của PVN ở Oceanbank như thế nào? - ông Dũng trình bày: PVN đã cử nhân sự có năng lực thực hiện chức năng giám sát. Nếu họ đã thực hiện việc này chưa đúng vai trò trách nhiệm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nhưng không có kết luận nào từ cơ quan chức năng cho thấy việc đầu tư dẫn đến mất vốn.
Theo ông Dũng, báo cáo nhận được là từ Oceanbank và người đại diện vốn góp của PVN tại Oceanbank đều ghi nhận việc đầu tư có hiệu quả, thể hiện bằng việc các cổ tức đã được hạch toán vào ngân sách. Khi NHNN có kết luận về nợ xấu của Oceanbank thì PVN cũng không nhận được các kết luận thanh tra đó.
Trước phần trả lời của luật sư Dũng, thẩm phán Trương Việt Toàn nói: "Với căn cứ và diễn biến tại phiên tòa, tòa sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân của người quản lý số vốn 800 tỷ đồng của PVN tại Oceanbank. Số vốn đó suy cho cùng là tiền thuế của nhân dân".
Tác giả bài viết: T.Nhung- T.Linh
Nguồn tin: