Tranh cãi việc phóng sinh 'cá chim ăn thịt' ra sông Hồng
- 07:11 11-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước việc một lượng lớn cá chim trắng ngoại lai được thả ra môi trường trong lễ phóng sinh gần đây ở Hà Nội, nhà chức trách đã vào cuộc và kết luận loài cá này không gây hại.
Ngày 5/2, tại bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng (Hà Nội), hàng nghìn người đã đổ về tham gia lễ phóng sinh nhiều tấn cá, trong đó có loại cá chim trắng.
Một nhà nghiên cứu về động vật đã đưa ra cảnh báo về hành động thả loài cá chim trắng ra tự nhiên. Theo ông, cá chim trắng Colossoma brachypomum được du nhập từ Nam Mỹ, là loài săn mồi theo đàn, ăn tạp và hung dữ. Chúng sẽ đe dọa các loài bản địa như cướp thức ăn, tấn công cá nhỏ và nguy cơ gây bệnh cho hàng loạt loài cá sống ở khu vực đó. Nhà nghiên cứu đề nghị quản lý chặt việc nuôi nhốt loài cá này.
Chuyên gia thủy sản, tiến sĩ Bùi Quang Tề cũng bày tỏ lo lắng khi người dân tự ý thả cá chim trắng ra ngoài tự nhiên. Ông cho rằng, chúng là loài ăn tạp lại thiên về ăn động vật, khi đói sẽ tấn công những con cá nhỏ hơn, gây ảnh hưởng đa dạng sinh học. "Cá chim trắng được phép nuôi nhưng không được cho ra ngoài tự nhiên. Nếu tự ý thả mà không qua kiểm định, chúng có thể mang mầm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng hệ sinh thái", ông Tề nói.
Sư thầy Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Tương Mai, đơn vị tổ chức lễ phóng sinh khẳng định nhà chùa không nhập hay thả số cá chim trắng ra tự nhiên mà có thể của người dân mang đến thả. Nhà chùa chỉ đặt mua các giống nuôi trồng được Cục Thủy sản khuyến khích như cá mè trắng, cá trôi, cá chép.
Sau khi xác minh thông tin, đại diện Chi cục Thủy sản Hà Nội cho biết, loài cá chim trắng được phóng sinh tên khoa học là Colossoma brachypomum - nằm trong danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh. Loài này khác với loại cá chim trắng ngoại lai xâm hại, tên khoa học Piaractus brachypomus.
"Cá chim trắng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và không ăn thịt các loài khác, chủ yếu ăn vật tĩnh chứ không động. Chúng là loài rất khó sinh sản và không chịu được rét", ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng thủy sản Hà Nội khẳng định và cho biết chưa có văn bản nào quy định tự ý thả cá chim trắng ra ngoài tự nhiên là trái pháp luật.
Ông Minh thông tin thêm, tại cuộc gọp chiều 10/2, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) và đại diện Bộ Nông nghiệp đã thống nhất loài cá chim trắng không gây hại cho môi trường.
Một nhà nghiên cứu về động vật đã đưa ra cảnh báo về hành động thả loài cá chim trắng ra tự nhiên. Theo ông, cá chim trắng Colossoma brachypomum được du nhập từ Nam Mỹ, là loài săn mồi theo đàn, ăn tạp và hung dữ. Chúng sẽ đe dọa các loài bản địa như cướp thức ăn, tấn công cá nhỏ và nguy cơ gây bệnh cho hàng loạt loài cá sống ở khu vực đó. Nhà nghiên cứu đề nghị quản lý chặt việc nuôi nhốt loài cá này.
Chuyên gia thủy sản, tiến sĩ Bùi Quang Tề cũng bày tỏ lo lắng khi người dân tự ý thả cá chim trắng ra ngoài tự nhiên. Ông cho rằng, chúng là loài ăn tạp lại thiên về ăn động vật, khi đói sẽ tấn công những con cá nhỏ hơn, gây ảnh hưởng đa dạng sinh học. "Cá chim trắng được phép nuôi nhưng không được cho ra ngoài tự nhiên. Nếu tự ý thả mà không qua kiểm định, chúng có thể mang mầm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng hệ sinh thái", ông Tề nói.
Sư thầy Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Tương Mai, đơn vị tổ chức lễ phóng sinh khẳng định nhà chùa không nhập hay thả số cá chim trắng ra tự nhiên mà có thể của người dân mang đến thả. Nhà chùa chỉ đặt mua các giống nuôi trồng được Cục Thủy sản khuyến khích như cá mè trắng, cá trôi, cá chép.
Sau khi xác minh thông tin, đại diện Chi cục Thủy sản Hà Nội cho biết, loài cá chim trắng được phóng sinh tên khoa học là Colossoma brachypomum - nằm trong danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh. Loài này khác với loại cá chim trắng ngoại lai xâm hại, tên khoa học Piaractus brachypomus.
"Cá chim trắng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và không ăn thịt các loài khác, chủ yếu ăn vật tĩnh chứ không động. Chúng là loài rất khó sinh sản và không chịu được rét", ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng thủy sản Hà Nội khẳng định và cho biết chưa có văn bản nào quy định tự ý thả cá chim trắng ra ngoài tự nhiên là trái pháp luật.
Ông Minh thông tin thêm, tại cuộc gọp chiều 10/2, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) và đại diện Bộ Nông nghiệp đã thống nhất loài cá chim trắng không gây hại cho môi trường.
Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về thủy sản cũng khẳng định, cá chim trắng không gây hại cho môi trường. Giáo sư Mai Đình Yên cho rằng, loài cá trên đúng là sinh vật ngoại lai, nhưng không thuộc loại nguy hiểm đến độ tiêu diệt, nhiều hộ đã nuôi trong ao hồ từ trước. Việt Nam chỉ quy định không khuyến khích nuôi chứ không cấm, nhưng cảnh báo khi nuôi cùng loài khác có thể chúng sẽ cạnh tranh thức ăn. "Cá chim trắng không dữ như cá hổ Nam Phi và đã được đưa về Việt Nam từ lâu, nhiều nơi nuôi thương mại", giáo sư Yên nói.
Một nhà nghiên cứu khác cũng khẳng định, cá chim trắng sinh sản trong điều kiện Việt Nam rất khó, do không chịu được lạnh dưới 10 độ C. Số người nuôi ngày càng ít vì lợi ích kinh tế không lớn.
Cá chim trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Năm 2003, Việt Nam thuần hóa và nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo, việc này làm nảy sinh nhiều tranh cãi. Bộ Thủy sản khi đó (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, cá chim trắng không gây hại. Qua 15 năm, nhà chức trách chưa phát hiện dấu hiệu nào cho thấy cá chim trắng gây hại môi trường.
Một nhà nghiên cứu khác cũng khẳng định, cá chim trắng sinh sản trong điều kiện Việt Nam rất khó, do không chịu được lạnh dưới 10 độ C. Số người nuôi ngày càng ít vì lợi ích kinh tế không lớn.
Cá chim trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Năm 2003, Việt Nam thuần hóa và nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo, việc này làm nảy sinh nhiều tranh cãi. Bộ Thủy sản khi đó (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, cá chim trắng không gây hại. Qua 15 năm, nhà chức trách chưa phát hiện dấu hiệu nào cho thấy cá chim trắng gây hại môi trường.
Tác giả bài viết: Phạm Hương
Nguồn tin: