Nghệ An: Bị thu hồi đất, người dân làm đơn kêu cứu
- 16:51 11-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cho rằng việc áp giá đền bù không đúng với giá trị thực tế, không đúng với nguồn gốc đất, hàng chục hộ dân tại xã Nghi Ân, TP Vinh, Nghệ An đã làm đơn gửi đến cơ quan chức năng kêu cứu, đề nghị xem xét có chính sách phù hợp để người dân ổn định đời sống sau khi phải di dời.
Nhiều hộ dân phải làm Đơn kêu cứu khẩn cấp để mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ vụ việc.
Những ngày gần đây, Báo điện tử Dân trí nhận được đơn kêu cứu của hàng chục hộ dân ở xóm Kim Mỹ, xã Nghi Ân, TP Vinh, Nghệ An phản ánh việc họ thuộc diện di dời, thu hồi đất phục vụ dự án tuyến đường nối quốc lộ 46 đến đường ven sông Lam đoạn qua địa bàn xã Nghi Ân, TP Vinh. Tuy nhiên việc áp giá đền bù, xác minh nguồn gốc đất không đúng với thực tế đẩy người dân vào cảnh thiệt đủ đường.
Theo đó, chỉ tính riêng tại xóm Kim Mỹ có 27 hộ thuộc diện phải thu hồi đất, trong đó có một số hộ phải di dời đến nơi ở mới vì diện tích bị thu hồi phục vụ dự án gần như là toàn bộ. Tuy nhiên khi được thông báo về giá đền bù người dân vô cùng “sốc”.
Các hộ dân tại xóm Kim Mỹ, xã Nghi Ân mong muốn các cơ quan chức năng xem xét giải quyết, xác minh đúng nguồn gốc đất để có phương án đền bù hỗ trợ hợp lý cho người dân.
Ông Phạm Xuân Giáo (SN 1948, trú tại xóm Kim Mỹ) cho biết: Trước đó vào năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản điều chỉnh dự án đường là 12 m không làm đường 35 m như trước đây nữa.
“Chúng tôi đồng ý với phương án điều chỉnh của tỉnh. Tuy nhiên, gần đây lại nhận được thông báo thu hồi đất theo phương án làm đường 35 m. Phương án thu hồi đất cũng không đúng với thực tế thi công tại đây. Trong thông báo này việc áp giá đền bù, xác định nguồn gốc đất, kiểm đếm tài sản trên đất chưa đúng với thực tế, ông Giáo cho biết.
“Nguồn gốc đất tại đây đều có trước năm 1980, các hộ dân ở đây sinh sống và sử dụng ổn định, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong Quyết định số 9378 - QĐ-UBND về việc thu hồi đất của chúng tôi lại chỉ có đền bù phân loại theo các loại đất khác nhau, chia thành đất ở, đất vườn, đất nông nghiệp khác.
Trước những bất cập trong phương án áp giá đền bù thu hồi đất người dân buộc phải làm đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng.
Đất của chúng tôi đều có nguồn gốc trước năm 1980 nên rõ ràng đây là đất ở, do đó diện tích đất bị thu hồi cũng phải được bồi thường theo giá trị đất ở. Việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân. Giá đền bù cũng không đúng với giá trị thực tế của đất trên thị trường. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết đúng theo quy định của nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người dân”, các hộ dân tại đây cho biết cho biết.
Nhiều hộ dân cho biết thêm, việc áp giá theo cách “phân loại đất” mà Ban giải phóng mặt bằng áp đặt thì giá trị phần đất bị thu hồi chỉ được đền bù bằng 1/3 so với giá trị thực tế trong thời điểm hiện tại. Số tiền nếu người dân nhận được theo phương án này cũng không đủ để họ chuyển đến nơi ở mới.
“Giá đất tại nơi tái định cư cao gấp 3 lần giá mà họ đền bù cho chúng tôi, trong khi vị trí lại cách nhau không xa. Như vậy, chúng tôi làm sao mà có thể ổn định đời sống trong khi đất của gia đình lại bị thu hồi hết”, một hộ dân cho biết.
Được biết tuyến đường này nối quốc lộ 46 với đường ven sông Lam, dài hơn 8km thuộc dự án phát triển đô thị Vinh. Trước đó, dự án này được phê duyệt vào năm 2011 với quy mô nền đường rộng 35m (phần xe chạy 7m; vỉa hè và dải an toàn: 28m).
Năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An ban hành văn bản số 8922/UBND-ĐTXD điều chỉnh thiết kế cơ sở tuyến đường nối quốc lộ 46 với đường ven sông Lam, giảm quy mô nền đường từ 35m xuống 12m (mặt đường xe chạy 7m, lề đất 5m); phạm vi theo quy mô thiết kế nền đường rộng 12m; phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB) theo quy mô thiết kế nền đường rộng 12m.
Các hộ dân đã ký vào đơn kêu cứu khẩn cấp gửi cơ quan chức năng và báo chí.
Khi việc kiểm đếm, thống nhất phương án đền bù giải phóng mặt bằng theo phương án nền đường rộng 12m đã hoàn tất. Thì UBND TP Vinh lại ra thông báo thu hồi theo phương án quy hoạch đường 35m.
Việc thay đổi phương án được giải thích là quy hoạch phát triển, để chờ kinh phí thực hiện. Bỗng dưng bị thu hồi theo phương án mới trong khi quá trình kiểm đếm, áp giá đền bù chưa được thống nhất nên người dân buộc phải làm đơn kêu cứu mong các cơ quan chức năng xem xét.
Những ngày gần đây, Báo điện tử Dân trí nhận được đơn kêu cứu của hàng chục hộ dân ở xóm Kim Mỹ, xã Nghi Ân, TP Vinh, Nghệ An phản ánh việc họ thuộc diện di dời, thu hồi đất phục vụ dự án tuyến đường nối quốc lộ 46 đến đường ven sông Lam đoạn qua địa bàn xã Nghi Ân, TP Vinh. Tuy nhiên việc áp giá đền bù, xác minh nguồn gốc đất không đúng với thực tế đẩy người dân vào cảnh thiệt đủ đường.
Theo đó, chỉ tính riêng tại xóm Kim Mỹ có 27 hộ thuộc diện phải thu hồi đất, trong đó có một số hộ phải di dời đến nơi ở mới vì diện tích bị thu hồi phục vụ dự án gần như là toàn bộ. Tuy nhiên khi được thông báo về giá đền bù người dân vô cùng “sốc”.
Các hộ dân tại xóm Kim Mỹ, xã Nghi Ân mong muốn các cơ quan chức năng xem xét giải quyết, xác minh đúng nguồn gốc đất để có phương án đền bù hỗ trợ hợp lý cho người dân.
Ông Phạm Xuân Giáo (SN 1948, trú tại xóm Kim Mỹ) cho biết: Trước đó vào năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản điều chỉnh dự án đường là 12 m không làm đường 35 m như trước đây nữa.
“Chúng tôi đồng ý với phương án điều chỉnh của tỉnh. Tuy nhiên, gần đây lại nhận được thông báo thu hồi đất theo phương án làm đường 35 m. Phương án thu hồi đất cũng không đúng với thực tế thi công tại đây. Trong thông báo này việc áp giá đền bù, xác định nguồn gốc đất, kiểm đếm tài sản trên đất chưa đúng với thực tế, ông Giáo cho biết.
“Nguồn gốc đất tại đây đều có trước năm 1980, các hộ dân ở đây sinh sống và sử dụng ổn định, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong Quyết định số 9378 - QĐ-UBND về việc thu hồi đất của chúng tôi lại chỉ có đền bù phân loại theo các loại đất khác nhau, chia thành đất ở, đất vườn, đất nông nghiệp khác.
Trước những bất cập trong phương án áp giá đền bù thu hồi đất người dân buộc phải làm đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng.
Đất của chúng tôi đều có nguồn gốc trước năm 1980 nên rõ ràng đây là đất ở, do đó diện tích đất bị thu hồi cũng phải được bồi thường theo giá trị đất ở. Việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân. Giá đền bù cũng không đúng với giá trị thực tế của đất trên thị trường. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết đúng theo quy định của nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người dân”, các hộ dân tại đây cho biết cho biết.
Nhiều hộ dân cho biết thêm, việc áp giá theo cách “phân loại đất” mà Ban giải phóng mặt bằng áp đặt thì giá trị phần đất bị thu hồi chỉ được đền bù bằng 1/3 so với giá trị thực tế trong thời điểm hiện tại. Số tiền nếu người dân nhận được theo phương án này cũng không đủ để họ chuyển đến nơi ở mới.
“Giá đất tại nơi tái định cư cao gấp 3 lần giá mà họ đền bù cho chúng tôi, trong khi vị trí lại cách nhau không xa. Như vậy, chúng tôi làm sao mà có thể ổn định đời sống trong khi đất của gia đình lại bị thu hồi hết”, một hộ dân cho biết.
Được biết tuyến đường này nối quốc lộ 46 với đường ven sông Lam, dài hơn 8km thuộc dự án phát triển đô thị Vinh. Trước đó, dự án này được phê duyệt vào năm 2011 với quy mô nền đường rộng 35m (phần xe chạy 7m; vỉa hè và dải an toàn: 28m).
Năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An ban hành văn bản số 8922/UBND-ĐTXD điều chỉnh thiết kế cơ sở tuyến đường nối quốc lộ 46 với đường ven sông Lam, giảm quy mô nền đường từ 35m xuống 12m (mặt đường xe chạy 7m, lề đất 5m); phạm vi theo quy mô thiết kế nền đường rộng 12m; phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB) theo quy mô thiết kế nền đường rộng 12m.
Các hộ dân đã ký vào đơn kêu cứu khẩn cấp gửi cơ quan chức năng và báo chí.
Khi việc kiểm đếm, thống nhất phương án đền bù giải phóng mặt bằng theo phương án nền đường rộng 12m đã hoàn tất. Thì UBND TP Vinh lại ra thông báo thu hồi theo phương án quy hoạch đường 35m.
Việc thay đổi phương án được giải thích là quy hoạch phát triển, để chờ kinh phí thực hiện. Bỗng dưng bị thu hồi theo phương án mới trong khi quá trình kiểm đếm, áp giá đền bù chưa được thống nhất nên người dân buộc phải làm đơn kêu cứu mong các cơ quan chức năng xem xét.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy
Nguồn tin: