Người tặng xe Lexus 3 tỷ đồng cho tỉnh Cà Mau lên tiếng
- 08:20 23-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lãnh đạo doanh nghiệp tặng hai xe sang cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau nói rằng đây là việc làm trong sáng, hoàn toàn không vụ lợi.
Trao đổi với Zing.vn ngày 22/2, ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý, phường 8, TP Cà Mau), cho biết doanh nghiệp có khu du lịch sinh thái, dự án Nhà máy điện gió Khai Long ở Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) và nhà máy xử lý rác thải Cà Mau. Bản thân ông quê ở Cà Mau nên chủ doanh nghiệp này muốn tặng cho quê hương những gì mà chính quyền và nhân dân cần.
"Tôi hỗ trợ tỉnh Cà Mau nhiều tỷ đồng để làm đường, xây nhà cho người nghèo... Thấy chính quyền địa phương không có ôtô đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho việc kiểm tra đê điều hoặc đón những đoàn công tác Trung ương nên tặng 2 xe phục vụ cho việc công. Việc làm này là tự nguyện, minh bạch, không vụ lợi", ông Dân chia sẻ.
Sau hơn nửa năm tặng ôtô, Công ty Công Lý đề nghị UBND tỉnh Cà Mau ứng 30 tỷ đồng để phục vụ cho việc xử lý rác thải. Cuối năm 2006, UBND tỉnh Cà Mau đồng ý cho doanh nghiệp ứng 25 tỷ đồng.
Ngoài chuyện "đầu năm tặng xe sang, cuối năm ứng tiền tỷ", Công ty Công Lý còn bị cho là khai thác cát khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Đó là ngày 6/12/2016, lực lượng của Đồn Biên phòng Đất Mũi trên đường tuần tra đã phát hiện 4 người khai thác cát ven biển nhưng không xuất trình được giấy tờ.
Họ khai là công nhân của Công ty Công Lý, mỗi ngày khai thác khoảng 150 m3 cát (bắt đầu từ trước đó một tháng) để san lắp mặt bằng cho một số dự án trong khu vực.
Sau hơn nửa năm tặng ôtô, Công ty Công Lý đề nghị UBND tỉnh Cà Mau ứng 30 tỷ đồng để phục vụ cho việc xử lý rác thải. Cuối năm 2006, UBND tỉnh Cà Mau đồng ý cho doanh nghiệp ứng 25 tỷ đồng.
Ngoài chuyện "đầu năm tặng xe sang, cuối năm ứng tiền tỷ", Công ty Công Lý còn bị cho là khai thác cát khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Đó là ngày 6/12/2016, lực lượng của Đồn Biên phòng Đất Mũi trên đường tuần tra đã phát hiện 4 người khai thác cát ven biển nhưng không xuất trình được giấy tờ.
Họ khai là công nhân của Công ty Công Lý, mỗi ngày khai thác khoảng 150 m3 cát (bắt đầu từ trước đó một tháng) để san lắp mặt bằng cho một số dự án trong khu vực.
Đối với 4/8 ha rừng phòng hộ được Nhà nước cho Công ty Công Lý thuê đã bị chết, ngày 21/2, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản gửi các cơ quan chức năng nêu nguyên nhân là do thời tiết, triều cường, nước thoát không kịp… Lỗi của doanh nghiệp là chưa thường xuyên theo dõi, báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng hiện tượng cây rừng chết để có biện pháp khắc phục.
"Qua phân tích các nguyên nhân trên, chưa có cơ sở để khẳng định Công ty Công Lý có hành vi cố ý gây chết cây rừng", báo của UBND tỉnh Cà Mau xác định.
Còn theo lý giải của ông Tô Hoài Dân với Zing.vn, khu vực rừng bị chết chủ yếu là cây mắm già nên không còn sức sống. Công ty đang chuẩn bị trồng thay thế bằng cây đước.
Đối với việc khai thác cát, ông Dân viện dẫn Điều 64 của Luật Khoáng sản. Trong đó quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép, trong trường hợp đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư, và sản phẩm khai thác được sử dụng cho chính công trình đó.
"Tôi đã làm đúng theo Luật Khoáng sản và UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có văn bản cho phép công ty khai thác cát. Nếu có đi 'cửa trước cửa sau' thì làm gì tôi phải tặng xe cho tốn kém", ông Dân chia sẻ.
"Qua phân tích các nguyên nhân trên, chưa có cơ sở để khẳng định Công ty Công Lý có hành vi cố ý gây chết cây rừng", báo của UBND tỉnh Cà Mau xác định.
Còn theo lý giải của ông Tô Hoài Dân với Zing.vn, khu vực rừng bị chết chủ yếu là cây mắm già nên không còn sức sống. Công ty đang chuẩn bị trồng thay thế bằng cây đước.
Đối với việc khai thác cát, ông Dân viện dẫn Điều 64 của Luật Khoáng sản. Trong đó quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép, trong trường hợp đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư, và sản phẩm khai thác được sử dụng cho chính công trình đó.
"Tôi đã làm đúng theo Luật Khoáng sản và UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có văn bản cho phép công ty khai thác cát. Nếu có đi 'cửa trước cửa sau' thì làm gì tôi phải tặng xe cho tốn kém", ông Dân chia sẻ.
Theo ông Đoàn Quốc Khởi, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, việc doanh nghiệp tặng xe trước và sau đó xin tạm ứng tiền là bình thường, làm đúng theo các quy định và "cái nào ra cái đó".
"Công ty Công Lý tặng xe rồi xin ứng tiền xử lý rác nên nhiều người nghĩ tỉnh Cà Mau ưu ái doanh nghiệp này là không phải, đó là tự suy diễn thôi", ông Khởi giải bày.
"Công ty Công Lý tặng xe rồi xin ứng tiền xử lý rác nên nhiều người nghĩ tỉnh Cà Mau ưu ái doanh nghiệp này là không phải, đó là tự suy diễn thôi", ông Khởi giải bày.
Vài tháng gần đây người dân TP Cà Mau (Cà Mau) đặc biệt chú ý đến hai chiếc xe Lexus do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau quản lý gắn biển số 80A. Đó là xe sang Lexus GX 460 biển số xanh 80A-338.39 và 80A-369.69. Hai xe Lexus GX 460 này do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý tặng. Giá mỗi chiếc trên 3,1 tỷ đồng. |
Tác giả bài viết: Việt Tường
Nguồn tin: