Hà Tĩnh: Nguyên nhân sạt lở công trình nghìn tỷ Ngàn Trươi - Cẩm Trang
- 17:01 23-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Để rút ngắn thời gian ngập cho đoạn từ thượng lưu đập dâng Vũ Quang đến hạ lưu đập chính Ngàn Trươi, bắt buộc phải xả một phần lượng lũ qua cống xả cát nên đã xảy ra sạt lở đoạn kè bờ sông hạ lưu”. Đây có phải là “thủ phạm” gây ra việc sạt lở mái kè và vỡ đê quai, cuốn trôi biết bao tiền bạc của dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 8/02/2017, Báo điện tử Xây dựng đăng bài “Dự án Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang chưa xây xong đã hỏng” phản ánh tình trạng công trình trọng điểm quốc gia có mức đầu tư 1.300 tỷ đồng nhưng bộc lộ nhiều sai phạm nghiêm trọng, buộc phải dừng thi công để điều chỉnh, làm chậm tiến độ, lãng phí tiền của và “hao mòn” niềm tin của nhân dân.
Xây chưa xong đã hỏng, trách nhiệm thuộc về ai?
Công trình đập dâng Vũ Quang được thiết kế gồm bờ tràn và cống xả đáy để làm sạch lòng hồ. Cống xả này được thiết kế cách mép kè 10m, hướng xả lại đổ vào khúc eo, phía chân khay, rọ đá của mái kè, chịu áp lực xả rất lớn nên công trình vừa thi công xong đã bị hư hỏng nghiêm trọng.
Chiều dài mái kè bị sạt lở khoảng 90m, rộng khoảng 25m, sâu hàng chục mét. Toàn bộ cấu kiện bê tông lục lăng dày 25cm, khung dầm chịu lực rộng 45cm, dày 25cm, đá dăm lót dày 15cm, đất đắp nền k95 và hệ thống vải địa kỹ thuật đều bị xói lở, cuốn trôi.
Cùng nằm trong hệ thống Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, về phía hạ lưu của dự án, gói thầu số 3 bị vỡ đê quai, cuốn trôi chiếc cầu dân sinh, nhấn chìm hàng chục hecta lúa và hoa màu của người dân ngập sâu dưới bùn.
Phải chăng, do gói thầu số 1 và số 2 đã cơ bản hoàn thành, hệ thống mương dẫn đã tích nước và đang trong giai đoạn xử lý, kết hợp với trận mưa trưa 2/2 nên bờ ngăn giữa gói thầu số 2 và số 3 bị vỡ. Nước chảy rất mạnh, kênh dẫn tạm ở gói thầu số 3 không thoát kịp nên bờ đê quai đã bị cuốn trôi.
Điều đáng nói là, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hai gói thầu thuộc dự án Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Trong khi đó, về phía các nhà thầu, họ đều khẳng định đã thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo chất lượng.
Liệu có phải lỗi ở thiết kế? Chúng tôi đã rất nhiều lần tiếp cận với Ban quản lý (BQL) dự án để xin hồ sơ nhưng phía BQL không hợp tác, thậm chí chối bỏ trách nhiệm của mình về sự xuống cấp, hư hỏng, thể hiện chất lượng kém, không xứng tầm với chức năng của công trình nghìn tỷ.
Báo cáo theo kiểu “mang tơi chữa cháy”
Lý giải về nguyên nhân sạt lở bờ kè phía hạ lưu đập dâng Vũ Quang, tại báo cáo số 26/BQLDA-KHKT ngày 20/01/2017, ông Nguyễn Hồng Lam, Phó trưởng Ban Quản lý Dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và xây dựng hệ thống kênh mương công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (sau đây gọi tắt là BQLDA Ngàn Trươi - Cẩm Trang) cho biết: “Đập dâng Vũ Quang là một trong các hạng mục chính của Hợp phần hệ thống kênh thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, thi công từ tháng 01/2015, trong đó phần đập tràn lòng sông và cống xả cát phải hoàn thành trước mùa lũ 2016.
Cống xả cát với kích thước B x H = (3 x 2,5)m, kết cấu bằng BTCT M300 được bố trí trong thân đập tràn lòng sông, cách bờ trái đập 10m, để xả một phần bùn, cát tập trung trước cống lấy nước và hạ mực nước thượng lưu trong trường hợp sửa chữa, bảo trì công trình, cống không có nhiệm vụ xả lũ
Theo sơ đồ vận hành chính của hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang thì sau khi hoàn thành, hồ Ngàn Trươi tích nước, điều tiết (xả) qua tuy-nen lấy nước số 1 xuống sông Ngàn Trươi đến đập dâng Vũ Quang trên sông Ngàn Trươi, qua cống lấy nước Vũ Quang, qua kênh chính Ngàn Trươi và xi-phông vượt sông Ngàn Sâu, đổ vào K5+716 kênh chính Linh Cảm.
Mùa lũ năm 2016, đập dâng Vũ Quang đã cơ bản hoàn thành (đạt cao trình thiết kế +12,75m), trong lúc đó hồ Ngàn Trươi vẫn dẫn dòng chảy tự do qua tuy nen số 1 ở cao trình +10m (chưa hoành triệt), cửa van của tuy-nen số 1 chưa hoàn thành theo kế hoạch tiến độ chung của dự án nên chưa chủ động điều tiết được lưu lượng theo yêu cầu mà vẫn phải chấp nhận xả tự do qua tuy-nen.
Đặc biệt, do diễn biến lũ năm 2016 trên địa bàn huyện Vũ Quang rất phức tạp, lưu lượng lũ lớn, đến nhanh và có đến ba đợt lũ chồng nhau trong tháng 9 và tháng 10, vì vậy, để rút ngắn thời gian ngập cho đoạn từ thượng lưu đập dâng Vũ Quang đến hạ lưu đập chính Ngàn Trươi, bắt buộc phải xả một phần lượng lũ qua cống xả cát nên đã xảy ra sạt lở đoạn kè bờ sông hạ lưu như Báo nêu”.
Đối với việc vỡ đê quai kênh chính Ngàn Trươi, tại báo cáo số 43/BQLDA-KHKT ngày 08/02/2017, cũng ông Nguyễn Hồng Lam, Phó trưởng BQLDA Ngàn Trươi - Cẩm Trang cho biết: “Kênh chính Ngàn Trươi, đoạn từ K0 đến K6+900 bắt đầu thi công tháng 5/2013, trong đó gói thầu XL1, XL2 dài hơn 2km đã cơ bản hoàn thành, đoạn từ K2+088 đến K2+847 (cuối gói thầu XL2 và gói thầu XL3) đang thi công đắp kênh giai đoạn 2.
Cao độ đáy kênh tại K0 xấp xỉ +8m, mực nước sông Ngàn Trươi dao động từ +11m đến +12m nên việc thoát nước cho toàn bộ lưu vực kênh đoạn thuộc gói thầu XL1, XL2 không thể thoát về phía sông Ngàn Trươi mà phải đắp đê quai tại vị trí K2+020 (sau cống qua đường số 3, thuộc gói thầu XL2), tạm lưu lại trong kênh, chờ khi nước sông Ngàn Trươi rút sẽ tháo qua cống Vũ Quang để tiêu thoát”.
Thời gian qua do mưa nhiều, nhất là cơn mưa trưa ngày 02/02/2017 làm nước trong kênh đạt cao trình thiết kế, đất bão hòa nước gây sạt lở; trong khi nhà thầu thi công tổ chức trực, xử lý chưa kịp thời nên đã vỡ đê quai làm nước chảy tràn qua kênh tại vị trí K2+730 (trước cầu máng số 1, thuộc gói thầu XL3), chảy ra ruộng, ảnh hưởng đến sản xuất của một số hộ dân (diện tích khoảng 2ha)”.
Như vậy, “thủ phạm” gây ra việc sạt lở mái kè và vỡ đê quai, cuốn trôi biết bao tiền bạc của dự án đã được đưa ra “ánh sáng”. Trong khi, theo thiết kế thi công “cống xả cát không có nhiệm vụ xả lũ” thế nhưng “bắt buộc phải xả một phần lượng lũ qua cống xả cát”, cho nên “xảy ra sạt lở đoạn kè bờ sông hạ lưu” là đương nhiên, là tất yếu và không thể tránh khỏi.
Vậy ai đã chỉ đạo “xả một phần lượng lũ qua cống xả cát”? Người đó có thẩm quyền hiểu biết như thế nào? Báo cáo theo kiểu “mang tơi chữa cháy” như trên của BQLDA đã làm cho dư luận một lần nữa “nghi ngờ” năng lực thực sự của đơn vị quản lý.
Kết thúc của hai bản báo cáo là “một kết thúc cực kỳ có hậu”. Ông Nguyễn Hồng Lam khẳng định: “Đây là tình huống bất khả kháng xảy ra trong quá trình thi công, sau khi công trình hoàn thành, hồ Ngàn Trươi chủ động điều tiết được lưu lượng theo tính toán thiết kế, chắc chắn sẽ không xảy ra trường hợp tương tự”.
Nguyên nhân của sự cố thì đã rõ nhưng ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm? Vai trò thẩm định, đánh giá tác động của dự án trong quá trình triển khai thi công thuộc về ai? Phải chăng, BQLDA Ngàn Trươi - Cẩm Trang vô can hay “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”?
Xây chưa xong đã hỏng, trách nhiệm thuộc về ai?
Công trình đập dâng Vũ Quang được thiết kế gồm bờ tràn và cống xả đáy để làm sạch lòng hồ. Cống xả này được thiết kế cách mép kè 10m, hướng xả lại đổ vào khúc eo, phía chân khay, rọ đá của mái kè, chịu áp lực xả rất lớn nên công trình vừa thi công xong đã bị hư hỏng nghiêm trọng.
Chiều dài mái kè bị sạt lở khoảng 90m, rộng khoảng 25m, sâu hàng chục mét. Toàn bộ cấu kiện bê tông lục lăng dày 25cm, khung dầm chịu lực rộng 45cm, dày 25cm, đá dăm lót dày 15cm, đất đắp nền k95 và hệ thống vải địa kỹ thuật đều bị xói lở, cuốn trôi.
Cùng nằm trong hệ thống Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, về phía hạ lưu của dự án, gói thầu số 3 bị vỡ đê quai, cuốn trôi chiếc cầu dân sinh, nhấn chìm hàng chục hecta lúa và hoa màu của người dân ngập sâu dưới bùn.
Phải chăng, do gói thầu số 1 và số 2 đã cơ bản hoàn thành, hệ thống mương dẫn đã tích nước và đang trong giai đoạn xử lý, kết hợp với trận mưa trưa 2/2 nên bờ ngăn giữa gói thầu số 2 và số 3 bị vỡ. Nước chảy rất mạnh, kênh dẫn tạm ở gói thầu số 3 không thoát kịp nên bờ đê quai đã bị cuốn trôi.
Điều đáng nói là, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hai gói thầu thuộc dự án Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Trong khi đó, về phía các nhà thầu, họ đều khẳng định đã thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo chất lượng.
Liệu có phải lỗi ở thiết kế? Chúng tôi đã rất nhiều lần tiếp cận với Ban quản lý (BQL) dự án để xin hồ sơ nhưng phía BQL không hợp tác, thậm chí chối bỏ trách nhiệm của mình về sự xuống cấp, hư hỏng, thể hiện chất lượng kém, không xứng tầm với chức năng của công trình nghìn tỷ.
Báo cáo theo kiểu “mang tơi chữa cháy”
Lý giải về nguyên nhân sạt lở bờ kè phía hạ lưu đập dâng Vũ Quang, tại báo cáo số 26/BQLDA-KHKT ngày 20/01/2017, ông Nguyễn Hồng Lam, Phó trưởng Ban Quản lý Dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và xây dựng hệ thống kênh mương công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (sau đây gọi tắt là BQLDA Ngàn Trươi - Cẩm Trang) cho biết: “Đập dâng Vũ Quang là một trong các hạng mục chính của Hợp phần hệ thống kênh thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, thi công từ tháng 01/2015, trong đó phần đập tràn lòng sông và cống xả cát phải hoàn thành trước mùa lũ 2016.
Cống xả cát với kích thước B x H = (3 x 2,5)m, kết cấu bằng BTCT M300 được bố trí trong thân đập tràn lòng sông, cách bờ trái đập 10m, để xả một phần bùn, cát tập trung trước cống lấy nước và hạ mực nước thượng lưu trong trường hợp sửa chữa, bảo trì công trình, cống không có nhiệm vụ xả lũ
Theo sơ đồ vận hành chính của hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang thì sau khi hoàn thành, hồ Ngàn Trươi tích nước, điều tiết (xả) qua tuy-nen lấy nước số 1 xuống sông Ngàn Trươi đến đập dâng Vũ Quang trên sông Ngàn Trươi, qua cống lấy nước Vũ Quang, qua kênh chính Ngàn Trươi và xi-phông vượt sông Ngàn Sâu, đổ vào K5+716 kênh chính Linh Cảm.
Mùa lũ năm 2016, đập dâng Vũ Quang đã cơ bản hoàn thành (đạt cao trình thiết kế +12,75m), trong lúc đó hồ Ngàn Trươi vẫn dẫn dòng chảy tự do qua tuy nen số 1 ở cao trình +10m (chưa hoành triệt), cửa van của tuy-nen số 1 chưa hoàn thành theo kế hoạch tiến độ chung của dự án nên chưa chủ động điều tiết được lưu lượng theo yêu cầu mà vẫn phải chấp nhận xả tự do qua tuy-nen.
Đặc biệt, do diễn biến lũ năm 2016 trên địa bàn huyện Vũ Quang rất phức tạp, lưu lượng lũ lớn, đến nhanh và có đến ba đợt lũ chồng nhau trong tháng 9 và tháng 10, vì vậy, để rút ngắn thời gian ngập cho đoạn từ thượng lưu đập dâng Vũ Quang đến hạ lưu đập chính Ngàn Trươi, bắt buộc phải xả một phần lượng lũ qua cống xả cát nên đã xảy ra sạt lở đoạn kè bờ sông hạ lưu như Báo nêu”.
Đối với việc vỡ đê quai kênh chính Ngàn Trươi, tại báo cáo số 43/BQLDA-KHKT ngày 08/02/2017, cũng ông Nguyễn Hồng Lam, Phó trưởng BQLDA Ngàn Trươi - Cẩm Trang cho biết: “Kênh chính Ngàn Trươi, đoạn từ K0 đến K6+900 bắt đầu thi công tháng 5/2013, trong đó gói thầu XL1, XL2 dài hơn 2km đã cơ bản hoàn thành, đoạn từ K2+088 đến K2+847 (cuối gói thầu XL2 và gói thầu XL3) đang thi công đắp kênh giai đoạn 2.
Cao độ đáy kênh tại K0 xấp xỉ +8m, mực nước sông Ngàn Trươi dao động từ +11m đến +12m nên việc thoát nước cho toàn bộ lưu vực kênh đoạn thuộc gói thầu XL1, XL2 không thể thoát về phía sông Ngàn Trươi mà phải đắp đê quai tại vị trí K2+020 (sau cống qua đường số 3, thuộc gói thầu XL2), tạm lưu lại trong kênh, chờ khi nước sông Ngàn Trươi rút sẽ tháo qua cống Vũ Quang để tiêu thoát”.
Thời gian qua do mưa nhiều, nhất là cơn mưa trưa ngày 02/02/2017 làm nước trong kênh đạt cao trình thiết kế, đất bão hòa nước gây sạt lở; trong khi nhà thầu thi công tổ chức trực, xử lý chưa kịp thời nên đã vỡ đê quai làm nước chảy tràn qua kênh tại vị trí K2+730 (trước cầu máng số 1, thuộc gói thầu XL3), chảy ra ruộng, ảnh hưởng đến sản xuất của một số hộ dân (diện tích khoảng 2ha)”.
Như vậy, “thủ phạm” gây ra việc sạt lở mái kè và vỡ đê quai, cuốn trôi biết bao tiền bạc của dự án đã được đưa ra “ánh sáng”. Trong khi, theo thiết kế thi công “cống xả cát không có nhiệm vụ xả lũ” thế nhưng “bắt buộc phải xả một phần lượng lũ qua cống xả cát”, cho nên “xảy ra sạt lở đoạn kè bờ sông hạ lưu” là đương nhiên, là tất yếu và không thể tránh khỏi.
Vậy ai đã chỉ đạo “xả một phần lượng lũ qua cống xả cát”? Người đó có thẩm quyền hiểu biết như thế nào? Báo cáo theo kiểu “mang tơi chữa cháy” như trên của BQLDA đã làm cho dư luận một lần nữa “nghi ngờ” năng lực thực sự của đơn vị quản lý.
Kết thúc của hai bản báo cáo là “một kết thúc cực kỳ có hậu”. Ông Nguyễn Hồng Lam khẳng định: “Đây là tình huống bất khả kháng xảy ra trong quá trình thi công, sau khi công trình hoàn thành, hồ Ngàn Trươi chủ động điều tiết được lưu lượng theo tính toán thiết kế, chắc chắn sẽ không xảy ra trường hợp tương tự”.
Nguyên nhân của sự cố thì đã rõ nhưng ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm? Vai trò thẩm định, đánh giá tác động của dự án trong quá trình triển khai thi công thuộc về ai? Phải chăng, BQLDA Ngàn Trươi - Cẩm Trang vô can hay “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”?
Tác giả bài viết: Phi Long - Quân Anh/ Theo báo xây dựng