Bến tử hình khét tiếng một thời bên dòng sông Thames
- 13:52 08-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bến tử hình bên dòng sông Thames (Anh) là nơi hành quyết những tên cướp biển nổi danh, đồng thời là lời răn đe đối với kẻ phạm tội.
400 năm trước, du khách đến với thủ đô London, nước Anh thường bị sốc trước cảnh tượng khủng khiếp bên dòng sông Thames. Hàng loạt giá treo cổ đầy xác chết thối rữa bên trong lồng sắt đung đưa trước gió, khiến bất cứ ai cũng cảm thấy rùng mình. Bến tử hình ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay như một phần lịch sử của dòng sông nổi tiếng nhất xứ sở sương mù.
Theo những tư liệu lịch sử còn sót lại, nước Anh khi đó đang mở rộng đế chế bằng cách cạnh tranh thương mại với Tây Ban Nha và Pháp, đồng thời thiết lập thuộc địa ở những nơi xa xôi trên khắp các đại dương. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu sản xuất cho Anh, cũng là thị trường tiêu thụ hàng hoá nước này sản xuất.
Hàng hải khi ấy là hệ thống giao thông huyết mạch, đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương và phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo sự trỗi dậy của cướp biển chuyên đánh phá tàu buôn nước ngoài, trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với thương mại. Nữ hoàng Elizabeth không dung thứ cho tội ác này và hình phạt duy nhất cho cướp biển chính là tử hình. Execution Dock (bến xử tử công khai) ra đời từ thời điểm đó bên dòng sông Thames, như lời răn đe đối với những kẻ phạm tội. Họ bị diễu hành từ nhà tù tới điểm treo cổ và hành hình trong sự chứng kiến của đông đảo người dân.
Những tên tội phạm khét tiếng sau đó vẫn bị treo trên giá, đựng trong lồng sắt từ 2 năm đến hàng chục năm. Vụ hành hình cuối cùng tại bến tàu được thực hiện vào ngày 16/12/1830. Gần 200 năm đã trôi qua, nơi đây là điểm thu hút khách du lịch của thủ đô London.
Theo những tư liệu lịch sử còn sót lại, nước Anh khi đó đang mở rộng đế chế bằng cách cạnh tranh thương mại với Tây Ban Nha và Pháp, đồng thời thiết lập thuộc địa ở những nơi xa xôi trên khắp các đại dương. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu sản xuất cho Anh, cũng là thị trường tiêu thụ hàng hoá nước này sản xuất.
Hàng hải khi ấy là hệ thống giao thông huyết mạch, đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương và phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo sự trỗi dậy của cướp biển chuyên đánh phá tàu buôn nước ngoài, trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với thương mại. Nữ hoàng Elizabeth không dung thứ cho tội ác này và hình phạt duy nhất cho cướp biển chính là tử hình. Execution Dock (bến xử tử công khai) ra đời từ thời điểm đó bên dòng sông Thames, như lời răn đe đối với những kẻ phạm tội. Họ bị diễu hành từ nhà tù tới điểm treo cổ và hành hình trong sự chứng kiến của đông đảo người dân.
Những tên tội phạm khét tiếng sau đó vẫn bị treo trên giá, đựng trong lồng sắt từ 2 năm đến hàng chục năm. Vụ hành hình cuối cùng tại bến tàu được thực hiện vào ngày 16/12/1830. Gần 200 năm đã trôi qua, nơi đây là điểm thu hút khách du lịch của thủ đô London.
Tác giả bài viết: Hải Thu
Nguồn tin: