Một cú tất tay, sếp lớn ôm trọn triệu USD tiền tươi
- 10:58 02-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp bất ngờ bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ và đút túi triệu đô (USD) trước sự ngỡ ngàng của các nhà đầu tư. Lý do bán của của mỗi người một khác, song điểm chung là các quyết định bán tất tay thường được các sếp đưa ra khi giá cổ phiếu lập đỉnh, trong khoảng thời gian dài.
Có triệu đô đút túi
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT) vừa công bố thông tin, ông Hoàng Trọng Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này đã bán xong toàn bộ 360.000 cổ phiếu DHT tương ứng 5,73% vốn điều lệ công ty mà ông đang sở hữu. Giao dịch thực hiện trong 2 ngày 22 và 23/2/2017.
Thời điểm mà ông Nguyên bán ra, cổ phiếu DHT có giá dao động trong khoảng 65.000-75.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn năm 2008.
Với mức giá này, nhờ cú bán sạch sẽ số cổ phần có trong tay, ông Hoàng Trọng Nguyên có thể thu về số tiền khoảng hơn 23 tỷ đồng, tương đương hơn 1 triệu USD, trở thành cựu lãnh đạo doanh nghiệp có tiền triệu đô trong tay.
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT) vừa công bố thông tin, ông Hoàng Trọng Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này đã bán xong toàn bộ 360.000 cổ phiếu DHT tương ứng 5,73% vốn điều lệ công ty mà ông đang sở hữu. Giao dịch thực hiện trong 2 ngày 22 và 23/2/2017.
Thời điểm mà ông Nguyên bán ra, cổ phiếu DHT có giá dao động trong khoảng 65.000-75.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn năm 2008.
Với mức giá này, nhờ cú bán sạch sẽ số cổ phần có trong tay, ông Hoàng Trọng Nguyên có thể thu về số tiền khoảng hơn 23 tỷ đồng, tương đương hơn 1 triệu USD, trở thành cựu lãnh đạo doanh nghiệp có tiền triệu đô trong tay.
Đại gia thoái vốn đút túi triệu đô.
Cũng trong tuần qua, giới đầu tư giật mình với thông tin từ nhiệm tổng giám đốc điều hành CTCP Tập đoàn Thiên Long (mã TLG) của ông Võ Văn Thành Nghĩa. Ông Nghĩa đã 10 năm chèo lái doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng học tập này.
Trước đó, ông Nghĩa đã bán gần như toàn bộ gần 1,4 triệu cổ phiếu của mình, chỉ để lại 7 cổ phiếu với lý do cá nhân. Với mức giá bán thỏa thuận bình quân 95.000 đồng/cổ phiếu, ông Nghĩa đã thu về trên 130 tỷ đồng, tương đương gần 6 triệu USD.
Ông Võ Văn Thành Nghĩa (sinh năm 1956) là tiến sĩ kinh tế. Ông từng làm cho Ernst & Young, Saigontourist, Fosco, Nguyễn Kim,... trước khi về làm cho Thiên Long kể từ 2006, với vị trí giám đốc điều hành.
Quyết định rút lui của ông Nghĩa thậm chí còn bất ngờ đối với cả HĐQT và ban lãnh đạo vẫn chưa hoàn tất việc tuyển dụng người thay thế. Chủ tịch Cô Gia Thọ phải đảm nhiệm vị trí CEO để Thiên Long tiếp tục quá trình tái cơ cấu.
Quyết định bán đứt cổ phần thu về túi tiền triệu đô của mỗi người một khác. Có người bán là do đã cảm thấy đủ và không tham gia nữa, có trường hợp có thể lừa để “hốt”. Điểm chung là các quyết định bán tất tay thường được đưa ra vào thời điểm cổ phiếu lập đỉnh, ở mức cao nhất trong một khoảng thời gian dài. Khối tiền khổng lồ là cơ sở để các doanh nhân đưa ra quyết định của mình.
Điềm lãnh hay dữ với doanh nghiệp?
Trước đây, năm 2014, giới đầu tư đã chứng kiến một quyết định chấn động thị trường của ông chủ Tập đoàn Kinh Đô Trần Kim Thành với thương vụ bán 80% mảng kinh doanh bánh kẹo của tập đoàn này cho Mondelez International với giá 370 triệu USD.
Có thương vụ lên tới hàng trăm triệu USD.
Đây là một câu chuyện điển hình về việc đại gia nuôi lớn công ty rồi bán, đút túi triệu đô. Quyết định bán đứt này mang về cho đại gia cả núi tiền nhưng đổi lại, họ mất thương hiệu, mất cỗ máy in tiền đều đặn và mất đi đứa con tinh thần mà họ đau đáu gây dựng trong hàng chục năm.
Kinh Đô được bán đi không phải là do làm ăn yếu kém. Đây vẫn là thương hiệu hàng đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Tuy nhiên, con số 370 triệu đô mà “ông lớn” Mỹ đưa ra là số tiền khổng lồ. Bên cạnh đó, theo ông Trần Kim Thành, mảng bánh kẹo có triển vọng tăng trưởng không lớn bằng một số mảng mà Kinh Đô sau này theo đuổi: thực phẩm tiêu dùng nhanh, mỳ tôm, tương ớt,...
Trong trường hợp Thiên Long, quyết định bán của ông Võ Văn Thành Nghĩa có lẽ liên quan nhiều tới mức giá cao kỷ lục hơn 100.000 đồng của cổ phiếu TLG. Thiên Long gần đây đang tái cấu trúc nhưng là để phát triển.
Tập đoàn này năm 2016 báo lãi ròng 240 tỷ, vượt 11% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Điều quan trọng là lợi nhuận DN này vẫn tăng đều qua các năm và “thuyền trưởng” chủ tịch Cô Gia Thọ và 2 anh em nhà ông Trần Kim Thành (phó chủ tịch).
Trên thực tế, những quyết định "dứt áo ra đi" của lãnh đạo có thể là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có biến động hay tái cơ cấu. Trường hợp vợ ông Lê Văn Hướng, chủ tịch CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật, bán 1,8 triệu cổ phiếu đánh dấu sự tuột dốc không phanh của DN này. Tuy nhiên, không phải tất cả đều như vậy.
Ông Lê Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB), cho rằng, khi phân tích một doanh nghiệp, ngoài các yếu tố tài chính ra thì các nhà đầu tư cần phân tích các yếu tố phi tài chính, trong đó yếu tố lãnh đạo rất quan trọng.
“Phân tích doanh nghiệp phải phân tích được hành vi của chủ doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư mua bán cổ phiếu. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn còn quá xe nhẹ vấn đề này”, ông Lê Quang Trí chia sẻ.
Xung quanh câu chuyện bán toàn bộ cổ phần nắm giữ tại doanh nghiệp, theo nhiều chuyên gia, bản chất câu chuyện vẫn là thoái vốn. Khi giá cao, cổ phiếu tăng giá mạnh và VN-Index lên đỉnh 9 năm như gần đây thì những thương vụ thoái vốn không có gì lạ.
Điều mà nhiều người quan tâm là, trong số hàng trăm mã cổ phiếu tăng vọt thì mã nào tăng theo thực chất, mã nào tăng do giá trước đó bị đánh giá thấp và mà nào là mã tăng theo tâm lý bầy đàn, làm giá,...
Có những người biết cổ phiếu tốt nhưng đã tăng giá mà họ thấy đủ, không tham gia nữa thì bán cổ phiếu rút tiền về. Nhưng cũng có những người tranh thủ lúc thị trường sôi động để bán tháo cổ phiếu lởm, hốt lời.
Tác giả bài viết: M. Hà
Nguồn tin: