Làm giàu từ sản xuất bàn thờ Ông Tài, Ông Địa
- 16:57 02-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhận thấy mặt hàng bàn thờ Ông Thần Tài, ông Địa được tiêu thụ rất mạnh tại thị trường phía Nam và phía Bắc, anh Trần Quang Cừ ở thôn Thọ Thắng, xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Lưu) đã mạnh dạn đưa ngành nghề về phát triển ở địa phương tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động nhàn rỗi.
Sau gần 10 năm làm thuê tại miền nam qua các lần tham quan mô hình kinh tế anh Cừ thấy sản xuất bàn thờ Ông Thần Tài, Ông Địa rất đơn giản, phù hợp với trình độ lao động phổ thông, nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Với ước mong trở về quê lập nghiệp năm 2009 anh Cừ trở về quê nhà. Sẵn có nghề mộc truyền thống của cha, anh đã áp dụng sản xuất thử mặt hàng này.
Xưởng sản xuất bàn thờ ông Thần Tài, ông Địa của gia đình anh Cừ.
Với nguyên liệu đầu vào là gỗ thông, các đường chạm khắc đơn giản hơn mặt hàng mộc mỹ nghệ mà lợi nhuận mang lại cũng khá nên anh quyết tâm đầu tư hơn 1 tỷ đồng thuê đất, xây dựng xưởng mộc, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Ban đầu anh thuê một số lao động là con cháu trong gia đình đến chỉ dạy, học nghề sau khi thành thạo làm ra sản phẩm thì được trả công. Đến nay sau 8 năm phát triển ngành nghề mới, xưởng sản xuất bàn thờ Ông Tài, Ông Địa của anh cừ đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động chính, và khoảng 40 lao động thời vụ lúc đơn hàng cao điểm.
Thời điểm này, có khoảng 20 công nhân đang làm việc để kịp giao hàng cho khách.
Trước đây chị Nguyễn Thị Yến, ở thôn Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ thường ra bãi cào ngao thuê hoặc buôn bán hải sản thu nhập bếp bênh, nhưng từ khi được vào làm việc tại xưởng của anh cừ chị đã có công ăn việc làm ổn định mỗi tháng cũng cho chị thu nhập 4 triệu đồng.
Những lức đơn hàng nhiều như vào dịp cưối năm hay vào ngày vía Thần Tài xưởng của anh Cừ có khi phải thuê 60 lao động làm việc, mỗi ngày sản xuất gần 1.000 sản phẩm thu nhập lên đến hàng tỷ đồng. Với mặt hàng dùng để thờ cúng các vị thần nên từ khâu chọn lựa nguyên liệu, sản xuất gia công anh đều dặn dò công nhân làm việc cẩn thận, tránh sai sót. Theo anh Cừ thì một sản phẩm bàn thờ ông tài, ông địa hoàn thành sẽ có lãi 40 nghìn đồng/cái. Tuy nhiên để đảm bảo môi trường sản xuất không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh của người dân, hiện nay anh Cừ chỉ làm thành phẩm thô, còn giai đoạn gia công phun sơn anh phải hợp đồng với 1 cơ sở Hà Nội nhận gia công cho sản phẩm của mình. Mặc dù lợi nhận giảm đi một nữa nhưng vì tâm niệm sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường nên anh vẫn vui vẻ.
Một tháng lao động nữ trẻ tưổi như em Hằng cũng thu nhập từ 3,5 đến 4 triệu đồng.
Để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương sắp tới anh sẽ mở rộng quy mô xưởng. Tuy nhiên hiện nay là giao thông nông thôn tại địa phương quá hẹp khó khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Anh Trần Quang Cừ cho biết: “Mong muốn lớn nhất bây giờ là giao thông đường làng được mở rộng để tạo thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu. Chứ bây giờ muốn mở rộng sản xuất mà xe to, xe công ten nơ không vào được thì khó khăn cho sản, làm vậy thì chỉ có cầm chừng chứ không phát triển được.”
Từ ngành nghề mới này cho gia đình anh Cừ lãi ròng hàng trăm triệu đồng/năm.
Từ một lao động làm thuê nhưng với ý chí vươn lên làm giàu tại mảnh đấ quê hương đến nay anh Cừ đã trở thành một ông chủ, không chỉ đưa kinh tế gia đình phát triển mà anh còn giúp nhiều lao động ở một xã nghèo như Quỳnh Thọ có thu nhập ổn định./.
Tác giả bài viết: Như Thuỷ Đài Quỳnh Lưu
Nguồn tin: