Đấu thầu tại Sở GD&ĐT Nghệ An: Nhà thầu kháng cáo
- 14:46 22-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một liên danh nhà thầu ngay lập tức kháng cáo bản án sơ thẩm do Tòa án tuyên liên quan đến gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An.
>>Chưa tuyên án vụ doanh nghiệp kiện Sở GD&ĐT Nghệ An
Kháng cáo vì không phục lý do bị loại
Báo Đấu thầu tiếp nhận thông tin của Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức xung quanh vụ kiện giữa nhà thầu này với bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An.
Theo đó, ngày 13/2/2017, Tòa án nhân dân TP. Vinh đã có thông báo về việc kháng cáo của đồng nguyên đơn là Liên danh Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức - Công ty CP Giải pháp thiết bị Sao Mai (Liên danh Anh Đức -Sao Mai) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cụ thể, ngày 23/1/2017, Tòa án nhân dân TP. Vinh nhận được đơn kháng cáo của Liên danh Anh Đức - Sao Mai đối với Bản án số 02/2017/DS-ST ngày 20/1/2017 của Tòa án nhân dân TP. Vinh.
Đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết các nội dung như: Yêu cầu hủy bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo Quyết định số 1182/QĐ-SGD&ĐT ngày 24/10/2016 và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu tại Văn bản số 2236/TB-SGD&ĐT ngày 25/10/2016 của Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An ký với nội dung thông báo và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 01: Mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ chuyên dụng cho các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đơn kháng cáo cũng yêu cầu hủy bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo Quyết định số 1203/QĐ-SGD&ĐT ngày 28/10/2016 và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu tại Văn bản số 2819/TB-SGD&ĐT ngày 03/11/2016 của Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An với nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 03: Mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đồng thời, Đơn kháng cáo yêu cầu buộc Sở GD&ĐT Nghệ An bồi thường thiệt hại tiền chuẩn bị HSDT Gói thầu số 01 và 03 là 240.000.000 đồng. Kháng cáo của Liên danh Anh Đức - Sao Mai đề nghị Tòa căn cứ Điều 94 Luật Đấu thầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc dừng việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng giữa Sở GD&ĐT Nghệ An với Công ty CP Thiết bị giáo dục Hải Hà (Gói thầu số 01) và Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Trần Vũ (Gói thầu số 03).
Trước đó, Bản án 02/2017/DS-ST đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Liên danh Anh Đức - Sao Mai đối với Sở GD&ĐT Nghệ An.
Ngày 21/2/2017, trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Anh Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức, đại diện hợp pháp của Liên danh Anh Đức - Sao Mai khẳng định, nhà thầu này sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng vì niềm tin vào chính sách đấu thầu luôn tạo điều kiện để việc lựa chọn nhà thầu thực sự minh bạch, hiệu quả và công bằng.
“Trong đơn khởi kiện của chúng tôi, nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết rất rõ. Chúng tôi không chấp nhận lý do loại HSDT của chúng tôi từ phía Sở GD&ĐT Nghệ An. Cho đến thời điểm này, khi các thủ tục kháng cáo đã chấp hành, niềm tin của chúng tôi chưa bao giờ thay đổi”, ông Ngọc khẳng định.
Với giá dự thầu đưa ra thấp nhất ở cả 2 gói (gói số 1 thấp hơn đơn vị được thông báo trúng thầu là 123.125.000 đồng; gói số 3 thấp hơn đơn vị được thông báo trúng thầu là 358.242.000 đồng). “Chúng tôi đã bị loại vì sự không công bằng, không khách quan, sự cố tình loại bỏ, không cho Liên danh chúng tôi trúng từ bên mời thầu”, một lần nữa ông Ngọc khẳng định.
Trong các văn bản thông báo, lý do Sở GD&ĐT Nghệ An đưa ra để loại HSDT của Liên danh Anh Đức - Sao Mai ở cả 2 gói thầu là: “HSDT của nhà thầu không hợp lệ vì Liên danh số 01/2016/TTLD.AĐ-SM giữa Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức với Công ty CP Giải pháp thiết bị Sao Mai không hợp lệ. Trong hợp đồng liên danh, liên danh nhà thầu ủy quyền cho Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức chịu trách nhiệm thay mặt liên danh ký kết hợp đồng là trái với Mẫu số 3, Chương IV của HSMT và không phù hợp với quy định tại Điều 65 của Luật Đấu thầu”.
Theo nhà thầu Anh Đức, Sở GD&ĐT Nghệ An đã không làm hết trách nhiệm của mình khi không áp dụng Mục 30 chương I: Chỉ dẫn nhà thầu. HSMT đã nêu cụ thể về “sai sót không nghiêm trọng”. Nếu bên mời thầu muốn có nhiều nhà thầu tham gia để tăng sự cạnh tranh, nâng hiệu quả công tác đấu thầu thì với thỏa thuận liên danh có điều khoản chưa phù hợp mà điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá cả và các yêu cầu khác về năng lực, kinh nghiệm của gói thầu thì cần để cho nhà thầu điều chỉnh.
Không phải lý do loại HSDT
Theo một chuyên gia về đấu thầu, HSDT hợp lệ phải có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Trong đó, thỏa thuận liên danh được lập theo hướng dẫn tại Mẫu số 03 thuộc các Mẫu HSMT ban hành kèm Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT. Theo đó, các bên phân công thành viên đứng đầu liên danh thực hiện một số công việc trong quá trình tham gia dự thầu, trừ việc ký kết hợp đồng.
Vị chuyên gia nêu trên cho rằng, việc Liên danh Anh Đức - Sao Mai phân công thành viên trong Liên danh thực hiện việc ký kết hợp đồng là chưa phù hợp với hướng dẫn nêu trên cũng như quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Đấu thầu. “Tuy nhiên, sai sót này không phải là lý do để loại HSDT của nhà thầu. Trong trường hợp này, HSDT vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá. Trường hợp nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu đính chính lại sai sót của thỏa thuận liên danh và hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu liên danh phải bao gồm chữ ký, dấu của tất cả các thành viên liên danh”, vị chuyên gia nêu trên bình luận.
Chuyên gia nêu trên cũng khẳng định, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đều hướng đến tinh thần hỗ trợ bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá, chứ không phải để loại bỏ nhà thầu bởi những sai sót không nghiêm trọng.
Đấu thầu là để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá, chứ không phải để loại bỏ nhà thầu bởi những sai sót không nghiêm trọng. Ảnh: Lê Tiên
Kháng cáo vì không phục lý do bị loại
Báo Đấu thầu tiếp nhận thông tin của Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức xung quanh vụ kiện giữa nhà thầu này với bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An.
Theo đó, ngày 13/2/2017, Tòa án nhân dân TP. Vinh đã có thông báo về việc kháng cáo của đồng nguyên đơn là Liên danh Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức - Công ty CP Giải pháp thiết bị Sao Mai (Liên danh Anh Đức -Sao Mai) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cụ thể, ngày 23/1/2017, Tòa án nhân dân TP. Vinh nhận được đơn kháng cáo của Liên danh Anh Đức - Sao Mai đối với Bản án số 02/2017/DS-ST ngày 20/1/2017 của Tòa án nhân dân TP. Vinh.
Đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết các nội dung như: Yêu cầu hủy bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo Quyết định số 1182/QĐ-SGD&ĐT ngày 24/10/2016 và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu tại Văn bản số 2236/TB-SGD&ĐT ngày 25/10/2016 của Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An ký với nội dung thông báo và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 01: Mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ chuyên dụng cho các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đơn kháng cáo cũng yêu cầu hủy bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo Quyết định số 1203/QĐ-SGD&ĐT ngày 28/10/2016 và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu tại Văn bản số 2819/TB-SGD&ĐT ngày 03/11/2016 của Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An với nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 03: Mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đồng thời, Đơn kháng cáo yêu cầu buộc Sở GD&ĐT Nghệ An bồi thường thiệt hại tiền chuẩn bị HSDT Gói thầu số 01 và 03 là 240.000.000 đồng. Kháng cáo của Liên danh Anh Đức - Sao Mai đề nghị Tòa căn cứ Điều 94 Luật Đấu thầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc dừng việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng giữa Sở GD&ĐT Nghệ An với Công ty CP Thiết bị giáo dục Hải Hà (Gói thầu số 01) và Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Trần Vũ (Gói thầu số 03).
Trước đó, Bản án 02/2017/DS-ST đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Liên danh Anh Đức - Sao Mai đối với Sở GD&ĐT Nghệ An.
Ngày 21/2/2017, trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Anh Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức, đại diện hợp pháp của Liên danh Anh Đức - Sao Mai khẳng định, nhà thầu này sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng vì niềm tin vào chính sách đấu thầu luôn tạo điều kiện để việc lựa chọn nhà thầu thực sự minh bạch, hiệu quả và công bằng.
“Trong đơn khởi kiện của chúng tôi, nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết rất rõ. Chúng tôi không chấp nhận lý do loại HSDT của chúng tôi từ phía Sở GD&ĐT Nghệ An. Cho đến thời điểm này, khi các thủ tục kháng cáo đã chấp hành, niềm tin của chúng tôi chưa bao giờ thay đổi”, ông Ngọc khẳng định.
Với giá dự thầu đưa ra thấp nhất ở cả 2 gói (gói số 1 thấp hơn đơn vị được thông báo trúng thầu là 123.125.000 đồng; gói số 3 thấp hơn đơn vị được thông báo trúng thầu là 358.242.000 đồng). “Chúng tôi đã bị loại vì sự không công bằng, không khách quan, sự cố tình loại bỏ, không cho Liên danh chúng tôi trúng từ bên mời thầu”, một lần nữa ông Ngọc khẳng định.
Trong các văn bản thông báo, lý do Sở GD&ĐT Nghệ An đưa ra để loại HSDT của Liên danh Anh Đức - Sao Mai ở cả 2 gói thầu là: “HSDT của nhà thầu không hợp lệ vì Liên danh số 01/2016/TTLD.AĐ-SM giữa Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức với Công ty CP Giải pháp thiết bị Sao Mai không hợp lệ. Trong hợp đồng liên danh, liên danh nhà thầu ủy quyền cho Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức chịu trách nhiệm thay mặt liên danh ký kết hợp đồng là trái với Mẫu số 3, Chương IV của HSMT và không phù hợp với quy định tại Điều 65 của Luật Đấu thầu”.
Theo nhà thầu Anh Đức, Sở GD&ĐT Nghệ An đã không làm hết trách nhiệm của mình khi không áp dụng Mục 30 chương I: Chỉ dẫn nhà thầu. HSMT đã nêu cụ thể về “sai sót không nghiêm trọng”. Nếu bên mời thầu muốn có nhiều nhà thầu tham gia để tăng sự cạnh tranh, nâng hiệu quả công tác đấu thầu thì với thỏa thuận liên danh có điều khoản chưa phù hợp mà điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá cả và các yêu cầu khác về năng lực, kinh nghiệm của gói thầu thì cần để cho nhà thầu điều chỉnh.
Không phải lý do loại HSDT
Theo một chuyên gia về đấu thầu, HSDT hợp lệ phải có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Trong đó, thỏa thuận liên danh được lập theo hướng dẫn tại Mẫu số 03 thuộc các Mẫu HSMT ban hành kèm Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT. Theo đó, các bên phân công thành viên đứng đầu liên danh thực hiện một số công việc trong quá trình tham gia dự thầu, trừ việc ký kết hợp đồng.
Vị chuyên gia nêu trên cho rằng, việc Liên danh Anh Đức - Sao Mai phân công thành viên trong Liên danh thực hiện việc ký kết hợp đồng là chưa phù hợp với hướng dẫn nêu trên cũng như quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Đấu thầu. “Tuy nhiên, sai sót này không phải là lý do để loại HSDT của nhà thầu. Trong trường hợp này, HSDT vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá. Trường hợp nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu đính chính lại sai sót của thỏa thuận liên danh và hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu liên danh phải bao gồm chữ ký, dấu của tất cả các thành viên liên danh”, vị chuyên gia nêu trên bình luận.
Chuyên gia nêu trên cũng khẳng định, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đều hướng đến tinh thần hỗ trợ bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá, chứ không phải để loại bỏ nhà thầu bởi những sai sót không nghiêm trọng.
Tác giả: Văn Huyền
Nguồn tin: Báo Đấu thầu
Nguồn tin: Báo Đấu thầu