Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Người cựu binh 12 năm gác chắn đường sắt không lương

Cứ 5h sáng, cựu binh, thương binh Nguyễn Huy Chi có mặt tại đường ngang và khi mờ tối ông lại trở về nhà sau chuyến tàu cuối cùng trong ngày đi qua cung đường này được an toàn. "Trang thiết bị" phục vụ công việc cảnh giới đường ngang dân sinh của ông chỉ là 2 lá cờ đỏ và vàng cùng chiếc mũ cối che mưa, che nắng.
Đường ngang dân sinh và nỗi đau người cựu binh.

Rời quân ngũ năm 1971, sau ba năm làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, cựu binh Nguyễn Huy Chi (SN 1939, trú xóm 6, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) trở về địa phương với vết thương trong  cơ thể do bom Mỹ để lại hưởng thương binh 1/4. Những tưởng từ đây với những đồng phụ cấp ít ỏi, ông dược nghỉ ngơi.

images1349747 trong ch i g c ch c t m s p g v manh chi u c ng Chi ng i canh t u
Ông Nguyễn Huy Chi trong chòi gác đơn sơ

Nào ngờ, hàng ngày nhìn những chuyến tàu Bắc Nam chạy qua nhà với chi chít đường ngang dân sinh, nhiều hôm đường ngang gần nhà đã xẩy ra tai nạn tàu đâm xe công nông, xe máy khiến người chết, người bị thương đã khiến thương binh Nguyễn Huy Chi không cầm được nước mắt.

Thế rồi, tai nạn lắm, mất mát nhiều, tàu chậm giờ nên ngành đường sắt đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cảnh giới đường ngang dân sinh km 254 +030 và giao cho đoàn thanh niên xã Quỳnh Tân đảm nhận.

Mới đầu thì lực lượng trẻ tâm huyết và túc trực suốt ngày đảm bảo an toàn cho các đoàn tàu và phương tiện qua lại đường ngang. Tuy nhiên, lâu dần họ bỏ hẳn và tai nạn lại tiếp tục xẩy ra khi hàng ngàn phương tiện, ô tô qua lại mỗi ngày đe dọa sự sống còn của người dân nơi đây.

images1349748 m i o n t u ch y qua an to n u c s ng g p c a ng Chi Copy
Những chuyến tàu Bắc - Nam chạy qua cung đường với chi chít đường ngang dân sinh là nỗi trăn trở của người cựu binh Nguyễn Huy Chi

Trước thực trạng đó, hội cựu chiến binh của xã phân công hai người đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới này, trong đó có cựu binh, thương binh Nguyễn Huy Chi. Ban đầu chính quyền địa phương xây cho hai ông một cái chòi gần đường ngang, mọi phương tiện sinh hoạt cựu binh đều phải tự túc.

Đường ngang cảnh giới “không lương” đi vào hoạt động từ năm 2005, được ít tháng thì người cựu binh trong tổ cũng nghỉ luôn vì kinh phí không có. Và thương binh Nguyễn Huy Chi đã tình nguyện gác không lương và mọi chi phí tại chòi gác đều do ông tự… góp và xây dựng để làm nhiệm vụ cảnh giới tại đường ngang này.
 
Đường ngang không ba-ri-e và không trang thiết bị.
 
Một mình ông Chi cứ sáng 5h là ông có mặt tại đường ngang và khi mờ tối là ông lại trở về nhà sau chuyến tàu cuối cùng trong ngày được ông tiễn an toàn.

Nghiệp vụ dừng tàu và pháo phòng vệ ông được cung đường Quỳnh Văn tập huấn, còn cờ đỏ, cờ vàng ông xin bên cung đường cùng với chiếc mũ cối che mưa, che nắng. Trong chòi không có điện thoại, không có sổ sách, không có bảng giờ tàu mà duy nhất chỉ có 6 quả pháo và hai lá cờ để ông Chi đón tàu.

3images1349749 th ng binh Nguy n Huy Chi b n ch i g c c a m nh
Cựu binh Nguyễn Huy Chi có mặt bên chòi gác từ tở mờ sáng đến tối muôn, lúc chuyến tàu cuối cùng đi qua được an toàn

Ngoài đường bộ không có ba-ri-e để hạ xuống nhấc lên nên người gác chắn “không lương” này chỉ đoán tàu bằng cảm giác của đôi tai: Tai tôi thính lắm, tàu chạy cách nửa cây số đã nghe rồi. Bởi vậy, mà có lần tụi thanh niên đi xe máy uống rượu bị tôi ngăn lại thì một người xông vào túm cổ áo bảo tôi thằng điên à? Tao đứng chờ 5 phút nếu không có tàu thì tao cho lão già gục luôn.

Và nó vừa lôi tôi ra khỏi mép đường sắt thì đoàn tàu thống nhất lao qua kéo một hồi còi dài,may mà cả hai vừa ra khỏi đường sắt. Sau lần đó, tụi thanh niên càng bái phục tôi hơn và không dám quấy rầy nữa – Ông Chi chia sẻ.

Gác chắn không lương đã 12 năm nhưng ông Chi nhớ nhất là cách đây khoảng 3 năm, một lần chiếc xe chở đá nặng khoảng 80 tấn đang lò dò bò qua đường ngang, do đường ngang có độ dốc lớn, lại nằm ở đường cong, xe tải trọng lớn cứ nhích từng mét lên đường sắt đúng lúc đó ông Chi nghe tiếng còi tàu từ xa và nhanh như cắt,ông lao ra cản tài xế, yêu cầu lùi xe lại.

Lúc đó, nghĩ chỉ có một mình tôi nên lái xe cương quyết không chịu lùi. Trước tình thế đó, một tay tôi cầm cờ, một tay tôi níu chặt đầu xe cản lại không cho xe tiến lên, khiến tài xế nhả phanh vừa lùi lại đúng lúc tàu thống nhất lao qua sát đầu xe – Ông Chi kể.

 
4images1349750 nh ng xe t i qua ng ngang u c ng Chi c nh b o ng n l i khi c t u Copy
Những xe tải qua đường ngang đều được ông Chi cảnh báo ngăn lại khi có tàu

Quan sát xung quanh đường ngang thì đây là một đường ngang có độ dốc lớn cả hai đầu đường bộ đi vào đều đường cong, bên cạnh đó, phía đường sắt cũng tầm nhìn bị che khuất bởi đường cong nên tiềm ẩn tai nạn nghiêm trọng xẩy ra là khó tránh khỏi nếu không có gác chắn cảnh giới, chưa nói đến tuyến đường bộ đi qua đường sắt được nối từ Quốc lộ 1A đi vào với hàng trăm xe tải trọng lớn suốt ngày đêm chạy qua.

Cung trưởng cung đường Quỳnh Văn Nguyễn Thế Tùng cho biết: Việc gác chắn tự nguyện của cụ Nguyễn Huy Chi là một tấm gương sáng cho không chỉ cựu chiến binh mà mọi người dân đều cần noi theo bởi trong lúc hàng ngày trên tuyến đường sắt thống nhất tai nạn trên đường dân sinh vẫn xẩy ra mà kinh phí của địa phương và ngành lại eo hẹp, nếu ai cũng có ý thức làm được như cụ Chi thì tai nạn đường sắt sẽ được đẩy lùi.

Cần nhân rộng điển hình.

Trao đổi với trưởng ga Hoàng Mai,ông Bùi Đăng Sáu về việc cảnh giới đường ngang không lương của cựu binh Nguyễn Huy Chi thì ông Sáu khẳng định: Nếu ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, mỗi địa phương có 2 đến 3 “ông Chi” thì chắc chắn tai nạn đường ngang sẽ bị đẩy lùi, mỗi năm nhà nước tiết kiệm được hàng tỉ đồng và người thân sẽ bớt nỗi đau khi có người ra đi vì tai nạn giao thông đường sắt.

 
5images1349751 tranh th khi ch a c t u th ng binh Nguy n Huy Chi n o v t khe ray ng ngang nh m t nh n vi n g c ch n c bi n ch
Tranh thủ khi chưa có tàu đi qua, thương binh Nguyễn Huy Chi nạo vét khe ray đường ngang như một nhân viên gác chắn biên chế

Người cựu binh không những gác đường ngang không lương 12 năm nay mà cũng chừng ấy thời gian, ông cũng là người “vác tù và hàng tổng” với hơi tàn sức kiệt khi sắp bước sang tuổi 80. Mong rằng các địa phương trong cả nước cần lấy mô hình cựu binh, thương binh Nguyễn Huy Chi nhân rộng để ngày càng có nhiều tấm gương hết mình vì sự nghiệp an toàn giao thông như ông Chi được nở rộ để mỗi chuyến tàu đi qua được an toàn trên mọi miền Tổ quốc.

Tác giả bài viết: Xuân Bảy

Nguồn tin: