Náo nức chợ Rằm tháng Giêng
- 13:33 10-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo phong tục của người Việt Nam, Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu cũng là một ngày lễ trọng. Để có đủ mâm cỗ, hoa quả dâng cúng tổ tiên, người dân đã đồn về các chợ và trung tâm thương mại. Dù không ồn ào náo nhiệt như chợ tết nhưng ai cũng náo nức, vui vẻ mua sắm.
Khác với chợ Tết được họp cả ngày không kể phiên, họp khắp nơi đâu cũng có thể là chợ, ai đến chợ cũng mua nhiều, chợ Rằm tháng Giêng diễn ra quy củ, trật tự hơn nhưng vẫn không kém phần náo nức. Đắt hàng, đắt khách nhất là những hàng hoa tươi, rau quả. Bởi Tết Nguyên tiêu không chỉ trùng vào ngày sóc vọng mà còn vì theo quan niệm truyền thống trong tết này phải sắm hai phần lễ gồm: lễ Phật và lễ gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, bắt buộc phải có hương hoa, mâm ngũ quả.
Ông Hoàng Nam - người thường xuyên bán hoa quả ở chợ Hôm - khối 9 Thị trấn Thanh Chương cho biết: Mức tiêu thụ của phiên chợ ngày 14 tháng Giêng tăng hơn trên 10 lần ngày thường. Hàng bán được nhiều nhưng giá vẫn ổn định. Các loại cam Xã Đoài, V2 giá bán bình quân 30.000 đồng, cam bù 50.000 đồng/kg. Các loại quả đều được mua, thu hái tại vườn, không phải hàng trôi nổi không có nguồn gốc nên người tiêu dùng ưa chuộng, tiêu thụ nhanh.
Cùng với hoa quả trầu cau và đồ vàng mã cũng được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Nay dù ít người ăn trầu nhưng trên bàn thờ vẫn không thể thiếu. Giữa ồn ào phố thị, các loại trầu cau do chính những người cao tuổi, dân quê bày bán nơi góc chợ hoặc dọc lề đường tạo nên một cảm giác quê kiểng làm dịu lòng cả những người khó tính nhất.
Bên cạnh hoa quả các loại mặt hàng nông sản như rau xanh, đậu ve, dưa leo, hành tỏi, gia vị; các loại thịt trâu, bò, me nghé la liệt, gà vịt ngan ngỗng cũng xếp từng dẫy dài. Nét đáng chú ý của chợ quê thời gian qua và trong ngày này là sự ổn định của giá cả và mức tiêu thụ nhanh vì đa số là hàng sạch. “Người tiêu dùng bây giờ khôn lắm nên người bán cũng không dám bán hàng ẩu” - một người tiêu dùng chia sẻ. Hàng nông sản nhiều và rẻ hơn còn vì đây là nơi điểm nông dân thu hoạch sản phẩm vụ đông để gieo trồng vụ xuân nên dù rẻ cũng phải bán nếu không sẽ lỡ thời vụ.
Để có một cái tết Nguyên tiêu trọn vẹn, ngoài việc đến chợ mua sắm đồ lễ nhiều người cũng đã tìm mua đèn lồng. Bởi ngày nay trình độ dân trí đã cao ngoài việc cúng tế tỏ tấm lòng thành kính với thần phật, tổ tiên, người dân còn biết Tết Nguyên tiêu gắn với một tích cổ trong đó có việc treo đèn lồng. Nắm được thị hiếu này nhiều cửa hàng tạp hóa đã sắm đèn lồng để phục vụ với nhiều loại tha hồ lựa chọn.
“Cả năm được Rằm tháng bảy, cả thảy có Rằm Tháng Giêng”. Vừa qua Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu còn được gọi là “tết muộn”, một nghi lễ rất quan trọng của người Việt. Những phiên chợ Rằm được tổ chức trong các ngày 14, 15 tháng Giêng một lần nữa đã tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, giàu cảm xúc ở mọi vùng quê, trong đó có huyện miền núi Thanh Chương
Ông Hoàng Nam - người thường xuyên bán hoa quả ở chợ Hôm - khối 9 Thị trấn Thanh Chương cho biết: Mức tiêu thụ của phiên chợ ngày 14 tháng Giêng tăng hơn trên 10 lần ngày thường. Hàng bán được nhiều nhưng giá vẫn ổn định. Các loại cam Xã Đoài, V2 giá bán bình quân 30.000 đồng, cam bù 50.000 đồng/kg. Các loại quả đều được mua, thu hái tại vườn, không phải hàng trôi nổi không có nguồn gốc nên người tiêu dùng ưa chuộng, tiêu thụ nhanh.
Cùng với hoa quả trầu cau và đồ vàng mã cũng được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Nay dù ít người ăn trầu nhưng trên bàn thờ vẫn không thể thiếu. Giữa ồn ào phố thị, các loại trầu cau do chính những người cao tuổi, dân quê bày bán nơi góc chợ hoặc dọc lề đường tạo nên một cảm giác quê kiểng làm dịu lòng cả những người khó tính nhất.
Bên cạnh hoa quả các loại mặt hàng nông sản như rau xanh, đậu ve, dưa leo, hành tỏi, gia vị; các loại thịt trâu, bò, me nghé la liệt, gà vịt ngan ngỗng cũng xếp từng dẫy dài. Nét đáng chú ý của chợ quê thời gian qua và trong ngày này là sự ổn định của giá cả và mức tiêu thụ nhanh vì đa số là hàng sạch. “Người tiêu dùng bây giờ khôn lắm nên người bán cũng không dám bán hàng ẩu” - một người tiêu dùng chia sẻ. Hàng nông sản nhiều và rẻ hơn còn vì đây là nơi điểm nông dân thu hoạch sản phẩm vụ đông để gieo trồng vụ xuân nên dù rẻ cũng phải bán nếu không sẽ lỡ thời vụ.
Để có một cái tết Nguyên tiêu trọn vẹn, ngoài việc đến chợ mua sắm đồ lễ nhiều người cũng đã tìm mua đèn lồng. Bởi ngày nay trình độ dân trí đã cao ngoài việc cúng tế tỏ tấm lòng thành kính với thần phật, tổ tiên, người dân còn biết Tết Nguyên tiêu gắn với một tích cổ trong đó có việc treo đèn lồng. Nắm được thị hiếu này nhiều cửa hàng tạp hóa đã sắm đèn lồng để phục vụ với nhiều loại tha hồ lựa chọn.
“Cả năm được Rằm tháng bảy, cả thảy có Rằm Tháng Giêng”. Vừa qua Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu còn được gọi là “tết muộn”, một nghi lễ rất quan trọng của người Việt. Những phiên chợ Rằm được tổ chức trong các ngày 14, 15 tháng Giêng một lần nữa đã tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, giàu cảm xúc ở mọi vùng quê, trong đó có huyện miền núi Thanh Chương
Tác giả bài viết: Trần Đình Hà
Nguồn tin: