‘Rối loạn tiền đình’ vì cán bộ... chơi chữ!
- 09:51 24-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong văn chương, chơi chữ là một nghệ thuật, không ngoài mục đích tạo sự vui vẻ để cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng, có văn bản “lệ làng” khi thể hiện ngôn ngữ... chơi chữ thì dân tình chới với.
>>Nghệ An: Khai sinh con thứ 3 phải “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng
Một hộ gia đình chưa làm được giấy khai sinh cho con vì chưa “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng. Ảnh: Tuổi trẻ.
Bà Thủy nói tiếp: “Chúng tôi thu của người dân trên tinh thần tự nguyện chứ không hề ép buộc, cũng không có chuyện phải đóng tiền mới được làm giấy khai sinh. Nếu hộ gia đình nào khó khăn thì viết đơn cho xóm trình bày hoàn cảnh, chúng tôi sẽ xem xét miễn, giảm”.
Câu nói này của bà cán bộ dân số suy ra khá mâu thuẫn, mang hơi hướng... chơi chữ chưa uyên bác. Bởi, tự nguyện (động từ) là tự mình muốn làm, (tự mình muốn như thế) không phải bị thúc ép hay bắt buộc.
Vậy thì, nếu không phải bị bắt buộc đóng 2 triệu đồng khi làm giấy khai sinh cho đứa con thứ 3, hà cớ gì người dân nghèo phải làm đơn xin miễn, giảm để bà Thủy... xem xét?
Còn nữa, tại xã Võ Liệt hiện nay đang có nhiều trẻ em (là con thứ 3) do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vẫn chưa làm giấy khai sinh được. May mắn là, khi công luận lên tiếng thì ông Trình Văn Nhã, Phó chủ tịch UBND H.Thanh Chương, đã có ý kiến “Việc xã căn cứ theo bản cam kết này để bắt người dân phải đóng 2 triệu đồng “tự nguyện” mới được cấp giấy khai sinh là hoàn toàn sai. Phía huyện sẽ kiểm tra, chỉ đạo xã cấp giấy khai sinh cho những trẻ mà gia đình chưa đóng tiền để đảm bảo quyền lợi cho các em”.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Có thể nói, sự chỉ đạo của ông Phó chủ tịch H.Thanh Chương rất kịp thời, mang đậm tính nhân văn; được dư luận hoan nghênh.
Vấn đề là, làm thế nào để xã hội không còn những văn bản “lệ làng” kiểu cán bộ... chơi chữ khiến người dân “rối loạn tiền đình” nữa.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Suốt mấy ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc xảy ra tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, khi người dân nơi này sinh con thứ 3 đều phải “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng mới được làm giấy khai sinh.
Đã có nhiều hộ gia đình bấm bụng “tự nguyện” đóng phí. Song, cũng không ít người vì hoàn cảnh khó khăn nên sinh con thứ 3 nuôi đến nay đã 4 tuổi, 7 tuổi mà cha mẹ vẫn chưa đủ điều kiện làm tròn trách nhiệm, để đứa trẻ được trở thành công dân hợp pháp trên chính đất nước của mình.
Vì sao lại có chuyện bất nhẫn như thế?
Trả lời báo Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thủy – cán bộ dân số, kế hoạch hóa gia đình xã Võ Liệt – cho biết hằng năm xã đều cho người dân ký bản cam kết thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình vì tỉ lệ sinh con thứ 3 của xã còn cao.
Trong bản cam kết có nội dung các hộ gia đình nếu vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình thì tự nguyện đóng góp một khoản kinh phí ít nhất 2 triệu đồng cho ban dân số, kế hoạch hóa gia đình xã để góp phần đầu tư cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
Đã có nhiều hộ gia đình bấm bụng “tự nguyện” đóng phí. Song, cũng không ít người vì hoàn cảnh khó khăn nên sinh con thứ 3 nuôi đến nay đã 4 tuổi, 7 tuổi mà cha mẹ vẫn chưa đủ điều kiện làm tròn trách nhiệm, để đứa trẻ được trở thành công dân hợp pháp trên chính đất nước của mình.
Vì sao lại có chuyện bất nhẫn như thế?
Trả lời báo Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thủy – cán bộ dân số, kế hoạch hóa gia đình xã Võ Liệt – cho biết hằng năm xã đều cho người dân ký bản cam kết thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình vì tỉ lệ sinh con thứ 3 của xã còn cao.
Trong bản cam kết có nội dung các hộ gia đình nếu vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình thì tự nguyện đóng góp một khoản kinh phí ít nhất 2 triệu đồng cho ban dân số, kế hoạch hóa gia đình xã để góp phần đầu tư cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
Một hộ gia đình chưa làm được giấy khai sinh cho con vì chưa “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng. Ảnh: Tuổi trẻ.
Bà Thủy nói tiếp: “Chúng tôi thu của người dân trên tinh thần tự nguyện chứ không hề ép buộc, cũng không có chuyện phải đóng tiền mới được làm giấy khai sinh. Nếu hộ gia đình nào khó khăn thì viết đơn cho xóm trình bày hoàn cảnh, chúng tôi sẽ xem xét miễn, giảm”.
Câu nói này của bà cán bộ dân số suy ra khá mâu thuẫn, mang hơi hướng... chơi chữ chưa uyên bác. Bởi, tự nguyện (động từ) là tự mình muốn làm, (tự mình muốn như thế) không phải bị thúc ép hay bắt buộc.
Vậy thì, nếu không phải bị bắt buộc đóng 2 triệu đồng khi làm giấy khai sinh cho đứa con thứ 3, hà cớ gì người dân nghèo phải làm đơn xin miễn, giảm để bà Thủy... xem xét?
Còn nữa, tại xã Võ Liệt hiện nay đang có nhiều trẻ em (là con thứ 3) do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vẫn chưa làm giấy khai sinh được. May mắn là, khi công luận lên tiếng thì ông Trình Văn Nhã, Phó chủ tịch UBND H.Thanh Chương, đã có ý kiến “Việc xã căn cứ theo bản cam kết này để bắt người dân phải đóng 2 triệu đồng “tự nguyện” mới được cấp giấy khai sinh là hoàn toàn sai. Phía huyện sẽ kiểm tra, chỉ đạo xã cấp giấy khai sinh cho những trẻ mà gia đình chưa đóng tiền để đảm bảo quyền lợi cho các em”.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Có thể nói, sự chỉ đạo của ông Phó chủ tịch H.Thanh Chương rất kịp thời, mang đậm tính nhân văn; được dư luận hoan nghênh.
Vấn đề là, làm thế nào để xã hội không còn những văn bản “lệ làng” kiểu cán bộ... chơi chữ khiến người dân “rối loạn tiền đình” nữa.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Tác giả bài viết: Lệ Hoa
Nguồn tin: