Giáo viên vừa phải đối phó với các hội thi, vừa đôn đáo vì thanh tra
- 16:51 23-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để đánh giá thực chất năng lực giáo viên, chất lượng học tập của học sinh chỉ thông qua vài tiết dự giờ thì có điều gì đó không ổn.
LTS: Hiện nay, giáo viên không chỉ phải đối phó với các hội thi “giả nhiều hơn thật” mà các thầy cô còn phải lo lắng làm sao yên ổn qua các cuộc thanh kiểm tra.
Cô giáo Thuận Phương cho rằng những việc mang tính hình thức như thế này đang làm giảm bớt thời gian mà giáo viên dành cho học sinh của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Nhiệm vụ chính của giáo viên là nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh.
Nhưng trong thực tế hiện nay, nhiều nơi hàng ngày, các thầy cô giáo đang phải gồng mình đối phó với các hội thi, các cuộc thanh kiểm tra gắt gao từ cơ sở đến các cấp quản lý.
Chính điều này, giáo viên không còn nhiều thời gian dành cho chính học sinh của mình.
Cô giáo Thuận Phương cho rằng những việc mang tính hình thức như thế này đang làm giảm bớt thời gian mà giáo viên dành cho học sinh của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Nhiệm vụ chính của giáo viên là nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh.
Nhưng trong thực tế hiện nay, nhiều nơi hàng ngày, các thầy cô giáo đang phải gồng mình đối phó với các hội thi, các cuộc thanh kiểm tra gắt gao từ cơ sở đến các cấp quản lý.
Chính điều này, giáo viên không còn nhiều thời gian dành cho chính học sinh của mình.
Việc thanh tra giáo dục còn mang tính hình thức, mất nhiều thời gian mà thiếu hiệu quả. (Ảnh minh họa của Báo Giáo dục và thời đại)
Gồng mình vì các hội thi
Hội thi mà năm nào giáo viên cũng buộc phải tham gia là “Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường”.
Nếu giáo viên tham gia hội thi này sẽ không bị kiểm tra tay nghề bằng những tiết dạy khác. Vì thế, 100% giáo viên các trường đều đăng kí tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Thường thì vào năm học khoảng vài tuần, thầy cô giáo bắt đầu lo cho vòng 1 của hội thi. Mỗi thầy cô nộp một sáng kiến kinh nghiệm.
Vòng 2 là vòng thi năng lực gồm các quy định về nghề nghiệp, điều lệ trường học, các thông tư đang áp dụng, các phương pháp, hình thức, các kĩ thuật dạy học tích cực, khả năng soạn thảo văn bản,...
Và vòng 3 là dạy 2 tiết một tiết tự chọn lớp mình và một tiết bốc thăm khối lớp khác.
Hội thi diễn ra trong vài tuần, thời gian này để lo cho mình không ít thầy cô giáo cũng đành lơ là với học sinh.
Xong hội thi cấp trường, nếu năm đó tổ chức cấp huyện thị hay cấp thành phố một số giáo viên lại tất bật đi thi.
Thế rồi việc dạy dỗ, chăm học trò vì thế cũng chẳng được toàn tâm.
Không ít người quá bận rộn, lo lắng cho việc mình thi cũng buông xuôi vì có muốn chăm lo cho các em cũng chẳng còn nhiều thời gian, thầy cô còn tất tả lo bài vở của mình cho xong.
Các cuộc thanh kiểm tra
Hội thi xong, lại lo đến các cuộc thanh kiểm tra từ nội bộ đến các cấp quản lý.
Chỉ tính riêng chuyện kiểm tra nội bộ (thành phần kiểm tra là Ban Giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn) mỗi giáo viên cũng phải trải qua gần chục lần trong một năm học.
Như việc kiểm tra chuyên đề, kiểm tra tiết dạy với nhiều hình thức báo trước, đột xuất, kiểm tra giáo án 2 tuần/lần, kiểm tra hồ sơ sổ sách/4 lần/năm.
Ngoài ra, mỗi thầy cô phải chuẩn bị ít nhất từ 3 đến 4 tiết dạy thao giảng tổ, thao giảng trường, thao giảng cụm trường, thao giảng liên tổ…
Chưa nói đến việc vài ba tháng có tin Phòng thanh tra, Sở về thăm hay tổ cốt cán của Phòng đến dự giờ tư vấn…
Giáo viên thì cứ quay mòng mòng hết lo hồ sơ sổ sách sao cho đẹp, soạn giáo án sao đúng mẫu, đúng bài, bổ sung các nội dung đầy đủ chưa, tổ trưởng kí duyệt có đúng tuần hay không… lại lo đến các tiết dạy để người ta vào dự không chê mình dạy dở, học trò học không thụ động, tiếp thu bài không chậm…
Muốn làm thế, cả thầy và trò đều phải tập trung “tập dượt” sao cho quen, cho thành thục…
Dù phần lớn giáo viên được khen hồ sơ sổ sách soạn kịp thời, đầy đủ, tiết dạy đúng yêu cầu…
Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ là “hình thức lên ngôi” mà nội dung (như chất lượng học tập thực sự của học sinh) đôi khi lại rỗng tuếch chỉ chính thầy cô giáo ấy mới hiểu rõ điều này.
Mục đích của các hội thi, các cuộc thanh kiểm tra cũng nhằm đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên, của học sinh trong trường.
Nhưng để đánh giá thực chất năng lực giáo viên, chất lượng học tập của học sinh chỉ thông qua vài tiết dự giờ có điều gì đó không ổn. Việc chú trọng kiểm tra hồ sơ sổ sách cũng chẳng thể giúp các em học sinh học tập tốt hơn.
Đến bao giờ trong giáo dục mới chấm dứt những việc làm mang nặng tính hình thức như thế này? Câu trả lời thuộc về những người quản lý.
Tác giả bài viết: Thuận Phương
Nguồn tin: