Ông Võ Kim Cự: Từ ‘không gì sai’ đến trách nhiệm vụ Formosa
- 10:27 23-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông Võ Kim Cự từng khẳng định “không có gì sai” khi cấp phép cho Formosa dù biết rõ sai phạm của mình là nghiêm trọng. Thế nhưng, đôi khi tự tin quá bỗng trở nên hồ đồ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) vừa ra thông cáo báo chí về nội dung kỳ họp thứ 11 (diễn ra từ 15-17/2). Theo đó, ông Võ Kim Cự (nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý khu kinh tế giai đoạn 2008-2010), hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy viên ủy ban Kinh tế của Quốc hội, có trách nhiệm chính trong vụ Formosa.
Cụ thể, ông Cự chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Cụ thể, ông Cự chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Thế mà đã có lúc, ông Võ Kim Cự tự tin khẳng định trước báo giới: “Cấp phép cho Formosa, tôi không có gì sai”. Tự tin hay là chối bỏ trách nhiệm?
Còn nhớ, thời điểm vụ việc Formosa xả thải gây hại cho môi trường 4 tỉnh miền Trung mới xảy ra, cánh phóng viên báo chí muốn tìm gặp ông Võ Kim Cự để rộng đường dư luận nhưng vô cùng khó khăn. Nhiều lần “mật phục” trước cửa Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng không thể tìm gặp.
Cho đến khi Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV diễn ra vào cuối tháng 7/2016, nhiều người hy vọng gặp ông bên hành lang Quốc hội. Nhưng càng hy vọng lại càng thất vọng. Càng cố tìm, ông càng không xuất hiện trước báo chí.
Cũng là một phóng viên theo mảng nghị trường, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh ĐBQH Võ Kim Cự thoăn thoắt bước chân đi thật nhanh vào hội trường - một cách “né” phóng viên hợp tình, hợp lý. Bởi nguyên tắc tác nghiệp ở Quốc hội là khi đại biểu bận thì không được phép làm phiền. Ông đã kiên định từ chối mọi lời đề nghị phỏng vấn của phóng viên như thế.
Trong lúc dư luận xã hội nóng lên câu chuyện trách nhiệm cá nhân ông với vấn đề cấp phép cho Formosa vào Việt Nam, sự “im lặng” của ông Cự không được ví như vàng nữa. Nó khiến dư luận hoang mang.
Phải đến khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nhắc nhở”, ông Võ Kim Cự mới chịu lên tiếng. Đó là ngày 23/7, trong cuộc ra mắt báo chí, trước phản ánh của phóng viên về việc khó gặp ĐBQH Võ Kim Cự bên hàng lang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: “Sẽ gặp gỡ và nhắc nhở ông Võ Kim Cự không né tránh báo chí mà cần chủ động thông tin với dư luận”.
Ngày 25/7, ông Cự đã lên tiếng về sự việc.
Thế nhưng, sự lên tiếng của ông không khiến dư luận hài lòng. Bởi như một sự né tránh, không dám nhìn thẳng vào sự thật, ông khẳng định, việc cấp phép 70 năm cho Formosa là “đúng quy trình” và “đúng pháp luật”.
Dự án Formosa từng được coi là “con đẻ” của ông Võ Kim Cự bởi ông để lại dấu ấn ngay từ những ngày đầu cấp phép cho đến lúc dự án đưa vào vận hành thử nghiệm và sau này là quy trình xả thải có nhiều yếu tố chưa đúng chuẩn, gây hại cho môi trường. Ông cũng từng tuyên bố, mọi việc ông làm là “vì dân, vì nước”, vì Hà Tĩnh đang cần kích cầu phát triển nên mới chấp nhận Formosa. Ông không ngờ mọi việc diễn ra hoàn toàn không theo ý muốn.
Hóa ra, ông cũng có một chút giật mình. Nhưng giật mình mà vẫn kiên định: “Tôi không có gì sai trong việc cấp phép cho Formosa”.
Ngay tại kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đề nghị làm rõ những phát ngôn của ông Võ Kim Cự.
Bây giờ thì sai phạm của ông Võ Kim Cự đã “rõ mười mươi". Chắc hẳn lần này, ông Cự sẽ không còn im lặng nữa. Vì ông vẫn đang trên cương vị là một “đại biểu dân cử”. Đại biểu nói tiếng nói của dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân thì chắc hẳn không thể trốn tránh mong muốn được đi đến cùng sự thật của nhân dân.
Một dự án với nhiều vấn đề nhưng lại được cấp phép hoạt động một cách nhanh chóng, vượt thời gian quy định, quá trình thẩm định, phê duyệt và cấp phép không xem xét kỹ lưỡng. Chắc lúc đó ông quên mất rằng, phát triển kinh tế cần thiết đi đôi với bảo vệ môi trường.
Lại nhớ, ông Cự từng khẳng định cấp phép cho Formosa “không vì động cơ, mục đích cá nhân nào cả. Vì đất nước nghèo nên còn nhiều vấn đề khó khăn và cần một cú hích cho phát triển kinh tế”. Ông cũng nói “dám làm dám chịu” nhưng cái im lặng của ông thì lại đi ngược lại với những phát ngôn hùng hồn.
Nhân dân Hà Tĩnh tin tưởng ông nhưng ông lại đem niềm tin yêu gửi vào những hành động vội vàng, những quyết định chóng vánh.
Với trình độ và tầm hiểu biết của mình, chắc hẳn ông Võ Kim Cự phải là người biết rõ nhất sai phạm của mình ở mức nghiêm trọng, chứ không cần chờ đến lúc UBKT TƯ ra đề nghị “phải xem xét, thi hành kỷ luật”. Nhưng trước đó, ông lại quá tự tin và khẳng định “tôi không có gì sai”.
Tự tin là tốt, là liều thuốc tinh thần để đưa mọi việc đến thành công. Nhưng, sự tự tin quá liều sẽ khiến một người hồ đồ và có những hành động sai lầm. Dư luận nhân dân cần những đại biểu biết nhìn ra lỗi lầm để sửa chữa chứ không phải né tránh và "đá bóng" trách nhiệm.
Còn nhớ, thời điểm vụ việc Formosa xả thải gây hại cho môi trường 4 tỉnh miền Trung mới xảy ra, cánh phóng viên báo chí muốn tìm gặp ông Võ Kim Cự để rộng đường dư luận nhưng vô cùng khó khăn. Nhiều lần “mật phục” trước cửa Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng không thể tìm gặp.
Cho đến khi Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV diễn ra vào cuối tháng 7/2016, nhiều người hy vọng gặp ông bên hành lang Quốc hội. Nhưng càng hy vọng lại càng thất vọng. Càng cố tìm, ông càng không xuất hiện trước báo chí.
Cũng là một phóng viên theo mảng nghị trường, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh ĐBQH Võ Kim Cự thoăn thoắt bước chân đi thật nhanh vào hội trường - một cách “né” phóng viên hợp tình, hợp lý. Bởi nguyên tắc tác nghiệp ở Quốc hội là khi đại biểu bận thì không được phép làm phiền. Ông đã kiên định từ chối mọi lời đề nghị phỏng vấn của phóng viên như thế.
Trong lúc dư luận xã hội nóng lên câu chuyện trách nhiệm cá nhân ông với vấn đề cấp phép cho Formosa vào Việt Nam, sự “im lặng” của ông Cự không được ví như vàng nữa. Nó khiến dư luận hoang mang.
Phải đến khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nhắc nhở”, ông Võ Kim Cự mới chịu lên tiếng. Đó là ngày 23/7, trong cuộc ra mắt báo chí, trước phản ánh của phóng viên về việc khó gặp ĐBQH Võ Kim Cự bên hàng lang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: “Sẽ gặp gỡ và nhắc nhở ông Võ Kim Cự không né tránh báo chí mà cần chủ động thông tin với dư luận”.
Ngày 25/7, ông Cự đã lên tiếng về sự việc.
Thế nhưng, sự lên tiếng của ông không khiến dư luận hài lòng. Bởi như một sự né tránh, không dám nhìn thẳng vào sự thật, ông khẳng định, việc cấp phép 70 năm cho Formosa là “đúng quy trình” và “đúng pháp luật”.
Dự án Formosa từng được coi là “con đẻ” của ông Võ Kim Cự bởi ông để lại dấu ấn ngay từ những ngày đầu cấp phép cho đến lúc dự án đưa vào vận hành thử nghiệm và sau này là quy trình xả thải có nhiều yếu tố chưa đúng chuẩn, gây hại cho môi trường. Ông cũng từng tuyên bố, mọi việc ông làm là “vì dân, vì nước”, vì Hà Tĩnh đang cần kích cầu phát triển nên mới chấp nhận Formosa. Ông không ngờ mọi việc diễn ra hoàn toàn không theo ý muốn.
Hóa ra, ông cũng có một chút giật mình. Nhưng giật mình mà vẫn kiên định: “Tôi không có gì sai trong việc cấp phép cho Formosa”.
Ngay tại kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đề nghị làm rõ những phát ngôn của ông Võ Kim Cự.
Bây giờ thì sai phạm của ông Võ Kim Cự đã “rõ mười mươi". Chắc hẳn lần này, ông Cự sẽ không còn im lặng nữa. Vì ông vẫn đang trên cương vị là một “đại biểu dân cử”. Đại biểu nói tiếng nói của dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân thì chắc hẳn không thể trốn tránh mong muốn được đi đến cùng sự thật của nhân dân.
Một dự án với nhiều vấn đề nhưng lại được cấp phép hoạt động một cách nhanh chóng, vượt thời gian quy định, quá trình thẩm định, phê duyệt và cấp phép không xem xét kỹ lưỡng. Chắc lúc đó ông quên mất rằng, phát triển kinh tế cần thiết đi đôi với bảo vệ môi trường.
Lại nhớ, ông Cự từng khẳng định cấp phép cho Formosa “không vì động cơ, mục đích cá nhân nào cả. Vì đất nước nghèo nên còn nhiều vấn đề khó khăn và cần một cú hích cho phát triển kinh tế”. Ông cũng nói “dám làm dám chịu” nhưng cái im lặng của ông thì lại đi ngược lại với những phát ngôn hùng hồn.
Nhân dân Hà Tĩnh tin tưởng ông nhưng ông lại đem niềm tin yêu gửi vào những hành động vội vàng, những quyết định chóng vánh.
Với trình độ và tầm hiểu biết của mình, chắc hẳn ông Võ Kim Cự phải là người biết rõ nhất sai phạm của mình ở mức nghiêm trọng, chứ không cần chờ đến lúc UBKT TƯ ra đề nghị “phải xem xét, thi hành kỷ luật”. Nhưng trước đó, ông lại quá tự tin và khẳng định “tôi không có gì sai”.
Tự tin là tốt, là liều thuốc tinh thần để đưa mọi việc đến thành công. Nhưng, sự tự tin quá liều sẽ khiến một người hồ đồ và có những hành động sai lầm. Dư luận nhân dân cần những đại biểu biết nhìn ra lỗi lầm để sửa chữa chứ không phải né tránh và "đá bóng" trách nhiệm.
Tác giả bài viết: Dương Thu
Nguồn tin: