Cấp dưới phát hoảng vì cách điều hành của Donald Trump
- 12:56 09-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các thông tin rò rỉ cho thấy ngay cả những cố vấn của tân tổng thống Mỹ cũng nghi ngờ và hoảng sợ về năng lực điều hành Nhà Trắng của tỷ phú bất động sản.
Tổng thống Donald Trump cảm thấy lúng túng về vấn đề đồng USD: Nên là đồng tiền yếu hay mạnh thì sẽ tốt cho nền kinh tế Mỹ?
3h sáng, ông nhấc điện thoại lên để nhờ người tư vấn. Tuy nhiên, ông không gọi cho các lãnh đạo giới kinh doanh hay những người bạn cũ thời ông còn quản lý đế chế bất động sản.
Theo 2 nguồn tin biết về vụ việc, tân tổng thống đã gọi cho cố vấn an ninh quốc gia của ông, tướng Mike Flynn. Flynn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tình báo nhưng không phải trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Ông trả lời rằng ông cũng không rõ vì đó không phải lĩnh vực chuyên môn và khuyên tổng thống nên hỏi một nhà kinh tế.
Hình ảnh 'gây sốc' của Trump
Trump không thích câu trả lời này. Tuy nhiên, cả Nhà Trắng lẫn văn phòng của Flynn đều không phản hồi lại yêu cầu xác nhận thông tin này.
Theo 2 nhà báo theo dõi chính trị của Huffington Post là S.V Date và Christina Wilkie, hình ảnh này của Trump có thể gây sốc cho những người Mỹ từng biết đến một nhà tài phiệt quyền lực và quyết đoán trong chương trình truyền hình thực tế "Người tập sự".
"Một tổng tư lệnh bốc đồng, đôi khi nhỏ mọn quan tâm tới những lời bợ đỡ của công chúng hơn là các chi tiết trong chính sách của mình và nhanh chóng đổ lỗi khi mọi việc không được như ý muốn", hai nhà báo này viết.
3h sáng, ông nhấc điện thoại lên để nhờ người tư vấn. Tuy nhiên, ông không gọi cho các lãnh đạo giới kinh doanh hay những người bạn cũ thời ông còn quản lý đế chế bất động sản.
Theo 2 nguồn tin biết về vụ việc, tân tổng thống đã gọi cho cố vấn an ninh quốc gia của ông, tướng Mike Flynn. Flynn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tình báo nhưng không phải trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Ông trả lời rằng ông cũng không rõ vì đó không phải lĩnh vực chuyên môn và khuyên tổng thống nên hỏi một nhà kinh tế.
Hình ảnh 'gây sốc' của Trump
Trump không thích câu trả lời này. Tuy nhiên, cả Nhà Trắng lẫn văn phòng của Flynn đều không phản hồi lại yêu cầu xác nhận thông tin này.
Theo 2 nhà báo theo dõi chính trị của Huffington Post là S.V Date và Christina Wilkie, hình ảnh này của Trump có thể gây sốc cho những người Mỹ từng biết đến một nhà tài phiệt quyền lực và quyết đoán trong chương trình truyền hình thực tế "Người tập sự".
"Một tổng tư lệnh bốc đồng, đôi khi nhỏ mọn quan tâm tới những lời bợ đỡ của công chúng hơn là các chi tiết trong chính sách của mình và nhanh chóng đổ lỗi khi mọi việc không được như ý muốn", hai nhà báo này viết.
Hành vi bốc đồng của Trump đã tạo điều kiện cho những thông tin rò rỉ từ các cơ quan chính phủ và từ chính Nhà Trắng. Thông thường, các tin tức rò rỉ bắt nguồn từ việc các nhân viên muốn phá hoại lẫn nhau để nâng cao vị thế của mình hoặc nhằm làm chìm xuồng những ý tưởng chính sách mà họ thấy thực sự có vấn đề.
Tuy nhiên, chính quyền 2 tuần tuổi của Trump lại tiết lộ thông tin vì lý do khác. Nhà Trắng và các quan chức chính phủ cảm thấy "kinh sợ" vì cách điều hành của tân tổng thống.
"Tôi đã ở thị trấn này 26 năm qua. Tôi chưa từng thấy bất cứ điều gì như thế này", Eliot Cohen, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng thống George W. Bush, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết. "Tôi thực sự không nghĩ đây là tổng thống có sức khỏe tâm thần tốt", ông nói.
Dẫn chứng về vấn đề của Trump với các tài liệu báo cáo, một trợ lý Nhà Trắng giấu tên cho biết tổng thống không thích những báo cáo dài. Vì vậy, tốt nhất là chúng không nên dài quá một trang. Các tài liệu phải dùng dấu gạch ý nhưng không được dài quá 9 trang.
Quan tâm đến thể hiện của trợ lý trên truyền hình
Bên cạnh đó, Trump thường đặc biệt vui thích hoặc bị kích động bởi những thứ nhỏ nhặt. Ông từng nói với New York Times rằng ông bị cuốn hút bởi hệ thống điện thoại bên trong Nhà Trắng.
Một trợ lý Nhà Trắng cho biết Trump cũng từng phàn nàn về khăn tay trên chuyên cơ Air Force One vì chúng không đủ mềm.
Ông đặc biệt quan tâm tới sự thể hiện của các phụ tá trên truyền hình. Các tổng thống tiền nhiệm thường không dành thời gian theo dõi báo cáo hàng ngày của thư ký báo chí với các phóng viên ở Nhà Trắng. Tuy nhiên, Trump có vẻ coi đây là một phần công việc thường nhật của mình.
Tuy nhiên, chính quyền 2 tuần tuổi của Trump lại tiết lộ thông tin vì lý do khác. Nhà Trắng và các quan chức chính phủ cảm thấy "kinh sợ" vì cách điều hành của tân tổng thống.
"Tôi đã ở thị trấn này 26 năm qua. Tôi chưa từng thấy bất cứ điều gì như thế này", Eliot Cohen, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng thống George W. Bush, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết. "Tôi thực sự không nghĩ đây là tổng thống có sức khỏe tâm thần tốt", ông nói.
Dẫn chứng về vấn đề của Trump với các tài liệu báo cáo, một trợ lý Nhà Trắng giấu tên cho biết tổng thống không thích những báo cáo dài. Vì vậy, tốt nhất là chúng không nên dài quá một trang. Các tài liệu phải dùng dấu gạch ý nhưng không được dài quá 9 trang.
Quan tâm đến thể hiện của trợ lý trên truyền hình
Bên cạnh đó, Trump thường đặc biệt vui thích hoặc bị kích động bởi những thứ nhỏ nhặt. Ông từng nói với New York Times rằng ông bị cuốn hút bởi hệ thống điện thoại bên trong Nhà Trắng.
Một trợ lý Nhà Trắng cho biết Trump cũng từng phàn nàn về khăn tay trên chuyên cơ Air Force One vì chúng không đủ mềm.
Ông đặc biệt quan tâm tới sự thể hiện của các phụ tá trên truyền hình. Các tổng thống tiền nhiệm thường không dành thời gian theo dõi báo cáo hàng ngày của thư ký báo chí với các phóng viên ở Nhà Trắng. Tuy nhiên, Trump có vẻ coi đây là một phần công việc thường nhật của mình.
Thông tin về các liên lạc cá nhân và các hoạt động bên trong chính quyền Tổng thống Trump được tiết lộ với Huffington Post từ các cá nhân trong cơ quan hành pháp và trong chính Nhà Trắng. Họ phát biểu với điều kiện giấu tên vì sợ mất việc.
Một số nguồn tin rò rỉ do quan điểm phản đối chính sách của Trump, chẳng hạn như lệnh cấm đi lại đối với tất cả người tị nạn và với người nhập cảnh từ 7 nước Hồi giáo. Số khác có vẻ như bị thôi thúc vì họ tin rằng lời nói, hành động, thậm chí là các dòng tweet của tổng thống gây ra mối đe dọa thực sự.
Khi Trump lên Twitter bàn về công nghệ tên lửa của Triều Tiên 3 tuần trước khi ông nhậm chức, điều này đã tạo áp lực cho bộ máy an ninh của tổng thống lúc đó là Barrack Obama. Họ lo ngại thông điệp của Trump có thể kích động nhà lãnh đạo trẻ tuổi đang sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Richard Nephew, chuyên gia về vấn đề Iran của Bộ Ngoại giao dưới thời Obama, cho rằng một số nguồn tin rò rỉ từ các cơ quan có thể đang tìm cách cho công chúng thấy những lời khuyên của họ đã không được coi trọng, phòng trường hợp có chuyện tồi tệ xảy ra.
"Tôi nghĩ điều này là để làm cho mọi người thấy rõ rằng họ đã làm điều đúng đắn nhưng trong một chính quyền thù nghịch như vậy, họ đành lực bất tòng tâm", Nephew nói.
Cuộc chiến ngầm ở Nhà Trắng
AP từng đưa tin về chi tiết cuộc gọi ngày 27/1 giữa Trump và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, nhấn mạnh đến việc Trump nói rằng Mexico chứa chấp "những gã xấu" và ông ấy có thể cần gửi quân sang để xử lý nhiều việc. Nhà Trắng sau đó thông báo rằng đây chỉ là lời nói đùa của Trump.
Theo Washington Post, trong cuộc hội đàm ngày 28/1 giữa Trump và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, tổng thống Mỹ đã giận dữ lên án thỏa thuận tái định cư cho người tị nạn giữa Australia và Mỹ.
Trong khi đó, New York Times mô tả về chân dung một vị tổng tư lệnh ủ ê, mặc áo choàng tắm lang thang một mình vào buổi tối ở Nhà Trắng, xem truyền hình cáp quá nhiều và trút nỗi thất vọng của mình vào những dòng tweet giận dữ.
Một số nguồn tin rò rỉ do quan điểm phản đối chính sách của Trump, chẳng hạn như lệnh cấm đi lại đối với tất cả người tị nạn và với người nhập cảnh từ 7 nước Hồi giáo. Số khác có vẻ như bị thôi thúc vì họ tin rằng lời nói, hành động, thậm chí là các dòng tweet của tổng thống gây ra mối đe dọa thực sự.
Khi Trump lên Twitter bàn về công nghệ tên lửa của Triều Tiên 3 tuần trước khi ông nhậm chức, điều này đã tạo áp lực cho bộ máy an ninh của tổng thống lúc đó là Barrack Obama. Họ lo ngại thông điệp của Trump có thể kích động nhà lãnh đạo trẻ tuổi đang sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Richard Nephew, chuyên gia về vấn đề Iran của Bộ Ngoại giao dưới thời Obama, cho rằng một số nguồn tin rò rỉ từ các cơ quan có thể đang tìm cách cho công chúng thấy những lời khuyên của họ đã không được coi trọng, phòng trường hợp có chuyện tồi tệ xảy ra.
"Tôi nghĩ điều này là để làm cho mọi người thấy rõ rằng họ đã làm điều đúng đắn nhưng trong một chính quyền thù nghịch như vậy, họ đành lực bất tòng tâm", Nephew nói.
Cuộc chiến ngầm ở Nhà Trắng
AP từng đưa tin về chi tiết cuộc gọi ngày 27/1 giữa Trump và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, nhấn mạnh đến việc Trump nói rằng Mexico chứa chấp "những gã xấu" và ông ấy có thể cần gửi quân sang để xử lý nhiều việc. Nhà Trắng sau đó thông báo rằng đây chỉ là lời nói đùa của Trump.
Theo Washington Post, trong cuộc hội đàm ngày 28/1 giữa Trump và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, tổng thống Mỹ đã giận dữ lên án thỏa thuận tái định cư cho người tị nạn giữa Australia và Mỹ.
Trong khi đó, New York Times mô tả về chân dung một vị tổng tư lệnh ủ ê, mặc áo choàng tắm lang thang một mình vào buổi tối ở Nhà Trắng, xem truyền hình cáp quá nhiều và trút nỗi thất vọng của mình vào những dòng tweet giận dữ.
"Tôi nghĩ rằng đó là tiếng kêu cứu", Elizabeth Rosenberg, chuyên gia chống khủng bố của Bộ Ngân khố dưới thời Obama, nói. Bà cho rằng nhiều nhân viên vẫn làm việc trong các cơ quan an ninh quốc gia dưới thời Trump nhận thấy những gì đang xảy ra và được thúc đẩy bởi một động cơ đơn giản: "Sự ngờ vực và nhu cầu chia sẻ nó".
Nhà Trắng phủ nhận rất nhiều thông tin, bao gồm họ tuyên bố Trump không sở hữu áo choàng tắm nên không có chuyện ông mặc nó. Những người khác tranh luận về việc các nhân viên của Trump phá hoại thẩm quyền của ông là điều bất thường.
Ron Kaufman, người từng làm việc cho Tổng thống George H.W.Bush tại Nhà cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, lập luận rằng việc rò rỉ tin của chính quyền Trump là điều thường xảy đến đối với chính quyền mới.
"Luôn luôn có thông tin rò rỉ. Mỗi tổng thống trong lịch sử đều nói rằng báo chí ghét họ và có quá nhiều tin tức rò rỉ", Kaufman cho biết.
Randy Evans, thành viên Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, không hiểu tại sao các nhân viên của Trump lại vội vàng nghi ngờ năng lực làm việc của ông ấy như vậy.
"Dù sao thì giờ vẫn còn quá sớm. Chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu. Tôi nghĩ người ta đang thấy rất nhiều sự tự phụ và những cuộc chạy đua chính trị đang diễn ra", Evans nói.
Evans cho biết đôi khi Nhà Trắng buộc phải ngăn các thông tin rò rỉ nghiêm trọng và gây hại để kiểm soát thông điệp của họ, trong đó có việc cố tình tung tin cho các nhân viên khác nhau để thấy chúng có được in trên báo hay không.
Tuy nhiên, theo Cohen, giảng viên Đại học Johns Hopkins, vấn đề không phải là các nguồn tin rò rỉ mà là bản thân tổng thống. Nếu Trump không thể tạo ra ảnh hưởng và sự tôn trọng thực sự từ bất cứ ai ngoài các thành viên trong gia đình, ông ấy không thể kì vọng điều đó ở nhân viên của mình.
Nhà Trắng phủ nhận rất nhiều thông tin, bao gồm họ tuyên bố Trump không sở hữu áo choàng tắm nên không có chuyện ông mặc nó. Những người khác tranh luận về việc các nhân viên của Trump phá hoại thẩm quyền của ông là điều bất thường.
Ron Kaufman, người từng làm việc cho Tổng thống George H.W.Bush tại Nhà cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, lập luận rằng việc rò rỉ tin của chính quyền Trump là điều thường xảy đến đối với chính quyền mới.
"Luôn luôn có thông tin rò rỉ. Mỗi tổng thống trong lịch sử đều nói rằng báo chí ghét họ và có quá nhiều tin tức rò rỉ", Kaufman cho biết.
Randy Evans, thành viên Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, không hiểu tại sao các nhân viên của Trump lại vội vàng nghi ngờ năng lực làm việc của ông ấy như vậy.
"Dù sao thì giờ vẫn còn quá sớm. Chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu. Tôi nghĩ người ta đang thấy rất nhiều sự tự phụ và những cuộc chạy đua chính trị đang diễn ra", Evans nói.
Evans cho biết đôi khi Nhà Trắng buộc phải ngăn các thông tin rò rỉ nghiêm trọng và gây hại để kiểm soát thông điệp của họ, trong đó có việc cố tình tung tin cho các nhân viên khác nhau để thấy chúng có được in trên báo hay không.
Tuy nhiên, theo Cohen, giảng viên Đại học Johns Hopkins, vấn đề không phải là các nguồn tin rò rỉ mà là bản thân tổng thống. Nếu Trump không thể tạo ra ảnh hưởng và sự tôn trọng thực sự từ bất cứ ai ngoài các thành viên trong gia đình, ông ấy không thể kì vọng điều đó ở nhân viên của mình.
Tác giả bài viết: Tuyết Mai (Theo Huffington Post)
Nguồn tin: