Giáo viên sợ hiệu trưởng có phải chuyện phổ biến?
- 16:42 27-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận hành xử của hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên có thể là cá biệt, nhưng cần phải đánh giá hiện tượng vi phạm dân chủ trong trường học có phổ biến hay không?
Phó Thủ tướng đã nêu vấn đề như vậy, cùng với các vấn đề khác của giáo dục tại cuộc làm việc với Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch vào tuần qua.
Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Lê Văn
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, bà Phạm Thị Yến, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu họcThành công B (Hà Nội) cho biết, bản thân là người làm quản lý cơ sở giáo dục trong nhiều năm, bà cảm thấy rất bất ngờ khi theo dõi thông tin các vụ việc gần đây - có liên quan tới hành xử của hiệu trưởng.
"Đó là những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng cách xử lý của những người làm giáo dục, những người quản lý giáo dục lại không tốt dẫn đến hậu quả xấu và đau lòng" - bà Yến nói.
Để tạo môi trường dân chủ trong trường học thì người đứng đầu cơ sở giáo dục rất quan trọng.
"Họ cần phải tạo ra bầu không khí dân chủ, thẳng thắn, dám đối diện với sự thật, những ý kiến phản biện vì đó sẽ là những ý kiến giúp họ soi lại mình, điều chỉnh lại mình để làm tốt hơn công việc được giao".
Theo bà Yến, khi hiệu trưởng tạo cơ hội cho giáo viên nói lên chính kiến của mình, các thầy cô sẽ có cơ hội sống thật với bản thân mình. Và khi đó, thầy cô sẽ là người tạo cơ hội để học sinh sống thật với chính các em, để các em tỏ bày chính kiến. Môi trường dân chủ phải là một thể thống nhất, từ trên xuống.
Ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh cho rằng, dân chủ trong trường học không thể để cho có hình thức:
"Cứ nói là tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh nói ra chính kiến nhưng thực chất không tôn trọng ý kiến đó, không lắng nghe tiếp thu ý kiến đó thì dân chủ thế nào?".
Ông Đạt đề xuất cần phải có một quy chế rõ ràng để thực hiện dân chủ trong trường học, để tạo cơ hội để giáo viên, học sinh dám nói lên tiếng nói của mình và tiếng nói ấy thực sự được tôn trọng.
"Hiệu trưởng phải nói rõ năm nay sẽ làm những việc gì, quan điểm về giáo dục ra sao, việc xử lý tài chính cũng phải được minh bạch… Cuối năm, cán bộ giáo viên trong trường có thể bỏ phiếu tín nhiệm xem hiệu trưởng đã làm đúng các cam kết trong năm qua hay chưa" - ông Đạt đề xuất.
Cần cuộc cải cách "từ dưới lên"
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý, Khoa học giáo dục Hà Nội cũng đồng tình rằng, để thực hiện dân chủ trong trường học thì trước hết, cán bộ quản lý, người lãnh đạo cơ sở giáo dục phải có ý thức, và dám vận dụng dân chủ trong trường học trong công tác quản lý. "Những người lãnh đạo thiếu năng lực, thiếu đạo đức thường sợ dân chủ" - ông Lâm nói.
Dân chủ trong trường học không chỉ là tạo ra sự giải phóng, cởi mở, để cán bộ, giáo viên dám nói lên tiếng nói của mình mà còn là phương pháp giáo dục quan trọng, tạo nên nhân cách cho học trò.
Tuy nhiên, để tạo được môi trường dân chủ cũng cần phải có sự dũng cảm từ chính cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục.
Ông Lâm nhìn nhận, càng ở cấp học thấp thì tình trạng vi phạm dân chủ càng lớn. Song, thực tế là nhiều giáo viên vì quyền lợi trước mắt, không dám hy sinh quyền lợi của mình dẫn đến ngại va chạm, ngại đấu tranh.
Dẫu vậy, ông Lâm cho rằng, sự e dè của giáo viên là chính đáng.
Để thực sự phát huy dân chủ thì các đoàn thể như công đoàn, chi bộ Đảng cơ sở cần phát huy tối đa vai trò lãnh đạo, tổ chức. "Tiếng nói dân chủ mà chỉ lẻ tẻ một hai giáo viên thì không bao giờ được" - ông Lâm nói.
Chia sẻ ý kiến này, ông Trần Quốc Vương, nghiên cứu sinh về lịch sử giáo dục tại Nhật Bản cho rằng, sự sợ sệt, e ngại của giáo viên khi nói lên sự thật trong môi trường giáo dục hiện nay là một thực tế.
"Tâm lý e ngại, sợ sệt cấp trên, đồng nghiệp, sợ cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng tồn tại trong một thời gian dài và đè nặng hàng ngày làm cho giáo viên sợ nói ra những điều mà “ai cũng biết cả nhưng không ai nói” - ông Vương nói.
"Nhiều người dám nói ra vì sự thôi thúc nội tâm và sau đó trả giá đắt đã khiến cho giáo viên thường chọn im lặng hoặc an phận".
Những năm gần đây, mỗi khi xuất hiện một nhiệm kỳ Bộ trưởng Giáo dục mới, trên báo chí lại có "tâm thư của thầy cô gửi Bộ trưởng".
Ông Vương nhìn nhận việc các giáo viên vì bức xúc, bất an mà viết tâm thư gửi cho Bộ trưởng cho thấy nhận thức về cơ hội thay đổi “từ dưới lên” chưa thật sự sâu sắc.
Theo ông, thay đổi giáo dục, bao gồm cả 2 phương thức, cải cách trên xuống và cải cách từ dưới lên. Ngoài những chính sách theo hướng "từ trên xuống", đổi mới giáo dục chỉ thành công khi sự thay đổi trong giáo dục - bao gồm cả vấn đề dân chủ - được tạo ra bởi chính các giáo viên, học sinh và các trường học.
"Hoàn cảnh Việt Nam có nhiều điểm khác với thế giới gây ra sự bất lợi cho người giáo viên muốn cải cách nhưng muốn có sự thay đổi tốt đẹp thì người giáo viên phải hành động và sáng tạo" - ông Vương nói. "Phụ huynh, học sinh cần ủng hộ và trợ giúp các giáo viên như thế".
Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Lê Văn
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, bà Phạm Thị Yến, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu họcThành công B (Hà Nội) cho biết, bản thân là người làm quản lý cơ sở giáo dục trong nhiều năm, bà cảm thấy rất bất ngờ khi theo dõi thông tin các vụ việc gần đây - có liên quan tới hành xử của hiệu trưởng.
"Đó là những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng cách xử lý của những người làm giáo dục, những người quản lý giáo dục lại không tốt dẫn đến hậu quả xấu và đau lòng" - bà Yến nói.
Để tạo môi trường dân chủ trong trường học thì người đứng đầu cơ sở giáo dục rất quan trọng.
"Họ cần phải tạo ra bầu không khí dân chủ, thẳng thắn, dám đối diện với sự thật, những ý kiến phản biện vì đó sẽ là những ý kiến giúp họ soi lại mình, điều chỉnh lại mình để làm tốt hơn công việc được giao".
Theo bà Yến, khi hiệu trưởng tạo cơ hội cho giáo viên nói lên chính kiến của mình, các thầy cô sẽ có cơ hội sống thật với bản thân mình. Và khi đó, thầy cô sẽ là người tạo cơ hội để học sinh sống thật với chính các em, để các em tỏ bày chính kiến. Môi trường dân chủ phải là một thể thống nhất, từ trên xuống.
Ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh cho rằng, dân chủ trong trường học không thể để cho có hình thức:
"Cứ nói là tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh nói ra chính kiến nhưng thực chất không tôn trọng ý kiến đó, không lắng nghe tiếp thu ý kiến đó thì dân chủ thế nào?".
Ông Đạt đề xuất cần phải có một quy chế rõ ràng để thực hiện dân chủ trong trường học, để tạo cơ hội để giáo viên, học sinh dám nói lên tiếng nói của mình và tiếng nói ấy thực sự được tôn trọng.
"Hiệu trưởng phải nói rõ năm nay sẽ làm những việc gì, quan điểm về giáo dục ra sao, việc xử lý tài chính cũng phải được minh bạch… Cuối năm, cán bộ giáo viên trong trường có thể bỏ phiếu tín nhiệm xem hiệu trưởng đã làm đúng các cam kết trong năm qua hay chưa" - ông Đạt đề xuất.
Cần cuộc cải cách "từ dưới lên"
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý, Khoa học giáo dục Hà Nội cũng đồng tình rằng, để thực hiện dân chủ trong trường học thì trước hết, cán bộ quản lý, người lãnh đạo cơ sở giáo dục phải có ý thức, và dám vận dụng dân chủ trong trường học trong công tác quản lý. "Những người lãnh đạo thiếu năng lực, thiếu đạo đức thường sợ dân chủ" - ông Lâm nói.
Dân chủ trong trường học không chỉ là tạo ra sự giải phóng, cởi mở, để cán bộ, giáo viên dám nói lên tiếng nói của mình mà còn là phương pháp giáo dục quan trọng, tạo nên nhân cách cho học trò.
Tuy nhiên, để tạo được môi trường dân chủ cũng cần phải có sự dũng cảm từ chính cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục.
Ông Lâm nhìn nhận, càng ở cấp học thấp thì tình trạng vi phạm dân chủ càng lớn. Song, thực tế là nhiều giáo viên vì quyền lợi trước mắt, không dám hy sinh quyền lợi của mình dẫn đến ngại va chạm, ngại đấu tranh.
Dẫu vậy, ông Lâm cho rằng, sự e dè của giáo viên là chính đáng.
Để thực sự phát huy dân chủ thì các đoàn thể như công đoàn, chi bộ Đảng cơ sở cần phát huy tối đa vai trò lãnh đạo, tổ chức. "Tiếng nói dân chủ mà chỉ lẻ tẻ một hai giáo viên thì không bao giờ được" - ông Lâm nói.
Chia sẻ ý kiến này, ông Trần Quốc Vương, nghiên cứu sinh về lịch sử giáo dục tại Nhật Bản cho rằng, sự sợ sệt, e ngại của giáo viên khi nói lên sự thật trong môi trường giáo dục hiện nay là một thực tế.
"Tâm lý e ngại, sợ sệt cấp trên, đồng nghiệp, sợ cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng tồn tại trong một thời gian dài và đè nặng hàng ngày làm cho giáo viên sợ nói ra những điều mà “ai cũng biết cả nhưng không ai nói” - ông Vương nói.
"Nhiều người dám nói ra vì sự thôi thúc nội tâm và sau đó trả giá đắt đã khiến cho giáo viên thường chọn im lặng hoặc an phận".
Những năm gần đây, mỗi khi xuất hiện một nhiệm kỳ Bộ trưởng Giáo dục mới, trên báo chí lại có "tâm thư của thầy cô gửi Bộ trưởng".
Ông Vương nhìn nhận việc các giáo viên vì bức xúc, bất an mà viết tâm thư gửi cho Bộ trưởng cho thấy nhận thức về cơ hội thay đổi “từ dưới lên” chưa thật sự sâu sắc.
Theo ông, thay đổi giáo dục, bao gồm cả 2 phương thức, cải cách trên xuống và cải cách từ dưới lên. Ngoài những chính sách theo hướng "từ trên xuống", đổi mới giáo dục chỉ thành công khi sự thay đổi trong giáo dục - bao gồm cả vấn đề dân chủ - được tạo ra bởi chính các giáo viên, học sinh và các trường học.
"Hoàn cảnh Việt Nam có nhiều điểm khác với thế giới gây ra sự bất lợi cho người giáo viên muốn cải cách nhưng muốn có sự thay đổi tốt đẹp thì người giáo viên phải hành động và sáng tạo" - ông Vương nói. "Phụ huynh, học sinh cần ủng hộ và trợ giúp các giáo viên như thế".
Tổ chức diễn đàn về dân chủ trong trường học vào tháng 3 Tại cuộc làm việc hôm 21/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT chuẩn bị tổ chức diễn đàn trao đổi về vấn đề dân chủ trong môi trường giáo dục với sự phối hợp của Ban Dân vận trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng và diễn đàn sẽ được tổ chức trong tháng 3 tới. |
Tác giả bài viết: Lê Văn
Nguồn tin: