Khoảnh khắc cắt bánh trong lớp của thầy giáo Hải Phòng gây sốt vì quá điển trai
- 08:22 11-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vẻ ngoài điển trai của thầy giáo dạy Toán ở Hải Phòng được cư dân mạng nhận xét là không thua kém gì diễn viên, người mẫu nổi tiếng.
Chỉ bằng khoảnh khắc chụp nghiêng khi cắt bánh, thầy giáo trẻ ở Hải Phòng đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dân mạng Việt vì ngoại hình điển trai.
Được biết, nhân vật chính trong bức ảnh là thầy giáo Trần Khắc Việt (SN 1994), hiện đang là giáo viên dạy môn Toán tại trường THCS Thủy Đường (xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).
Trò chuyện cùng thầy Việt, được biết để có thể trở thành một giáo viên như đúng mơ ước của mình, anh đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, nhất là sự phản đối từ phía người thân.
"Mình đam mê với nghề nhà giáo từ khi còn rất nhỏ. Lúc đó thấy cô giáo đứng trên bục giảng, mình đã có khao khát cháy bỏng là cũng được đứng dạy học như thế. Lên đến cấp II thì mình học trội nhất môn Toán và tiếng Anh nên mình đã nghĩ là sau này nếu làm giáo viên thì mình sẽ dạy một trong hai môn này.
Lên đến cấp III thì mình đã thi đỗ vào ban A của trường THPT Lý Thuờng Kiệt và từ đó mình quyết tâm theo đuổi môn Toán. Sau khi học xong lớp 11 mình đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc ôn thi Đại học và mục tiêu của mình là thi vào Sư phạm Toán.
Lúc đó bố mẹ mình không đồng ý vì cho rằng nghề giáo rất vất vả. Sau khi dành nhiều thời gian thuyết phục thì cuối cùng thì bố mẹ cũng phải chiều theo ý muốn của mình", Việt tâm sự.
Đối với thầy giáo trẻ, quãng thời gian ôn thi vô cùng khó khăn: Cả ngày học ở trường từ 7h sáng đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h, vừa tan học là phải đạp xe hơn chục cây số sang phố để kịp 6h tối bắt đầu học ôn thi trong một lớp chật kín người trong suốt 3 tiếng và thường về nhà vào lúc 10h tối.
Sau những cố gắng và nỗ lực thì cuối cùng Việt cũng đậu vào ngành Sư phạm Toán của trường Đại học Hải Phòng và thực hiện được ước mơ trở thành giáo viên của mình.
"Lần đầu tiên mình đi thực tập đó là ở trường THPT Đồng Hòa, lúc đó mình là sinh viên năm 3. Cảm giác lúc đó rất hồi hộp và lo lắng không biết mình có làm tốt vai trò được giao hay không. Rồi được học sinh gọi là thầy, cảm giác thích thú lắm.
Đứng trên bục giảng, mình đã rất run và hoang mang nhưng cũng may là các em học sinh học rất giỏi, rất hợp tác đồng thời cô cố vấn và bạn thực tập cùng luôn ở bên giúp đỡ, động viên, khích lệ nên mình cảm thấy vững tin hơn rất nhiều.
Lần thứ 2 đi thực tập là năm ngoái, mình đã rất may mắn khi được về đúng ngôi trường cấp III mà ngày xưa mình đã từng học.
Mình gặp lại rất nhiều thầy cô giáo cũ và họ vẫn còn nhớ mình, giúp đỡ mình rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm. Mình cảm thấy biết ơn các thầy cô và quý mến các em học sinh rất nhiều", thầy giáo trẻ nhớ lại những lần thực tập đầy kỉ niệm.
Thầy giáo gây chú ý vì ngoại hình điển trai
Trong quá trình dạy học, thầy Việt cũng trải qua rất nhiều câu chuyện thú vị. Việt kể, lúc mới ra trường chưa xin được đi dạy Toán thì anh đi dạy kỹ năng sống ở các trường cấp I và cấp II.
Mỗi lần đến trường là các em học sinh đều chào đón, tung hô làm anh cảm thấy vô cùng choáng ngợp và hạnh phúc với những tình cảm của các em.
Có lần đang dạy thì có một em học sinh lớp 3 cứ nhìn Việt chăm chú sau đó hỏi "Thầy ơi thầy dùng trang sức hay sao mà trắng thế thầy?". Lúc đó Việt bật cười vì ngôn từ ngây ngô đó của bé, có lẽ bé định hỏi là thầy dùng "mỹ phẩm" nhưng lại nói nhầm thành "trang sức".
"Rồi có một lần mình đang ngồi ở sân trường thì có một em ra xin chữ ký, mình liền cho ngay, ai ngờ từ đâu một nhóm học sinh ở đâu chạy ra cũng xin chữ ký, giành giật không chịu nhường nhau làm mình rất hoang mang và khó xử. Lúc đó bác bảo vệ còn ra xem vì thấy tụ tập đông quá, tưởng là có đánh nhau.
Sau khi nghỉ dạy kỹ năng sống thì đã có rất nhiều em học sinh nhắn tin hỏi sao thầy không đến dạy nữa, có em buồn, có em khóc làm mình cũng cảm thấy rất xúc động.
Ngày 20/11 các em vẫn nhớ, tặng hoa, tặng quà và gửi rất nhiều lời chúc ý nghĩa dù mình không dạy các em nữa, càng làm mình cảm thấy yêu nghề giáo này hơn".
Thầy Việt tâm sự rằng, trong những tiết học anh thường dạy với một tâm trạng rất thoải mái và thân thiện, luôn nở nụ cười và kể xen kẽ những câu chuyện vui hài hước vào bài giảng để tiết học trở nên thú vị, bớt căng thẳng nhàm chán hơn.
Đặc biệt, quan điểm của thầy giáo trẻ là không nên quát mắng học sinh quá gay gắt làm các em cảm thấy sợ, áp lực, như thế sẽ tạo không khí xa cách giữa thầy và trò.
"Các em đang ở tuổi hiếu động nên mắc lỗi là chuyện bình thường, là thầy giáo, cô giáo thì nên nhẹ nhàng khuyên bảo sẽ tốt hơn. Một người thầy giáo giỏi là phải làm cho học sinh nể mình chứ không phải làm cho học sinh sợ mình".
Một số hình ảnh khác của thầy giáo trẻ này:
Được biết, nhân vật chính trong bức ảnh là thầy giáo Trần Khắc Việt (SN 1994), hiện đang là giáo viên dạy môn Toán tại trường THCS Thủy Đường (xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).
Trò chuyện cùng thầy Việt, được biết để có thể trở thành một giáo viên như đúng mơ ước của mình, anh đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, nhất là sự phản đối từ phía người thân.
"Mình đam mê với nghề nhà giáo từ khi còn rất nhỏ. Lúc đó thấy cô giáo đứng trên bục giảng, mình đã có khao khát cháy bỏng là cũng được đứng dạy học như thế. Lên đến cấp II thì mình học trội nhất môn Toán và tiếng Anh nên mình đã nghĩ là sau này nếu làm giáo viên thì mình sẽ dạy một trong hai môn này.
Lên đến cấp III thì mình đã thi đỗ vào ban A của trường THPT Lý Thuờng Kiệt và từ đó mình quyết tâm theo đuổi môn Toán. Sau khi học xong lớp 11 mình đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc ôn thi Đại học và mục tiêu của mình là thi vào Sư phạm Toán.
Lúc đó bố mẹ mình không đồng ý vì cho rằng nghề giáo rất vất vả. Sau khi dành nhiều thời gian thuyết phục thì cuối cùng thì bố mẹ cũng phải chiều theo ý muốn của mình", Việt tâm sự.
Đối với thầy giáo trẻ, quãng thời gian ôn thi vô cùng khó khăn: Cả ngày học ở trường từ 7h sáng đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h, vừa tan học là phải đạp xe hơn chục cây số sang phố để kịp 6h tối bắt đầu học ôn thi trong một lớp chật kín người trong suốt 3 tiếng và thường về nhà vào lúc 10h tối.
Sau những cố gắng và nỗ lực thì cuối cùng Việt cũng đậu vào ngành Sư phạm Toán của trường Đại học Hải Phòng và thực hiện được ước mơ trở thành giáo viên của mình.
"Lần đầu tiên mình đi thực tập đó là ở trường THPT Đồng Hòa, lúc đó mình là sinh viên năm 3. Cảm giác lúc đó rất hồi hộp và lo lắng không biết mình có làm tốt vai trò được giao hay không. Rồi được học sinh gọi là thầy, cảm giác thích thú lắm.
Đứng trên bục giảng, mình đã rất run và hoang mang nhưng cũng may là các em học sinh học rất giỏi, rất hợp tác đồng thời cô cố vấn và bạn thực tập cùng luôn ở bên giúp đỡ, động viên, khích lệ nên mình cảm thấy vững tin hơn rất nhiều.
Lần thứ 2 đi thực tập là năm ngoái, mình đã rất may mắn khi được về đúng ngôi trường cấp III mà ngày xưa mình đã từng học.
Mình gặp lại rất nhiều thầy cô giáo cũ và họ vẫn còn nhớ mình, giúp đỡ mình rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm. Mình cảm thấy biết ơn các thầy cô và quý mến các em học sinh rất nhiều", thầy giáo trẻ nhớ lại những lần thực tập đầy kỉ niệm.
Thầy giáo gây chú ý vì ngoại hình điển trai
Trong quá trình dạy học, thầy Việt cũng trải qua rất nhiều câu chuyện thú vị. Việt kể, lúc mới ra trường chưa xin được đi dạy Toán thì anh đi dạy kỹ năng sống ở các trường cấp I và cấp II.
Mỗi lần đến trường là các em học sinh đều chào đón, tung hô làm anh cảm thấy vô cùng choáng ngợp và hạnh phúc với những tình cảm của các em.
Có lần đang dạy thì có một em học sinh lớp 3 cứ nhìn Việt chăm chú sau đó hỏi "Thầy ơi thầy dùng trang sức hay sao mà trắng thế thầy?". Lúc đó Việt bật cười vì ngôn từ ngây ngô đó của bé, có lẽ bé định hỏi là thầy dùng "mỹ phẩm" nhưng lại nói nhầm thành "trang sức".
"Rồi có một lần mình đang ngồi ở sân trường thì có một em ra xin chữ ký, mình liền cho ngay, ai ngờ từ đâu một nhóm học sinh ở đâu chạy ra cũng xin chữ ký, giành giật không chịu nhường nhau làm mình rất hoang mang và khó xử. Lúc đó bác bảo vệ còn ra xem vì thấy tụ tập đông quá, tưởng là có đánh nhau.
Sau khi nghỉ dạy kỹ năng sống thì đã có rất nhiều em học sinh nhắn tin hỏi sao thầy không đến dạy nữa, có em buồn, có em khóc làm mình cũng cảm thấy rất xúc động.
Ngày 20/11 các em vẫn nhớ, tặng hoa, tặng quà và gửi rất nhiều lời chúc ý nghĩa dù mình không dạy các em nữa, càng làm mình cảm thấy yêu nghề giáo này hơn".
Thầy Việt tâm sự rằng, trong những tiết học anh thường dạy với một tâm trạng rất thoải mái và thân thiện, luôn nở nụ cười và kể xen kẽ những câu chuyện vui hài hước vào bài giảng để tiết học trở nên thú vị, bớt căng thẳng nhàm chán hơn.
Đặc biệt, quan điểm của thầy giáo trẻ là không nên quát mắng học sinh quá gay gắt làm các em cảm thấy sợ, áp lực, như thế sẽ tạo không khí xa cách giữa thầy và trò.
"Các em đang ở tuổi hiếu động nên mắc lỗi là chuyện bình thường, là thầy giáo, cô giáo thì nên nhẹ nhàng khuyên bảo sẽ tốt hơn. Một người thầy giáo giỏi là phải làm cho học sinh nể mình chứ không phải làm cho học sinh sợ mình".
Một số hình ảnh khác của thầy giáo trẻ này:
Tác giả bài viết: Công Tuấn
Nguồn tin: