Tiếng đạn rát sau lưng những ngày tháng 2/1979
- 07:13 17-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ký ức về cuộc chiến biên giới tháng 2/1979 ấy vẫn ám ảnh bà Cung. Ngày bà địu con trai hơn một tuổi trên lưng để chạy tránh bom đạn quân giặc, giắt theo lưng quần chiếc nồi nhỏ để nấu cơm dọc đường…
Tay vân vê vấn những mối lạt tre đã ngâm nước mềm dẻo để đan hai chiếc giỏ tre sắp thành hình, bà Hoàng Thị Cung nhớ lại cuộc chiến cách đây 38 năm.
"Ngày ấy, điều khiến tôi ám ảnh nhất là tiếng đạn bắn rát sau lưng. Con trai ngày ấy mới hơn một tuổi, không còn cách nào khác tôi buộc con lên lưng để chạy tránh bom đạn quân giặc", người phụ nữ Tày kể.
Ngày giặc Trung Quốc nã pháo vào bản Chắt, nơi chỉ có hơn chục nóc nhà tường đất, bà và những phụ nữ khác đã chạy trốn về khu vực Bắc Hà lánh nạn.
Ngày chạy giặc bi thương ấy, trên rừng không có nổi cây quả gì để ăn. Bà nghĩ cách đùm một túi gạo nhỏ, giắt lưng một chiếc nồi nhỏ để nấu ăn tạm dọc đường... Rồi cứ hễ thấy tiếng bom đạn dứt là bà lại quay về bản. Về được vài tiếng thì tiếng súng lại nổ lên tứ phía, bà lại ôm con băng rừng chạy nạn.
Tiếng trẻ xé màn đêm
… 4h sáng ngày 17/2/1979, cả bản Chắt đang chìm trong bóng đêm thì tiếng đạn pháo nã rát tai từ bản Tát bên kia biên giới Trung Quốc dội xuống đồi 54, nơi giữ cột mốc biên giới tại xã Bính Xá (huyện Bình Lộc, Lạng Sơn) chát chúa vang lên, rung chuyển cả trời đất.
Vợ chồng trẻ Nông Văn Lý và Hoàng Thị Cung đang ôm con trai hơn một tuổi Nông Văn Sả giật mình tỉnh giấc. Những tiếng pháo báo hiệu cuộc chiến tranh biên giới 1979 tại xã chót biên Bính Xá chính thức bắt đầu.
Sau tiếng đạn pháo xe tan buổi sớm đó, theo lệnh của đơn vị chiến đấu, tất cả người dân phụ nữ, trẻ em, người già bản Chắt lần lượt bồng bế nhau về vùng tản cư.
Gia đình nào có người thân ở vùng nào thì xuống vùng đó, còn lại lũ lượt kéo về mạn Lục Ngạn (Bắc Giang), cách bản Chắt hơn 100km để tránh bom mìn.
Ở lại với bộ đội chủ lực chiến đấu chống quân Trung Quốc có 49 dân quân tự vệ là những thanh niên trai trẻ của bản Chắt, trong đó có Nông Văn Lý.
“Khi ấy chúng tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ người dân. Bộ đội phát cho mỗi người một khẩu súng, kèm theo 200 viên đạn. Hàng ngày anh em cắt lượt lên trạm gác ở ngay đỉnh dông, bây giờ là mỏm đồi sát với trạm kiểm soát liên ngành, một hướng rẽ đi cửa khẩu Chi Ma, một hướng rẽ đi Bắc Xa”, ông Lý hồi tưởng.
Phụ nữ, người già, trẻ em rút hết về vùng hậu chiến. Ruộng nương đất đai bỏ hoang. Hàng ngày, cứ đều như vắt chanh chia làm hai cữ, sáng sớm và chiều muộn, quân đội Trung Quốc lại rót pháo sang phía ta để chặn đường phản công.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ người dân bản địa, tránh sự xâm chiếm, phá hoại tài sản của quân Trung Quốc, dân quân tự vệ bản Chắt còn tham gia vận chuyển hậu cần, đạn dược tiếp tế cho bộ đội chủ lực và đưa bộ đội bị thương về vùng hậu phẫu.
Những ngày bão lửa ở mặt trận
4h sáng ngày 18/2/1979, quân Trung Quốc tấn công từ hướng Bắc Xa lấn chiếm điểm cao 899. Hướng bản Chắt, địch dùng pháo cối rót từ bên kia biên giới bắn vào khu cột mốc 54.
Hướng Nà Căng, bản Thín, địch dồn quân đánh chiếm các điểm cao 476, 549 và bản Thí, Nà Van, Khả Lài (vị trí phòng ngự của Tiểu đoàn 9 Lộc Bình).
Hướng Chi Ma, địch đánh chiếm điểm cao 424, Nà Phát và cho pháo binh nã pháo vào khu vực Long Đầu, điểm cao 427.
Trước tình hình đó, Sư đoàn 338 đã lệnh cho Trung đoàn 460 tại hướng bản Chắt nâng lên báo động cấp 1.
Hướng Nà Căng, bản Thín, Trung đoàn 461 vào báo động, tổ chức trinh sát nắm địch và chuẩn bị chiến đấu. Cùng thời điểm, hướng Chi Ma - Lộc Bình, Tiểu đoàn 9 tập kết ở bản Chu; hướng Chi Ma, Trung đoàn 123 chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới Lạng Sơn, hướng Đình Lập chính thức được thiết lập.
“Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ dân bản và ruộng đất, phòng địch xâm chiếm chứ không được trực tiếp chiến đấu với bộ đội chủ lực. Thế nhưng, mỗi ngày nhìn những anh lính trẻ, tuổi ngoài đôi mươi, có những anh tuổi còn trẻ hơn tôi, lũ lượt hành quân lên trận địa, chúng tôi cứ phấp phỏng lo âu”, ông Lý kể.
Bản Chắt hơn chục nếp nhà, là bản chót cùng giáp ranh với Trung Quốc. Con suối Chắt khi đó nước dâng tràn, như một con sông nhỏ. Ngay khúc suối cua ôm những nếp nhà bản Chắt, có cây gạo và cây đa cổ thụ, bây giờ vẫn còn.
Một con đường mòn dân sinh bình thường là đường qua lại của các nhà dân, trở thành con đường hành quân của bộ đội. Anh trai bản một con Nông Văn Lý ngày ấy chứng kiến liền kề với con suối là khu ruộng Tằm Đòn, có những ngày chứng kiến bộ đội chủ lực mang xác những người hy sinh về “tập kết”.
Những người lính bị thương, được đưa về bên này suối, dưới gốc cây đa cổ thụ để chờ lực lượng đưa về vùng hậu phẫu…
“Có ngày hàng chục bộ đội hy sinh mang về xếp thành hàng bên ruộng Tằm Đòn. Để tránh địch, quân ta phá bỏ cầu treo Pò Háng. Việc đưa bộ đội bị thương về hậu phẫu cách đó vài ba km, hay chờ xe đưa bộ đội hy sinh về chôn cất tại Na Phạ, Nà Loòng cách bản Chắt hơn chục cây số, có những bận phải đợi mấy ngày trời”, ông Lý hồi tưởng.
Ngày 18/2/1979, bộ đội chủ lực tiêu diệt một trung đội đối phương, làm chủ toàn bộ khu vực Bắc Xa. Hướng bản Chắt, Trung đoàn 460 chuẩn bị đánh sang phía sau đối phương. 4h30 phút sáng 23/2, pháo binh sư đoàn 338 bắn chuẩn bị.
Tiếp đó, lúc 5h sáng, Trung đoàn 460 hình thành 3 mũi tiến công chủ yếu từ Tam Lọng. Hướng thứ yếu từ đồn công an ra tiền tiêu mốc 54; hướng vu hồi Khuổi Dài phát triển theo hướng bản Chắt, bản Trạo.
Phối hợp với Trung đoàn 461, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 462 dùng hỏa lực đi cùng, thực hiện kiềm chế nghi binh đối phương ở điểm cao 396, dãy điểm cao 400, Khả Lòi, Na Van; đồng thời toàn bộ Trung đoàn 462 được lệnh cơ động hướng về Nam Dương cùng tác chiến trên hướng Na Dương, Bình Lộc vào ngày 23/2/1979.
Trong đợt chiến đấu này, Sư đoàn đã loại khỏi chiến đấu đại đội công an biên phòng địch; đánh thiệt hại một tiểu đoàn phòng thủ biên giới của đối phương.
Chiều vùng biên những ngày này hay có những cơn gió lạnh se sắt thốc qua những thung lũng dồn vào những nếp nhà người Tày, Nùng hiền hòa bên dòng suối Chắt.
Tiếng đạn rát sau lưng những ngày tháng 2/1979
Ông Nông Văn Lý (cựu dân quân tự vệ bản Chắt): Mảnh ruộng Tăm Đồn này là nơi đưa bộ đội hy sinh về dây “tập kết”
Chị Hoàng Thị Vân, bí thư chị bộ bản Chắt vừa thốc mớ cỏ còn đẫm sương đêm dúi vào mõm hai con bò vừa mới vực cột ngay bên chái nhà.
Chị Vân là vợ của anh Nông Văn Sả, chính là cậu bé cất tiếng khóc xé màn đêm trong buổi sớm ngày 17/2 vào 38 năm về trước khi tiếng pháo dội từ bên kia biên giới rót vào địa phận Việt Nam.
Ông Lý, bà Cung là bố mẹ chồng của nữ bí thư chi bộ bản Chắt Hoàng Thị Vân. Họ sống cuộc đời bình dị ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
38 năm đã qua. Mỗi khi khơi lại ký ức ngày ấy, họ chẳng thể nào quên, từ tiếng khóc cào xé trong tiếng bom đạn của con trẻ.
"Ngày ấy, điều khiến tôi ám ảnh nhất là tiếng đạn bắn rát sau lưng. Con trai ngày ấy mới hơn một tuổi, không còn cách nào khác tôi buộc con lên lưng để chạy tránh bom đạn quân giặc", người phụ nữ Tày kể.
Ngày giặc Trung Quốc nã pháo vào bản Chắt, nơi chỉ có hơn chục nóc nhà tường đất, bà và những phụ nữ khác đã chạy trốn về khu vực Bắc Hà lánh nạn.
Ngày chạy giặc bi thương ấy, trên rừng không có nổi cây quả gì để ăn. Bà nghĩ cách đùm một túi gạo nhỏ, giắt lưng một chiếc nồi nhỏ để nấu ăn tạm dọc đường... Rồi cứ hễ thấy tiếng bom đạn dứt là bà lại quay về bản. Về được vài tiếng thì tiếng súng lại nổ lên tứ phía, bà lại ôm con băng rừng chạy nạn.
Tiếng trẻ xé màn đêm
… 4h sáng ngày 17/2/1979, cả bản Chắt đang chìm trong bóng đêm thì tiếng đạn pháo nã rát tai từ bản Tát bên kia biên giới Trung Quốc dội xuống đồi 54, nơi giữ cột mốc biên giới tại xã Bính Xá (huyện Bình Lộc, Lạng Sơn) chát chúa vang lên, rung chuyển cả trời đất.
Vợ chồng trẻ Nông Văn Lý và Hoàng Thị Cung đang ôm con trai hơn một tuổi Nông Văn Sả giật mình tỉnh giấc. Những tiếng pháo báo hiệu cuộc chiến tranh biên giới 1979 tại xã chót biên Bính Xá chính thức bắt đầu.
Sau tiếng đạn pháo xe tan buổi sớm đó, theo lệnh của đơn vị chiến đấu, tất cả người dân phụ nữ, trẻ em, người già bản Chắt lần lượt bồng bế nhau về vùng tản cư.
Gia đình nào có người thân ở vùng nào thì xuống vùng đó, còn lại lũ lượt kéo về mạn Lục Ngạn (Bắc Giang), cách bản Chắt hơn 100km để tránh bom mìn.
Ở lại với bộ đội chủ lực chiến đấu chống quân Trung Quốc có 49 dân quân tự vệ là những thanh niên trai trẻ của bản Chắt, trong đó có Nông Văn Lý.
“Khi ấy chúng tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ người dân. Bộ đội phát cho mỗi người một khẩu súng, kèm theo 200 viên đạn. Hàng ngày anh em cắt lượt lên trạm gác ở ngay đỉnh dông, bây giờ là mỏm đồi sát với trạm kiểm soát liên ngành, một hướng rẽ đi cửa khẩu Chi Ma, một hướng rẽ đi Bắc Xa”, ông Lý hồi tưởng.
Phụ nữ, người già, trẻ em rút hết về vùng hậu chiến. Ruộng nương đất đai bỏ hoang. Hàng ngày, cứ đều như vắt chanh chia làm hai cữ, sáng sớm và chiều muộn, quân đội Trung Quốc lại rót pháo sang phía ta để chặn đường phản công.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ người dân bản địa, tránh sự xâm chiếm, phá hoại tài sản của quân Trung Quốc, dân quân tự vệ bản Chắt còn tham gia vận chuyển hậu cần, đạn dược tiếp tế cho bộ đội chủ lực và đưa bộ đội bị thương về vùng hậu phẫu.
Những ngày bão lửa ở mặt trận
4h sáng ngày 18/2/1979, quân Trung Quốc tấn công từ hướng Bắc Xa lấn chiếm điểm cao 899. Hướng bản Chắt, địch dùng pháo cối rót từ bên kia biên giới bắn vào khu cột mốc 54.
Hướng Nà Căng, bản Thín, địch dồn quân đánh chiếm các điểm cao 476, 549 và bản Thí, Nà Van, Khả Lài (vị trí phòng ngự của Tiểu đoàn 9 Lộc Bình).
Hướng Chi Ma, địch đánh chiếm điểm cao 424, Nà Phát và cho pháo binh nã pháo vào khu vực Long Đầu, điểm cao 427.
Trước tình hình đó, Sư đoàn 338 đã lệnh cho Trung đoàn 460 tại hướng bản Chắt nâng lên báo động cấp 1.
Hướng Nà Căng, bản Thín, Trung đoàn 461 vào báo động, tổ chức trinh sát nắm địch và chuẩn bị chiến đấu. Cùng thời điểm, hướng Chi Ma - Lộc Bình, Tiểu đoàn 9 tập kết ở bản Chu; hướng Chi Ma, Trung đoàn 123 chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới Lạng Sơn, hướng Đình Lập chính thức được thiết lập.
“Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ dân bản và ruộng đất, phòng địch xâm chiếm chứ không được trực tiếp chiến đấu với bộ đội chủ lực. Thế nhưng, mỗi ngày nhìn những anh lính trẻ, tuổi ngoài đôi mươi, có những anh tuổi còn trẻ hơn tôi, lũ lượt hành quân lên trận địa, chúng tôi cứ phấp phỏng lo âu”, ông Lý kể.
Bản Chắt hơn chục nếp nhà, là bản chót cùng giáp ranh với Trung Quốc. Con suối Chắt khi đó nước dâng tràn, như một con sông nhỏ. Ngay khúc suối cua ôm những nếp nhà bản Chắt, có cây gạo và cây đa cổ thụ, bây giờ vẫn còn.
Một con đường mòn dân sinh bình thường là đường qua lại của các nhà dân, trở thành con đường hành quân của bộ đội. Anh trai bản một con Nông Văn Lý ngày ấy chứng kiến liền kề với con suối là khu ruộng Tằm Đòn, có những ngày chứng kiến bộ đội chủ lực mang xác những người hy sinh về “tập kết”.
Những người lính bị thương, được đưa về bên này suối, dưới gốc cây đa cổ thụ để chờ lực lượng đưa về vùng hậu phẫu…
“Có ngày hàng chục bộ đội hy sinh mang về xếp thành hàng bên ruộng Tằm Đòn. Để tránh địch, quân ta phá bỏ cầu treo Pò Háng. Việc đưa bộ đội bị thương về hậu phẫu cách đó vài ba km, hay chờ xe đưa bộ đội hy sinh về chôn cất tại Na Phạ, Nà Loòng cách bản Chắt hơn chục cây số, có những bận phải đợi mấy ngày trời”, ông Lý hồi tưởng.
Ngày 18/2/1979, bộ đội chủ lực tiêu diệt một trung đội đối phương, làm chủ toàn bộ khu vực Bắc Xa. Hướng bản Chắt, Trung đoàn 460 chuẩn bị đánh sang phía sau đối phương. 4h30 phút sáng 23/2, pháo binh sư đoàn 338 bắn chuẩn bị.
Tiếp đó, lúc 5h sáng, Trung đoàn 460 hình thành 3 mũi tiến công chủ yếu từ Tam Lọng. Hướng thứ yếu từ đồn công an ra tiền tiêu mốc 54; hướng vu hồi Khuổi Dài phát triển theo hướng bản Chắt, bản Trạo.
Phối hợp với Trung đoàn 461, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 462 dùng hỏa lực đi cùng, thực hiện kiềm chế nghi binh đối phương ở điểm cao 396, dãy điểm cao 400, Khả Lòi, Na Van; đồng thời toàn bộ Trung đoàn 462 được lệnh cơ động hướng về Nam Dương cùng tác chiến trên hướng Na Dương, Bình Lộc vào ngày 23/2/1979.
Trong đợt chiến đấu này, Sư đoàn đã loại khỏi chiến đấu đại đội công an biên phòng địch; đánh thiệt hại một tiểu đoàn phòng thủ biên giới của đối phương.
Chiều vùng biên những ngày này hay có những cơn gió lạnh se sắt thốc qua những thung lũng dồn vào những nếp nhà người Tày, Nùng hiền hòa bên dòng suối Chắt.
Tiếng đạn rát sau lưng những ngày tháng 2/1979
Ông Nông Văn Lý (cựu dân quân tự vệ bản Chắt): Mảnh ruộng Tăm Đồn này là nơi đưa bộ đội hy sinh về dây “tập kết”
Chị Hoàng Thị Vân, bí thư chị bộ bản Chắt vừa thốc mớ cỏ còn đẫm sương đêm dúi vào mõm hai con bò vừa mới vực cột ngay bên chái nhà.
Chị Vân là vợ của anh Nông Văn Sả, chính là cậu bé cất tiếng khóc xé màn đêm trong buổi sớm ngày 17/2 vào 38 năm về trước khi tiếng pháo dội từ bên kia biên giới rót vào địa phận Việt Nam.
Ông Lý, bà Cung là bố mẹ chồng của nữ bí thư chi bộ bản Chắt Hoàng Thị Vân. Họ sống cuộc đời bình dị ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
38 năm đã qua. Mỗi khi khơi lại ký ức ngày ấy, họ chẳng thể nào quên, từ tiếng khóc cào xé trong tiếng bom đạn của con trẻ.
Tác giả bài viết: Kiên Trung - Đoàn Bổng
Nguồn tin: