Vất vả ngăn học trò bỏ học
- 07:10 14-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Từ nhiều năm qua, chuyện học sinh vùng cao, miền núi bỏ học sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán trở thành mối lo cho ngành giáo dục các tỉnh miền Trung. Trách nhiệm vận động học sinh trở lại trường lớp dồn lên vai thầy cô giáo
Năm nào cũng vậy, cứ sau Tết nguyên đán, hàng ngàn học sinh (HS) vùng cao các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế... lại bỏ học khiến trường lớp vắng hoe.
Lo hái “lộc trời”
“HS trong trường đến từ nhiều xã khác nhau. Có em ở các thôn, bản cách xa 60-70 km, đường sá đi lại cách trở, khó khăn. Đến nay, trong số 473 HS của trường, 28 em chưa trở lại lớp” - thầy Nguyễn Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), lo lắng về tình hình HS bỏ học của trường.
Cũng như Trường THPT Quang Trung, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Nam thừa nhận tình trạng HS bỏ trường lớp đang diễn ra tại nhiều địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Kiên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, cho biết tình trạng HS bỏ học sau Tết năm nào cũng xảy ra và năm nay cũng thế. Theo thống kê của sở, tính đến ngày 10-2, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 2.500 HS chưa trở lại trường, trong đó nhiều nhất là huyện Ba Tơ với hơn 1.500 HS. Nguyên nhân được xác định là do tập tục ăn Tết muộn của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, miền núi. Ngoài ra, thời điểm sau Tết trùng với mùa hái đót nên nhiều HS nghỉ học để lên rừng phụ giúp gia đình hái “lộc trời”.
Tại Quảng Trị, nhiều trường ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông đến thời điểm này cũng vắng tanh. Ông Nguyễn Sĩ Huấn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đakrông, bày tỏ lo lắng trước tỉ lệ HS nghỉ học cao: “Ở khối THPT, toàn huyện có 4% trên tổng số 5.029 HS/106 lớp nghỉ học. Với khối THCS, tỉ lệ này là 10% trên tổng số 3.242 em/106 lớp.
Ở huyện Hướng Hóa, đa phần HS chưa trở lại lớp là các em dân tộc thiểu số Pa Cô, Vân Kiều. Cũng như ở huyện Đakrông, HS ở nhà phụ cha mẹ làm nương rẫy, nhổ sắn, hái đót, trông em nên bỏ bê việc học. Theo ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa, có rất nhiều lý do dẫn đến HS nghỉ học, đến lớp muộn. Trong đó, thời điểm này vào mùa đót trổ cờ, mà loại “lộc trời” này lại có giá cao nên nhiều phụ huynh vì cái lợi trước mắt đã cho con em nghỉ học. Do cái nghèo và cũng do nhận thức hạn chế, nhiều gia đình cũng không muốn con cái mình tiếp tục đến trường nữa.
Đến từng nhà vận động
Việc HS trở lại lớp muộn hoặc bỏ trường ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy, chất lượng học tập tại các khối trường ở các tỉnh miền Trung. Ông Nguyễn Kiên cho rằng đây là vấn đề lớn của ngành giáo dục tỉnh nhà. “Việc tuyên truyền, vận động cha mẹ cho con cái trở lại trường lớp rất vất vả. Chúng tôi phải tìm đủ cách ngăn chặn HS bỏ học” - ông Kiên bày tỏ.
Trường THCS Trà Lãnh (huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) từ nhiều năm qua luôn đối mặt tình trạng HS nghỉ học. Thầy Lê Quốc Đại, giáo viên của trường, chia sẻ: “Để kéo HS trở lại trường, toàn thể giáo viên chúng tôi phải chia làm nhiều nhóm, đến tận các bản làng vùng sâu, vùng cao vận động gia đình”.
Theo thầy Nguyễn Trung Tuyến, giáo viên Trường Tiểu học Ba Nang (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), để bảo đảm tỉ lệ HS đến trường đầy đủ, toàn thể giáo viên của trường tranh thủ 2 ngày nghỉ cuối tuần đến tận nhà động viên, khuyên phụ huynh cho con cái trở lại lớp.
“Việc vận động gặp rất nhiều khó khăn do nhiều phụ huynh xem nhẹ việc học của con cái. Nhiều người muốn con bỏ học hẳn với lý do đơn giản là ở nhà đi làm có tiền, gia đình đỡ vất vả hơn. Do vậy, nhà trường phải cậy đến chính quyền địa phương, vận động gia đình ký cam kết cho con em trở lại lớp. Cũng nhờ việc đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động mà năm nay, số HS nghỉ học sau Tết nguyên đán giảm hơn mọi năm” - thầy Tuyến khoe.
Từ nhiều năm qua, chuyện HS không trở lại trường lớp hoặc bỏ học hẳn trở thành mối lo cho ngành giáo dục các tỉnh miền Trung. Để ngăn HS bỏ học, trách nhiệm đổ dồn lên vai thầy cô giáo. Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, trước khi nghỉ Tết, mỗi cán bộ, giáo viên công tác tại các khối trường trên địa bàn phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc duy trì sĩ số, nắm chắc từng trường hợp HS có nguy cơ bỏ học cao, HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn để có biện pháp động viên kịp thời.
Khơi dậy tinh thần hiếu học
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, việc HS bỏ trường lớp để đi hái đót hay ở nhà làm nương rẫy, phụ giúp việc nhà cho cha mẹ chung quy cũng do cái nghèo mà ra. Tuy nhiên, ở hầu hết vùng cao, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, do tập tục, lề thói, nhận thức còn hạn chế nên xảy ra chuyện họ không muốn duy trì việc học của con cái. Đây cũng là lý do mà theo ông Nguyễn Kiên, bên cạnh tuyên truyền vận động, cần phải có các chương trình, việc làm cụ thể để khơi dậy tinh thần hiếu học cho người dân.
Lo hái “lộc trời”
“HS trong trường đến từ nhiều xã khác nhau. Có em ở các thôn, bản cách xa 60-70 km, đường sá đi lại cách trở, khó khăn. Đến nay, trong số 473 HS của trường, 28 em chưa trở lại lớp” - thầy Nguyễn Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), lo lắng về tình hình HS bỏ học của trường.
Cũng như Trường THPT Quang Trung, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Nam thừa nhận tình trạng HS bỏ trường lớp đang diễn ra tại nhiều địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Kiên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, cho biết tình trạng HS bỏ học sau Tết năm nào cũng xảy ra và năm nay cũng thế. Theo thống kê của sở, tính đến ngày 10-2, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 2.500 HS chưa trở lại trường, trong đó nhiều nhất là huyện Ba Tơ với hơn 1.500 HS. Nguyên nhân được xác định là do tập tục ăn Tết muộn của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, miền núi. Ngoài ra, thời điểm sau Tết trùng với mùa hái đót nên nhiều HS nghỉ học để lên rừng phụ giúp gia đình hái “lộc trời”.
Tại Quảng Trị, nhiều trường ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông đến thời điểm này cũng vắng tanh. Ông Nguyễn Sĩ Huấn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đakrông, bày tỏ lo lắng trước tỉ lệ HS nghỉ học cao: “Ở khối THPT, toàn huyện có 4% trên tổng số 5.029 HS/106 lớp nghỉ học. Với khối THCS, tỉ lệ này là 10% trên tổng số 3.242 em/106 lớp.
Ở huyện Hướng Hóa, đa phần HS chưa trở lại lớp là các em dân tộc thiểu số Pa Cô, Vân Kiều. Cũng như ở huyện Đakrông, HS ở nhà phụ cha mẹ làm nương rẫy, nhổ sắn, hái đót, trông em nên bỏ bê việc học. Theo ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa, có rất nhiều lý do dẫn đến HS nghỉ học, đến lớp muộn. Trong đó, thời điểm này vào mùa đót trổ cờ, mà loại “lộc trời” này lại có giá cao nên nhiều phụ huynh vì cái lợi trước mắt đã cho con em nghỉ học. Do cái nghèo và cũng do nhận thức hạn chế, nhiều gia đình cũng không muốn con cái mình tiếp tục đến trường nữa.
Đến từng nhà vận động
Việc HS trở lại lớp muộn hoặc bỏ trường ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy, chất lượng học tập tại các khối trường ở các tỉnh miền Trung. Ông Nguyễn Kiên cho rằng đây là vấn đề lớn của ngành giáo dục tỉnh nhà. “Việc tuyên truyền, vận động cha mẹ cho con cái trở lại trường lớp rất vất vả. Chúng tôi phải tìm đủ cách ngăn chặn HS bỏ học” - ông Kiên bày tỏ.
Trường THCS Trà Lãnh (huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) từ nhiều năm qua luôn đối mặt tình trạng HS nghỉ học. Thầy Lê Quốc Đại, giáo viên của trường, chia sẻ: “Để kéo HS trở lại trường, toàn thể giáo viên chúng tôi phải chia làm nhiều nhóm, đến tận các bản làng vùng sâu, vùng cao vận động gia đình”.
Theo thầy Nguyễn Trung Tuyến, giáo viên Trường Tiểu học Ba Nang (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), để bảo đảm tỉ lệ HS đến trường đầy đủ, toàn thể giáo viên của trường tranh thủ 2 ngày nghỉ cuối tuần đến tận nhà động viên, khuyên phụ huynh cho con cái trở lại lớp.
“Việc vận động gặp rất nhiều khó khăn do nhiều phụ huynh xem nhẹ việc học của con cái. Nhiều người muốn con bỏ học hẳn với lý do đơn giản là ở nhà đi làm có tiền, gia đình đỡ vất vả hơn. Do vậy, nhà trường phải cậy đến chính quyền địa phương, vận động gia đình ký cam kết cho con em trở lại lớp. Cũng nhờ việc đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động mà năm nay, số HS nghỉ học sau Tết nguyên đán giảm hơn mọi năm” - thầy Tuyến khoe.
Từ nhiều năm qua, chuyện HS không trở lại trường lớp hoặc bỏ học hẳn trở thành mối lo cho ngành giáo dục các tỉnh miền Trung. Để ngăn HS bỏ học, trách nhiệm đổ dồn lên vai thầy cô giáo. Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, trước khi nghỉ Tết, mỗi cán bộ, giáo viên công tác tại các khối trường trên địa bàn phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc duy trì sĩ số, nắm chắc từng trường hợp HS có nguy cơ bỏ học cao, HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn để có biện pháp động viên kịp thời.
Khơi dậy tinh thần hiếu học
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, việc HS bỏ trường lớp để đi hái đót hay ở nhà làm nương rẫy, phụ giúp việc nhà cho cha mẹ chung quy cũng do cái nghèo mà ra. Tuy nhiên, ở hầu hết vùng cao, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, do tập tục, lề thói, nhận thức còn hạn chế nên xảy ra chuyện họ không muốn duy trì việc học của con cái. Đây cũng là lý do mà theo ông Nguyễn Kiên, bên cạnh tuyên truyền vận động, cần phải có các chương trình, việc làm cụ thể để khơi dậy tinh thần hiếu học cho người dân.
Tác giả bài viết: Tử Trực - Hà Phong -Trần Thường
Nguồn tin: