9X đăng ký hiến tạng, đạp xe xuyên Việt truyền cảm hứng
- 10:19 10-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với mong muốn truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, Lê Hữu Toàn (24 tuổi) đã đăng ký hiến tạng trước khi thực hiện chuyến xuyên Việt bằng xe đạp.
“Ai cũng chỉ có một cuộc đời nên hãy sống sao cho ý nghĩa. Khi mất đi, hãy để cái chết của mình có ý nghĩa hồi sinh sự sống cho những người khác”. Chàng trai 24 tuổi quê Đắk Lắk nói như vậy khi mở đầu câu chuyện về đăng ký hiến tạng của mình.
Toàn đang đạp xe xuyên Việt (bắt đầu từ ngày 23/12/2016, dự kiến kết thúc trong 2 tháng) với kinh phí 10 triệu đồng. Trước khi du lịch trải nghiệm một tháng, chàng trai quyết định đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Toàn mong hành động của mình truyền cảm hứng, cũng như vận động nhiều bạn trẻ tham gia hiến tạng để cứu sống bệnh nhân.
Hành động để truyền cảm hứng
Gặp chàng trai cùng “bạn đồng hành” là chiếc xe đạp tại Hà Nội - nơi tạm dừng trong chặng xuyên Việt - Toàn gây ấn tượng với người tiếp xúc bởi tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát.
Cậu mang bên mình chiếc túi nhỏ, bên trong đựng máy ảnh, hai điện thoại di động và một số món quà mua trên đường tặng người thân.
Trả lời câu hỏi vì sao hiến tạng khi còn trẻ, 9X cười rồi bảo nhiều người nghĩ cậu mắc bệnh hiểm nghèo, sắp chết nên làm vậy trước khi thực hiện ước mơ cuối cùng của cuộc đời.
Thực tế, đó không phải quyết định mang tính ngẫu hứng, nhất thời. Toàn tâm sự bạn đã suy nghĩ trong suốt một năm để đi đến quyết định cuối cùng và bố mẹ cậu ủng hộ việc này.
“Bố vẫn bảo đó là việc làm vô cùng ý nghĩa nên tin tưởng và cho mình quyền tự lựa chọn”, Hữu Toàn nói.
Chàng trai cũng kể một câu chuyện ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của mình. Đó là bà Nguyễn Thị Ngần (ở Hà Nội), người đồng ý hiến tạng của con đã mất, cứu sống 6 người khác, trong đó có một chiến sĩ cảnh sát biển. Bản thân Toàn luôn quan niệm ai cũng chỉ có một cuộc đời nên hãy sống sao cho ý nghĩa.
“Việc làm đó góp phần rất nhỏ vào hy vọng sống cho bệnh nhân. Mình cũng mong nhiều bạn trẻ có quan niệm thoáng hơn để những người bệnh có thêm phần trăm hy vọng”, Toàn nói.
'Cho một tỷ đồng cũng không đổi chuyến xuyên Việt'
Nói về chuyến đi xuyên Việt sau khi đăng ký hiến tạng, chàng trai 24 tuổi bảo từ nhỏ đã có thói quen chuẩn bị kỹ cho những kế hoạch và quyết định của mình.
Chuyến đi của cậu cũng được lên kế hoạch khoảng một năm trước, từ việc chọn phương tiện, đồ đạc mang theo, thời điểm xuất phát... Học võ từ sớm, Toàn tự tin với sức khỏe của bản thân để trải nghiệm chuyến đi dài ngày bằng xe đạp.
Bắt đầu từ Cà Mau vào cuối tháng 12/2016, chàng trai mang theo túi ngủ, máy ảnh, điện thoại di động, vài bộ quần áo, thuốc, đồ sửa xe... và đi dọc các tỉnh miền Nam, miền Trung, rồi có mặt tại Hà Nội. Ngày 8/2, cậu tiếp tục hành trình lên miền Tây Bắc của đất nước.
Toàn say sưa nói về cảnh vật và con người những nơi đi qua trong hơn một tháng. Cậu nhớ nhất cảnh đẹp sơ khai và con người thân thiện tại Phú Yên, mến người bạn miền Tây nhiệt tình, tốt bụng lo cho bạn phương xa tới nơi ăn, chốn ở, dù mới gặp nhau lần đầu.
9X cũng kể về những đêm mắc võng ngủ ngoài bờ biển tại miền Trung, nửa đêm nghe tiếng sóng vỗ rì rào. Cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, đối diện chính mình sẽ không bao giờ quên được.
Toàn cũng nhớ những đêm xe đạp hỏng khi đang vượt Đèo Ngang, trời mưa phùn và rét khiến cậu tưởng như phải bỏ cuộc. Thế nhưng, Toàn bảo chưa bao giờ cậu hối hận về quyết định của mình.
“Có những khó khăn không lường trước được trong chuyến đi nhưng chưa bao giờ mình hối hận. Mục đích của đạp xe xuyên Việt là rèn luyện ý chí và truyền cảm hứng đến bạn trẻ. Hãy cứ sống và có quyết tâm thực hiện đam mê, những gì các bạn nhận lại sẽ không ít”, 9X tâm sự.
Sau quãng đường dài đã đi qua, Toàn không bị ốm nhưng sút 2 kg và đen. Dù vậy, cậu khẳng định có người cho một tỷ đồng để đổi lấy chuyến đi cũng không đồng ý, bởi tiền không thể mua những bài học thực tế nhận được. Toàn kiên nhẫn, lý trí hơn và đặc biệt 9X có thêm rất nhiều những người bạn mới.
Trước giờ chia tay để tiếp tục hành trình, ánh mắt chàng trai 24 tuổi vẫn ánh lên ước mơ, hoài bão lớn mà không phải ai cũng đủ quyết tâm thực hiện.
Toàn đang đạp xe xuyên Việt (bắt đầu từ ngày 23/12/2016, dự kiến kết thúc trong 2 tháng) với kinh phí 10 triệu đồng. Trước khi du lịch trải nghiệm một tháng, chàng trai quyết định đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Toàn mong hành động của mình truyền cảm hứng, cũng như vận động nhiều bạn trẻ tham gia hiến tạng để cứu sống bệnh nhân.
Hành động để truyền cảm hứng
Gặp chàng trai cùng “bạn đồng hành” là chiếc xe đạp tại Hà Nội - nơi tạm dừng trong chặng xuyên Việt - Toàn gây ấn tượng với người tiếp xúc bởi tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát.
Cậu mang bên mình chiếc túi nhỏ, bên trong đựng máy ảnh, hai điện thoại di động và một số món quà mua trên đường tặng người thân.
Trả lời câu hỏi vì sao hiến tạng khi còn trẻ, 9X cười rồi bảo nhiều người nghĩ cậu mắc bệnh hiểm nghèo, sắp chết nên làm vậy trước khi thực hiện ước mơ cuối cùng của cuộc đời.
Thực tế, đó không phải quyết định mang tính ngẫu hứng, nhất thời. Toàn tâm sự bạn đã suy nghĩ trong suốt một năm để đi đến quyết định cuối cùng và bố mẹ cậu ủng hộ việc này.
“Bố vẫn bảo đó là việc làm vô cùng ý nghĩa nên tin tưởng và cho mình quyền tự lựa chọn”, Hữu Toàn nói.
Chàng trai cũng kể một câu chuyện ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của mình. Đó là bà Nguyễn Thị Ngần (ở Hà Nội), người đồng ý hiến tạng của con đã mất, cứu sống 6 người khác, trong đó có một chiến sĩ cảnh sát biển. Bản thân Toàn luôn quan niệm ai cũng chỉ có một cuộc đời nên hãy sống sao cho ý nghĩa.
“Việc làm đó góp phần rất nhỏ vào hy vọng sống cho bệnh nhân. Mình cũng mong nhiều bạn trẻ có quan niệm thoáng hơn để những người bệnh có thêm phần trăm hy vọng”, Toàn nói.
'Cho một tỷ đồng cũng không đổi chuyến xuyên Việt'
Nói về chuyến đi xuyên Việt sau khi đăng ký hiến tạng, chàng trai 24 tuổi bảo từ nhỏ đã có thói quen chuẩn bị kỹ cho những kế hoạch và quyết định của mình.
Chuyến đi của cậu cũng được lên kế hoạch khoảng một năm trước, từ việc chọn phương tiện, đồ đạc mang theo, thời điểm xuất phát... Học võ từ sớm, Toàn tự tin với sức khỏe của bản thân để trải nghiệm chuyến đi dài ngày bằng xe đạp.
Bắt đầu từ Cà Mau vào cuối tháng 12/2016, chàng trai mang theo túi ngủ, máy ảnh, điện thoại di động, vài bộ quần áo, thuốc, đồ sửa xe... và đi dọc các tỉnh miền Nam, miền Trung, rồi có mặt tại Hà Nội. Ngày 8/2, cậu tiếp tục hành trình lên miền Tây Bắc của đất nước.
Toàn say sưa nói về cảnh vật và con người những nơi đi qua trong hơn một tháng. Cậu nhớ nhất cảnh đẹp sơ khai và con người thân thiện tại Phú Yên, mến người bạn miền Tây nhiệt tình, tốt bụng lo cho bạn phương xa tới nơi ăn, chốn ở, dù mới gặp nhau lần đầu.
9X cũng kể về những đêm mắc võng ngủ ngoài bờ biển tại miền Trung, nửa đêm nghe tiếng sóng vỗ rì rào. Cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, đối diện chính mình sẽ không bao giờ quên được.
Toàn cũng nhớ những đêm xe đạp hỏng khi đang vượt Đèo Ngang, trời mưa phùn và rét khiến cậu tưởng như phải bỏ cuộc. Thế nhưng, Toàn bảo chưa bao giờ cậu hối hận về quyết định của mình.
“Có những khó khăn không lường trước được trong chuyến đi nhưng chưa bao giờ mình hối hận. Mục đích của đạp xe xuyên Việt là rèn luyện ý chí và truyền cảm hứng đến bạn trẻ. Hãy cứ sống và có quyết tâm thực hiện đam mê, những gì các bạn nhận lại sẽ không ít”, 9X tâm sự.
Sau quãng đường dài đã đi qua, Toàn không bị ốm nhưng sút 2 kg và đen. Dù vậy, cậu khẳng định có người cho một tỷ đồng để đổi lấy chuyến đi cũng không đồng ý, bởi tiền không thể mua những bài học thực tế nhận được. Toàn kiên nhẫn, lý trí hơn và đặc biệt 9X có thêm rất nhiều những người bạn mới.
Trước giờ chia tay để tiếp tục hành trình, ánh mắt chàng trai 24 tuổi vẫn ánh lên ước mơ, hoài bão lớn mà không phải ai cũng đủ quyết tâm thực hiện.
Tác giả bài viết: Hàn Triệt - Phượng Nguyễn
Nguồn tin: