Pháp: Biểu tình thành bạo động sau cáo buộc cảnh sát cưỡng hiếp thanh niên da đen
- 17:00 19-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thị trưởng của một thị trấn ngoại ô Paris kêu gọi người dân bình tĩnh, khi một cuộc biểu tình lớn diễn ra phản đối việc cảnh sát ra tay đánh đập và cưỡng bức một người đàn ông trẻ da đen.
Từ biểu tình thành bạo động
Theo hãng tin CNN, hơn 2.000 người đã tuần hành hôm 11/2 ở thị trấn Bobigny, thuộc ngoại ô cách Thủ đô Paris hơn 9km về phía Đông Bắc. Đi đến đâu họ hô vang khẩu hiệu: “cảnh sát cưỡng hiếp” hay “cảnh sát giết người vô tội”… nhằm đòi công lý cho người đàn ông da đen 22 tuổi tên Theo.
Được biết, trước đó hôm 2/2, một nam thanh niên da đen tên Theo được cho là bị 4 cảnh sát đánh đập và cưỡng hiếp trong lúc kiểm tra giấy tờ tùy thân.
Các sĩ quan này bị tố đưa Theo ra một góc, cưỡng dâm bằng dùi cui, nhổ vào người, đánh vào chỗ kín và có những lời nói xúc phạm thanh niên này. Khi tới bệnh viện, Theo có vết thương sâu 10cm trong trực tràng và phải phẫu thuật khẩn cấp.
Sự vụ đã khiến nhiều người dân bức xúc, phản đối dữ dội, đặc biệt là giới trẻ cùng những người đang sinh sống tại các khu “ổ chuột” trong thành phố - nơi thường xuyên bị lực lượng cảnh sát đối xử thiếu chuẩn mực.
Các cuộc biểu tình dần biến thành bạo loạn, với hàng trăm người tham gia từ hồi đầu tháng 2. Họ bắt đầu nổi loạn ném đá vào cửa sổ, đốt thùng rác bên đường và xe trong đó có xe của đài phát thanh RTL, tấn công cảnh sát, đập phá các cửa hiệu...
Lực lượng cảnh sát phải đáp trả bằng hơi cay để giải tán đám đông quá khích. Rất may không có ai bị thương nhưng cảnh sát đã bắt giữ 37 người, ít nhất 2 cửa hàng, một siêu thị và một trạm xe bus bị phá hoại.
Ngoài ra, cảnh sát đã phải can thiệp để giải cứu một trẻ nhỏ trong xe bị đốt cháy và sử dụng hơi cay để đối phó với những người quá khích.
Trong suốt hơn một tuần qua, những vụ tương tự đã xảy ra hàng đêm tại các thị trấn ngoại ô Paris, kể từ khi xảy ra vụ việc của Theo. 4 người đã bị bắt ở thành phố Marseille trong một cuộc biểu tình chống cảnh sát.
Nhiều cuộc tuần hành cũng diễn ra ở các thành phố lớn như Toulouse và Orleans, tiếp diễn tình trạng bạo lực kéo dài suốt một tuần qua. Đây là một phần của chiến dịch mang tên “Công lý cho Theo”.
4 cảnh sát bị buộc tội hành hung
Nhưng sau đó, các cuộc biểu tình càng lan rộng ra sau khi 4 cảnh sát đã tự nhận tội rằng đã tấn công và có hành vi hãm hiếp người đàn ông da đen kia. Nó khơi dậy những căng thẳng về sắc tộc giữa cảnh sát và cộng đồng người nhập cư tại các khu dân cư nghèo xung quanh Paris, mà trong thập kỷ qua cũng có vài lần nổ ra các cuộc bạo lực như thế này.
Điển hình nhất là vào năm 2005, cũng vì cái chết đáng ngờ của một thanh niên da đen mà vùng Aulnay-sous-Bois đã trở thành xuất phát điểm của đợt đại bạo động kéo dài khoảng 3 tuần với 10.000 chiếc xe và 300 tòa nhà bị đốt cháy.
Phía Bộ Nội vụ cho biết, tất cả 4 cảnh sát liên quan đến sự vụ đều bị buộc tội hành hung người với số đông và 1 trong 4 người đó bị buộc tội hiếp dâm Theo. Tất cả cũng bị đình chỉ chức vụ và chờ điều tra với cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức.
Tuy nhiên, cảnh sát Paris cho biết không có đủ bằng chứng để kết tội nhóm sĩ quan này và có thể họ chỉ vô tình gây ra vết thương ở ruột Theo, bởi nhóm cảnh sát trên luôn một mực từ chối những cáo buộc nhằm vào bản thân mình.
“Họ cho rằng chiếc quần của thanh niên da màu đã tự động tụt xuống và cây gậy chuyên dụng chỉ vô tình chọc vào hậu môn của anh ta mà thôi. Thật vô lý”, một người dùng mạng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội Vụ Bruno Le Roux cam kết là công lý sẽ được thực hiện cho Theo, nhưng đồng thời tuyên bố là chính quyền sẽ không dung thứ những kẻ lợi dụng tình hình để đập phá, hôi của, hoặc kêu gọi trả thù cảnh sát.
Kêu gọi chấm dứt biểu tình
Khi hỏi những người bạn của Theo, họ nói anh là một người vui vẻ, đáng yêu, hòa động, là một người yêu bóng đá cuồng nhiệt và đang là cầu thủ tại câu lạc bộ bóng đá ở Aulnay-sous-Bois.
“Anh ấy là một người rất hòa đồng và luôn cười rạng rỡ với tất cả những người mà anh yêu thương”, một người bạn chơi bóng với Theo nói.
Chị của anh là Aurelie, một cầu thủ bóng ném chuyên nghiệp, “Các bác sĩ nói rằng không chắc chắn về những tác động mà vết thương gây ra cho Theo. Gia đình tôi rất đau lòng vì chuyện này”.
Theo lời kể của Theo nói trên kênh truyền hình Pháp BFM rằng, khi anh vừa đi bộ, vừa nghe nhạc thì bỗng nhiên bị cảnh sát bao vây.
“Tôi tự nghĩ trong đầu rằng có chuyện chẳng lành rồi, có mùi bạo lực ở những người này. Tôi nép sát vào bờ tường và ngay lập tức họ đánh tôi”. Theo cho biết, có tên cảnh sát đã dùng dùi cui đánh anh, “Ngay sau khi bị đánh vào bụng, tôi cảm thấy đau đớn không thể chịu đựng được. Tôi không thể kháng cự và họ còng tay tôi đi”.
Ngày 7/2, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đến thăm Theo tại bệnh viện ngoại ô nơi ông đã được chữa trị. Trong một bức ảnh được chia sẻ bởi Hollande trên Twitter, Tổng thống được nhìn thấy đứng bên cạnh giường của Theo.
Theo nói với BFM rằng, hành động này của Tổng thống Hollande khiến anh vững vàng và tin tưởng hơn vào hệ thống tư pháp của Pháp, đồng thời Theo cũng kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình.
“Tôi mong rằng mọi người nên bình tĩnh và tôi rất cảm kích tấm lòng của mọi người rất nhiều. Nhưng bạo lực không phải là cách giải quyết tốt nhất. Pháp luật sẽ đòi lại công bằng cho tôi”, Theo nói.
Theo hãng tin CNN, hơn 2.000 người đã tuần hành hôm 11/2 ở thị trấn Bobigny, thuộc ngoại ô cách Thủ đô Paris hơn 9km về phía Đông Bắc. Đi đến đâu họ hô vang khẩu hiệu: “cảnh sát cưỡng hiếp” hay “cảnh sát giết người vô tội”… nhằm đòi công lý cho người đàn ông da đen 22 tuổi tên Theo.
Được biết, trước đó hôm 2/2, một nam thanh niên da đen tên Theo được cho là bị 4 cảnh sát đánh đập và cưỡng hiếp trong lúc kiểm tra giấy tờ tùy thân.
Các sĩ quan này bị tố đưa Theo ra một góc, cưỡng dâm bằng dùi cui, nhổ vào người, đánh vào chỗ kín và có những lời nói xúc phạm thanh niên này. Khi tới bệnh viện, Theo có vết thương sâu 10cm trong trực tràng và phải phẫu thuật khẩn cấp.
Sự vụ đã khiến nhiều người dân bức xúc, phản đối dữ dội, đặc biệt là giới trẻ cùng những người đang sinh sống tại các khu “ổ chuột” trong thành phố - nơi thường xuyên bị lực lượng cảnh sát đối xử thiếu chuẩn mực.
Các cuộc biểu tình dần biến thành bạo loạn, với hàng trăm người tham gia từ hồi đầu tháng 2. Họ bắt đầu nổi loạn ném đá vào cửa sổ, đốt thùng rác bên đường và xe trong đó có xe của đài phát thanh RTL, tấn công cảnh sát, đập phá các cửa hiệu...
Lực lượng cảnh sát phải đáp trả bằng hơi cay để giải tán đám đông quá khích. Rất may không có ai bị thương nhưng cảnh sát đã bắt giữ 37 người, ít nhất 2 cửa hàng, một siêu thị và một trạm xe bus bị phá hoại.
Ngoài ra, cảnh sát đã phải can thiệp để giải cứu một trẻ nhỏ trong xe bị đốt cháy và sử dụng hơi cay để đối phó với những người quá khích.
Trong suốt hơn một tuần qua, những vụ tương tự đã xảy ra hàng đêm tại các thị trấn ngoại ô Paris, kể từ khi xảy ra vụ việc của Theo. 4 người đã bị bắt ở thành phố Marseille trong một cuộc biểu tình chống cảnh sát.
Nhiều cuộc tuần hành cũng diễn ra ở các thành phố lớn như Toulouse và Orleans, tiếp diễn tình trạng bạo lực kéo dài suốt một tuần qua. Đây là một phần của chiến dịch mang tên “Công lý cho Theo”.
4 cảnh sát bị buộc tội hành hung
Nhưng sau đó, các cuộc biểu tình càng lan rộng ra sau khi 4 cảnh sát đã tự nhận tội rằng đã tấn công và có hành vi hãm hiếp người đàn ông da đen kia. Nó khơi dậy những căng thẳng về sắc tộc giữa cảnh sát và cộng đồng người nhập cư tại các khu dân cư nghèo xung quanh Paris, mà trong thập kỷ qua cũng có vài lần nổ ra các cuộc bạo lực như thế này.
Điển hình nhất là vào năm 2005, cũng vì cái chết đáng ngờ của một thanh niên da đen mà vùng Aulnay-sous-Bois đã trở thành xuất phát điểm của đợt đại bạo động kéo dài khoảng 3 tuần với 10.000 chiếc xe và 300 tòa nhà bị đốt cháy.
Phía Bộ Nội vụ cho biết, tất cả 4 cảnh sát liên quan đến sự vụ đều bị buộc tội hành hung người với số đông và 1 trong 4 người đó bị buộc tội hiếp dâm Theo. Tất cả cũng bị đình chỉ chức vụ và chờ điều tra với cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức.
Tuy nhiên, cảnh sát Paris cho biết không có đủ bằng chứng để kết tội nhóm sĩ quan này và có thể họ chỉ vô tình gây ra vết thương ở ruột Theo, bởi nhóm cảnh sát trên luôn một mực từ chối những cáo buộc nhằm vào bản thân mình.
“Họ cho rằng chiếc quần của thanh niên da màu đã tự động tụt xuống và cây gậy chuyên dụng chỉ vô tình chọc vào hậu môn của anh ta mà thôi. Thật vô lý”, một người dùng mạng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội Vụ Bruno Le Roux cam kết là công lý sẽ được thực hiện cho Theo, nhưng đồng thời tuyên bố là chính quyền sẽ không dung thứ những kẻ lợi dụng tình hình để đập phá, hôi của, hoặc kêu gọi trả thù cảnh sát.
Kêu gọi chấm dứt biểu tình
Khi hỏi những người bạn của Theo, họ nói anh là một người vui vẻ, đáng yêu, hòa động, là một người yêu bóng đá cuồng nhiệt và đang là cầu thủ tại câu lạc bộ bóng đá ở Aulnay-sous-Bois.
“Anh ấy là một người rất hòa đồng và luôn cười rạng rỡ với tất cả những người mà anh yêu thương”, một người bạn chơi bóng với Theo nói.
Chị của anh là Aurelie, một cầu thủ bóng ném chuyên nghiệp, “Các bác sĩ nói rằng không chắc chắn về những tác động mà vết thương gây ra cho Theo. Gia đình tôi rất đau lòng vì chuyện này”.
Theo lời kể của Theo nói trên kênh truyền hình Pháp BFM rằng, khi anh vừa đi bộ, vừa nghe nhạc thì bỗng nhiên bị cảnh sát bao vây.
“Tôi tự nghĩ trong đầu rằng có chuyện chẳng lành rồi, có mùi bạo lực ở những người này. Tôi nép sát vào bờ tường và ngay lập tức họ đánh tôi”. Theo cho biết, có tên cảnh sát đã dùng dùi cui đánh anh, “Ngay sau khi bị đánh vào bụng, tôi cảm thấy đau đớn không thể chịu đựng được. Tôi không thể kháng cự và họ còng tay tôi đi”.
Ngày 7/2, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đến thăm Theo tại bệnh viện ngoại ô nơi ông đã được chữa trị. Trong một bức ảnh được chia sẻ bởi Hollande trên Twitter, Tổng thống được nhìn thấy đứng bên cạnh giường của Theo.
Theo nói với BFM rằng, hành động này của Tổng thống Hollande khiến anh vững vàng và tin tưởng hơn vào hệ thống tư pháp của Pháp, đồng thời Theo cũng kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình.
“Tôi mong rằng mọi người nên bình tĩnh và tôi rất cảm kích tấm lòng của mọi người rất nhiều. Nhưng bạo lực không phải là cách giải quyết tốt nhất. Pháp luật sẽ đòi lại công bằng cho tôi”, Theo nói.
Tác giả bài viết: Bùi Mến
Nguồn tin: