Bộ tộc chăn nuôi tuần lộc tại châu Âu
- 14:01 21-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người Sami chăn nuôi tuần lộc để lấy thịt, lông và sừng dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Bộ tộc Sami sống rải rác ở Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Nga. Họ mặc trang phục truyền thống sặc sỡ, chăn nuôi tuần lộc và đánh cá. Ảnh: Maze.
Cuộc sống thường ngày của người Sami. Video: Samisk Reiseliv i Nord-Norge.
Cách đây 10.000 năm, người Sami sống ở một vùng đất lớn có tên là Sapmi hoặc Lapland (Phần Lan) cho đến khi băng tan. Ảnh: Flickr.
Người Sami không có thói quen di cư hay sống du mục. Ảnh: Nordnorge.
Theo lịch của người Sami, một năm được chia ra làm tám mùa giống như vòng đời của tuần lộc. Ảnh: Flickr.
Trước khi chăn nuôi tuần lộc, người Sami săn bắn loài thú này. Thịt tuần lộc làm thức ăn và đem buôn bán, lông và sừng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ. Ảnh: BBC.
Nghề thủ công mỹ nghệ của bộ tộc Sami rất phát triển, họ chủ yếu sử dụng các chất liệu như vỏ cây bạch dương, sừng, lông, vàng và thiếc. Nghề này được truyền từ đời này sang đời khác và gắn liền với cuộc sống của người dân. Ảnh: Magnetic North Travel.
Mỗi vùng hay mỗi gia đình thậm chí dùng họa tiết và màu sắc quần áo đặc trưng riêng, nhưng những màu truyền thống trên lá cờ như đỏ, xanh dương, vàng và xanh lá cây vẫn được ưu tiên sử dụng. Ảnh: The Travel Magazine.
Họ thường mặc trang phục truyền thống vào những ngày lễ lớn hay các sự kiện quan trọng của bộ tộc. Ảnh: tellevodondequieras.
Quốc khánh Sami được tổ chức vào ngày 6/2 hàng năm để kỷ niệm Hội nghị Sami đầu tiên, năm 1917 tại Trondheim, Na Uy. Đây là lần đầu tiên người Sami từ các nước khác nhau cùng tụ họp để bàn về những vấn đề chung mà tộc người này phải đối mặt. Ảnh: Portland Flag Association.
Vào ngày Quốc khánh, người trong bộ tộc thường mặc trang phục truyền thống có tên Gákti, hát quốc ca và vẫy cờ của người Sami. Ảnh: Iron March Forums.
Trong quá khứ, người Sami từng có ký ức đau buồn về việc lãnh thổ bị xâm chiếm. Nạn áp bức và phân biệt chủng tộc từng khiến người Sami phải đổi họ. Ảnh: Key Word Suggest.
Tuy phải chịu đựng những chính sách đồng hóa và hội nhập nhưng người Sami vẫn giữ được truyền thống cũng như văn hóa của mình. Đây là một trong những bộ tộc đoàn kết có nét đặc trưng rất riêng trên thế giới. Ảnh: RTS.
Cách đây 10.000 năm, người Sami sống ở một vùng đất lớn có tên là Sapmi hoặc Lapland (Phần Lan) cho đến khi băng tan. Ảnh: Flickr.
Người Sami không có thói quen di cư hay sống du mục. Ảnh: Nordnorge.
Theo lịch của người Sami, một năm được chia ra làm tám mùa giống như vòng đời của tuần lộc. Ảnh: Flickr.
Trước khi chăn nuôi tuần lộc, người Sami săn bắn loài thú này. Thịt tuần lộc làm thức ăn và đem buôn bán, lông và sừng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ. Ảnh: BBC.
Nghề thủ công mỹ nghệ của bộ tộc Sami rất phát triển, họ chủ yếu sử dụng các chất liệu như vỏ cây bạch dương, sừng, lông, vàng và thiếc. Nghề này được truyền từ đời này sang đời khác và gắn liền với cuộc sống của người dân. Ảnh: Magnetic North Travel.
Mỗi vùng hay mỗi gia đình thậm chí dùng họa tiết và màu sắc quần áo đặc trưng riêng, nhưng những màu truyền thống trên lá cờ như đỏ, xanh dương, vàng và xanh lá cây vẫn được ưu tiên sử dụng. Ảnh: The Travel Magazine.
Họ thường mặc trang phục truyền thống vào những ngày lễ lớn hay các sự kiện quan trọng của bộ tộc. Ảnh: tellevodondequieras.
Quốc khánh Sami được tổ chức vào ngày 6/2 hàng năm để kỷ niệm Hội nghị Sami đầu tiên, năm 1917 tại Trondheim, Na Uy. Đây là lần đầu tiên người Sami từ các nước khác nhau cùng tụ họp để bàn về những vấn đề chung mà tộc người này phải đối mặt. Ảnh: Portland Flag Association.
Vào ngày Quốc khánh, người trong bộ tộc thường mặc trang phục truyền thống có tên Gákti, hát quốc ca và vẫy cờ của người Sami. Ảnh: Iron March Forums.
Trong quá khứ, người Sami từng có ký ức đau buồn về việc lãnh thổ bị xâm chiếm. Nạn áp bức và phân biệt chủng tộc từng khiến người Sami phải đổi họ. Ảnh: Key Word Suggest.
Tuy phải chịu đựng những chính sách đồng hóa và hội nhập nhưng người Sami vẫn giữ được truyền thống cũng như văn hóa của mình. Đây là một trong những bộ tộc đoàn kết có nét đặc trưng rất riêng trên thế giới. Ảnh: RTS.
Tác giả bài viết: Ninh Linh
Nguồn tin: