Vụ án “móc túi” khách hàng ở cây xăng Trần Khát Chân: Cựu cửa hàng trưởng cùng nhân viên lĩnh án
- 19:08 21-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Như Báo ANTĐ thông tin, ngày 21-2, phiên xử ổ nhóm “móc túi” khách hàng tại cây xăng Trần Khát Chân tiếp diễn và sau hai ngày xét xử, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết.
Góp tiền mua chíp để “móc túi” khách hàng
Quá trình xét xử ổ nhóm “móc túi” khách hàng tại cây xăng Trần Khát Chân cho thấy, năm 2014, Nguyễn Thị Hồng Hạnh là Cửa hàng trưởng Cửa hàng xăng dầu này, còn Trần Thanh Trình và Nguyễn Mạnh Hà được phân công làm ca trưởng của 2 ca bán xăng, dầu tại đây.
Cất công tìm hiểu, Trình, Hà biết trên thị trường trôi nổi có bán chíp điện tử để đánh cắp xăng, dầu khi bán cho khách hàng nên đề xuất với Hạnh và được cửa hàng trưởng đồng ý. Thực hiện tội phạm, bộ đôi ca trưởng lập tức gặp Hồ Trọng Tuấn – Trưởng phòng Thị trường (Công ty CP Xăng dầu khí đốt Hà Nội) đặt vấn đề mua hộ 3 bộ chíp điện tử.
Được đồng bọn nhất trí, Hà và Trình báo cáo lại Hạnh, đồng thời huy động toàn bộ nhân viên ở cửa hàng xăng dầu góp tiền mua sắm thiết bị “móc túi” khách hàng. Ngay sau đó, 10/12 nhân viên tại đây đã góp mỗi người 7 triệu đồng. Riêng Hạnh là “sếp” nên không phải đóng góp và một nhân viên khác không có tiền tham gia.
Về phía Tuấn, sau khi nhận lời tiếp tay cho đồng bọn đã lập tức tìm gặp Lê Đức Phong – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị xăng dầu Thăng Long nhờ mua hộ mấy bộ chíp điện tử. Tuy nhiên, do không biết mua thiết bị ăn cắp xăng dầu ở đâu nên Phong tiếp tục “vắt sang” Ngô Đức Toàn – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị xăng dầu Anh Phát.
Sau đó, Toàn ra chợ trời mua 2 bộ chíp điện tử, đồng thời được hướng dẫn tỉ mỉ về cách thức lắp đặt cũng như việc chủ động tăng giảm lượng xăng, dầu theo ý muốn. Hoàn tất các bộ thiết bị trộm cắp nhiên liệu, đêm cuối tháng 4-2014, Tuấn đưa đồng bọn đến gắn 2 bộ chíp điện tử vào 2 cột bơm xăng số 2 và số 4.
Quá trình lắp đặt thiết bị và để không làm rách tem kiểm định tại các cột bơm xăng, Phong dùng máy sấy tóc xả nóng, dùng dao lam bóc tem kiểm định ra, rồi khéo léo dán lại như cũ. Và để có được thiết bị trộm xăng, dầu, hơn chục cán bộ, nhân viên ở cây xăng Trần Khát Chân đã phải trả cho nhóm Tuấn 75 triệu đồng.
Dễ dàng “móc túi” khách hàng và trong một lần sửa chíp điện tử, bộ đôi ca trưởng ở cây xăng Trần Khát Chân tiếp tục bảo Phong lắp đặt thêm một bộ thiết bị tương tự vào cột bơm xăng số 5. Ban đầu, chỉ Trình và Hà là người điều khiển những bộ chíp đó nhưng về sau thì hầu hết nhân viên tại đây đều được phổ biến cách thức “móc túi” khách hàng.
Nâng đời thiết bị nhằm “qua mặt” đoàn kiểm tra
Cũng theo lời khai nhận tội của các bị cáo cùng tài liệu truy tố, sau một thời gian sử dụng 3 bộ chíp điện tử điều khiển bằng công tắc, Hà, Trình thấy bất tiện và rất dễ bị đoàn kiểm tra phát hiện nên tiếp tục tìm hiểu để cải tiến.
Và rồi trong một lần chíp điện tử điều khiển bằng công tắc bị trục trặc, Hà gọi điện nhờ Ngô Tuấn Anh đến sửa hộ. Tại đây, Hà hỏi và được đối tượng này cho biết hoàn toàn có thể cải tiến từ chíp điều khiển bằng công tắc sang chíp điều khiển từ xa.
Thế nên chỉ ít ngày sau, cả 3 bộ chíp gắn vào các cột bơm xăng tại cây xăng Trần Khát Chân đều được Tuấn Anh thay thế bằng điều khiển từ xa. Đổi lại, ổ nhóm “móc túi” khách hàng tại đây phải bỏ thêm 21 triệu đồng nữa cho việc nâng đời thiết bị trộm cắp xăng, dầu.
Xuyên suốt quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, lời khai của các bị cáo “chủ công” trong ổ nhóm tội phạm này đều thể hiện, sở dĩ phải thay đổi từ chíp điện tử điều khiển bằng công tắc sang điều khiển từ xa là để tránh sự phát giác của khách hàng cũng như đoàn kiểm tra.
Bởi dùng chíp công tắc khá bất tiện, trong khi điều khiển từ xa thì rất dễ dàng thao tác để các bộ chíp hoạt động hay ở trạng thái không liên quan gì đến hoạt động bơm nhiên liệu. Ngoài ra, nhằm đối phó với những người mua xăng, dầu bằng can hay chai, nhân viên bán xăng làm bậy thường hướng dẫn họ ra những cột bơm không gắn chíp.
Bằng mánh khóe nêu trên và áp dụng tỉ lệ bơm thiếu 5% xăng, dầu, từ cuối tháng 4-2014 đến ngày 24-12-2015 (khi bị bắt quả tang), cựu cửa hàng trưởng cùng 11 nhân viên ở cửa hàng Xăng dầu Trần Khát Chân đã “móc túi” được hơn 1,5 tỷ đồng chia nhau.
Với tính chất, mức độ tội phạm mà các bị cáo gây ra như nêu ở trên nên sau 2 ngày xét xử, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Thị Hồng Hạnh 30 tháng tù; Trần Thanh Trình, Nguyễn Mạnh Hà cùng 39 tháng tù và Hồ Trọng Tuấn 24 tháng tù đều về tội “Lừa dối khách hàng”.
Cùng tội danh, 7 bị cáo còn lại là Đỗ Thị Lương Hà, Trần Thị Minh Thu, Trương Quốc Cường, Nguyễn Công Trung, Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Minh Phương, Bùi Thị Mai Linh, Nguyễn Bá Tùng, Hoàng Nghĩa Quân (đều là nhân viên cây xăng Trần Khát Chân), Lê Đức Phong và Ngô Đức Toàn Ngô Tuấn Anh lần lượt bị tuyên phạt từ 20 triệu đồng đến 24 tháng tù nhưng được hưởng án treo.
Quá trình xét xử ổ nhóm “móc túi” khách hàng tại cây xăng Trần Khát Chân cho thấy, năm 2014, Nguyễn Thị Hồng Hạnh là Cửa hàng trưởng Cửa hàng xăng dầu này, còn Trần Thanh Trình và Nguyễn Mạnh Hà được phân công làm ca trưởng của 2 ca bán xăng, dầu tại đây.
Cất công tìm hiểu, Trình, Hà biết trên thị trường trôi nổi có bán chíp điện tử để đánh cắp xăng, dầu khi bán cho khách hàng nên đề xuất với Hạnh và được cửa hàng trưởng đồng ý. Thực hiện tội phạm, bộ đôi ca trưởng lập tức gặp Hồ Trọng Tuấn – Trưởng phòng Thị trường (Công ty CP Xăng dầu khí đốt Hà Nội) đặt vấn đề mua hộ 3 bộ chíp điện tử.
Được đồng bọn nhất trí, Hà và Trình báo cáo lại Hạnh, đồng thời huy động toàn bộ nhân viên ở cửa hàng xăng dầu góp tiền mua sắm thiết bị “móc túi” khách hàng. Ngay sau đó, 10/12 nhân viên tại đây đã góp mỗi người 7 triệu đồng. Riêng Hạnh là “sếp” nên không phải đóng góp và một nhân viên khác không có tiền tham gia.
Về phía Tuấn, sau khi nhận lời tiếp tay cho đồng bọn đã lập tức tìm gặp Lê Đức Phong – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị xăng dầu Thăng Long nhờ mua hộ mấy bộ chíp điện tử. Tuy nhiên, do không biết mua thiết bị ăn cắp xăng dầu ở đâu nên Phong tiếp tục “vắt sang” Ngô Đức Toàn – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị xăng dầu Anh Phát.
Sau đó, Toàn ra chợ trời mua 2 bộ chíp điện tử, đồng thời được hướng dẫn tỉ mỉ về cách thức lắp đặt cũng như việc chủ động tăng giảm lượng xăng, dầu theo ý muốn. Hoàn tất các bộ thiết bị trộm cắp nhiên liệu, đêm cuối tháng 4-2014, Tuấn đưa đồng bọn đến gắn 2 bộ chíp điện tử vào 2 cột bơm xăng số 2 và số 4.
Quá trình lắp đặt thiết bị và để không làm rách tem kiểm định tại các cột bơm xăng, Phong dùng máy sấy tóc xả nóng, dùng dao lam bóc tem kiểm định ra, rồi khéo léo dán lại như cũ. Và để có được thiết bị trộm xăng, dầu, hơn chục cán bộ, nhân viên ở cây xăng Trần Khát Chân đã phải trả cho nhóm Tuấn 75 triệu đồng.
Dễ dàng “móc túi” khách hàng và trong một lần sửa chíp điện tử, bộ đôi ca trưởng ở cây xăng Trần Khát Chân tiếp tục bảo Phong lắp đặt thêm một bộ thiết bị tương tự vào cột bơm xăng số 5. Ban đầu, chỉ Trình và Hà là người điều khiển những bộ chíp đó nhưng về sau thì hầu hết nhân viên tại đây đều được phổ biến cách thức “móc túi” khách hàng.
Nâng đời thiết bị nhằm “qua mặt” đoàn kiểm tra
Cũng theo lời khai nhận tội của các bị cáo cùng tài liệu truy tố, sau một thời gian sử dụng 3 bộ chíp điện tử điều khiển bằng công tắc, Hà, Trình thấy bất tiện và rất dễ bị đoàn kiểm tra phát hiện nên tiếp tục tìm hiểu để cải tiến.
Và rồi trong một lần chíp điện tử điều khiển bằng công tắc bị trục trặc, Hà gọi điện nhờ Ngô Tuấn Anh đến sửa hộ. Tại đây, Hà hỏi và được đối tượng này cho biết hoàn toàn có thể cải tiến từ chíp điều khiển bằng công tắc sang chíp điều khiển từ xa.
Thế nên chỉ ít ngày sau, cả 3 bộ chíp gắn vào các cột bơm xăng tại cây xăng Trần Khát Chân đều được Tuấn Anh thay thế bằng điều khiển từ xa. Đổi lại, ổ nhóm “móc túi” khách hàng tại đây phải bỏ thêm 21 triệu đồng nữa cho việc nâng đời thiết bị trộm cắp xăng, dầu.
Xuyên suốt quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, lời khai của các bị cáo “chủ công” trong ổ nhóm tội phạm này đều thể hiện, sở dĩ phải thay đổi từ chíp điện tử điều khiển bằng công tắc sang điều khiển từ xa là để tránh sự phát giác của khách hàng cũng như đoàn kiểm tra.
Bởi dùng chíp công tắc khá bất tiện, trong khi điều khiển từ xa thì rất dễ dàng thao tác để các bộ chíp hoạt động hay ở trạng thái không liên quan gì đến hoạt động bơm nhiên liệu. Ngoài ra, nhằm đối phó với những người mua xăng, dầu bằng can hay chai, nhân viên bán xăng làm bậy thường hướng dẫn họ ra những cột bơm không gắn chíp.
Bằng mánh khóe nêu trên và áp dụng tỉ lệ bơm thiếu 5% xăng, dầu, từ cuối tháng 4-2014 đến ngày 24-12-2015 (khi bị bắt quả tang), cựu cửa hàng trưởng cùng 11 nhân viên ở cửa hàng Xăng dầu Trần Khát Chân đã “móc túi” được hơn 1,5 tỷ đồng chia nhau.
Với tính chất, mức độ tội phạm mà các bị cáo gây ra như nêu ở trên nên sau 2 ngày xét xử, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Thị Hồng Hạnh 30 tháng tù; Trần Thanh Trình, Nguyễn Mạnh Hà cùng 39 tháng tù và Hồ Trọng Tuấn 24 tháng tù đều về tội “Lừa dối khách hàng”.
Cùng tội danh, 7 bị cáo còn lại là Đỗ Thị Lương Hà, Trần Thị Minh Thu, Trương Quốc Cường, Nguyễn Công Trung, Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Minh Phương, Bùi Thị Mai Linh, Nguyễn Bá Tùng, Hoàng Nghĩa Quân (đều là nhân viên cây xăng Trần Khát Chân), Lê Đức Phong và Ngô Đức Toàn Ngô Tuấn Anh lần lượt bị tuyên phạt từ 20 triệu đồng đến 24 tháng tù nhưng được hưởng án treo.
Tác giả bài viết: Lâm Vinh
Nguồn tin: