Phải khởi tố vụ lọt hố ga chết người
- 10:26 08-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tai nạn xuất phát từ cả hai bên nên không thể loại trừ trách nhiệm của đơn vị thi công.
Ngày 7-2, Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ với Công an quận Bình Tân, TP.HCM để làm rõ về quyết định không khởi tố vụ án vụ lọt hố ga chết người trên đường Kinh Dương Vương, TP.HCM. Tuy nhiên, nơi đây cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo để xin ý kiến trả lời sau. Cùng ngày, chúng tôi cũng liên hệ với VKSND quận nhưng cũng chỉ được phòng tiếp dân ghi nhận yêu cầu để trình lãnh đạo.
Từng ba lần bị xử phạt
Đây là vụ tai nạn gây chết người khá hy hữu, thu hút sự chú ý của dư luận. Chiều 21-10-2016, ông Nguyễn Văn Ngộ (sinh năm 1975, trú TP Cần Thơ) do mải đuổi theo chiếc xe buýt đã vấp vào gờ hố ga rồi lọt xuống hố sâu ở sát bên đường tử vong. Đây là công trình thuộc dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân. Hố ga này sâu khoảng 2 m, phía dưới có nhiều nước thải nhưng miệng hố không được che đậy và xung quanh cũng không có rào chắn để cảnh báo người đi đường...
Vừa qua Công an quận Bình Tân đã ra quyết định không khởi tố vụ án mà chỉ gửi thông báo cơ quan liên quan xử lý theo hướng xử phạt hành chính hoặc kiểm điểm kỷ luật. Theo các cơ quan tố tụng quận, nguyên nhân tai nạn là do ông Ngộ khi đón vẫy xe khách, thiếu quan sát, bị vấp chân vào nắp hố ga, mất thăng bằng và ngã. Đây là nguyên nhân có mối quan hệ nhân quả dẫn đến cái chết của ông. Lỗi của đơn vị nâng cấp đường như không có rào chắn, không nắp đậy hố ga, thiếu cảnh báo… không phải là quan hệ nhân quả dẫn đến cái chết. Được biết trước khi xảy ra vụ này, đơn vị thi công từng ba lần bị Thanh tra Sở GTVT xử phạt do không đảm bảo các quy định về an toàn…
Lỗi chứ không phải điều kiện
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các chuyên gia cho rằng lý do công an từ chối khởi tố là không thuyết phục bởi nếu đơn vị thi công làm đúng thì đã không có tai nạn.
Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự, TAND Tối cao, nói: “Vụ này nếu xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thì tôi chỉ đồng ý một nửa. Bởi đúng là ông Ngộ cũng có lỗi khi thiếu quan sát nhưng nếu đơn vị thi công có rào chắn và có thiết bị cảnh báo nguy hiểm thì làm gì có tai nạn xảy ra. Phải xác định cả hai bên đều có lỗi và đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người nên đều phải chịu trách nhiệm”.
Ông Quế phân tích theo lý luận về tội phạm học thì lỗi là một trong những căn cứ xác định trách nhiệm hình sự dù đó là cố ý hay vô ý, trực tiếp hay gián tiếp. Cơ quan điều tra đã nhầm lẫn giữa lỗi và điều kiện nên mới cho rằng những thiếu sót của đơn vị thi công chỉ là điều kiện. Trong khi đó, ở đây rõ ràng đơn vị thi công cũng có lỗi, tức là nếu không có sự tắc trách của đơn vị thi công thì nạn nhân đã không chết.
Giả thiết nạn nhân không phải là ông Ngộ mà là một người tâm thần hoặc trẻ em dưới 13 tuổi thì hậu quả xảy ra lỗi hoàn toàn thuộc đơn vị thi công. Nhưng ông Ngộ là người có năng lực hành vi nên tai nạn xảy ra cho chính bản thân ông ông cũng phải chịu một phần. Cách xác định lỗi này chủ yếu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi nạn nhân cũng có lỗi thì trách nhiệm hình sự cũng như dân sự của người gây ra tai nạn được giảm nhẹ nhưng không được loại trừ. Chưa kể trước đó đơn vị này đã từng ba lần bị phạt về lỗi thi công không an toàn. Theo nguyên tắc, đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm gây hậu quả chết người thì không thể không khởi tố vụ án.
Phải hủy quyết định không khởi tố
Từ đó ông Quế cho rằng cơ quan điều tra Công an TP.HCM cần hủy quyết định không khởi tố vụ án của Công an quận Bình Tân. Đồng thời củng cố tài liệu, khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với những người có trách nhiệm liên quan.
Theo luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM), Điều 47 Luật Giao thông đường bộ quy định khi thi công đường bộ phải có báo hiệu, rào chắn tạm thời và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Vì thế không thể lập luận lỗi của đơn vị thi công không có mối quan hệ nhân quả dẫn đến cái chết. Lỗi này là trực tiếp và thỏa mãn điều kiện để ít nhất là khởi tố vụ án. Hành vi này có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông (Điều 220 BLHS) hoặc tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 BLHS).
Đồng tình, LS Cao Minh Triết (Đoàn LS tỉnh Tiền Giang) cho rằng người trực tiếp phân công giám sát thi công công trình đã thiếu trách nhiệm trong công việc gây ra tai nạn. Ngoài ra, đơn vị thi công cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo Điều 637 BLDS. LS Triết cũng cho rằng phải hủy quyết định không khởi tố vụ án của Công an quận Bình Tân vì không có căn cứ pháp luật.
Từng ba lần bị xử phạt
Đây là vụ tai nạn gây chết người khá hy hữu, thu hút sự chú ý của dư luận. Chiều 21-10-2016, ông Nguyễn Văn Ngộ (sinh năm 1975, trú TP Cần Thơ) do mải đuổi theo chiếc xe buýt đã vấp vào gờ hố ga rồi lọt xuống hố sâu ở sát bên đường tử vong. Đây là công trình thuộc dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân. Hố ga này sâu khoảng 2 m, phía dưới có nhiều nước thải nhưng miệng hố không được che đậy và xung quanh cũng không có rào chắn để cảnh báo người đi đường...
Vừa qua Công an quận Bình Tân đã ra quyết định không khởi tố vụ án mà chỉ gửi thông báo cơ quan liên quan xử lý theo hướng xử phạt hành chính hoặc kiểm điểm kỷ luật. Theo các cơ quan tố tụng quận, nguyên nhân tai nạn là do ông Ngộ khi đón vẫy xe khách, thiếu quan sát, bị vấp chân vào nắp hố ga, mất thăng bằng và ngã. Đây là nguyên nhân có mối quan hệ nhân quả dẫn đến cái chết của ông. Lỗi của đơn vị nâng cấp đường như không có rào chắn, không nắp đậy hố ga, thiếu cảnh báo… không phải là quan hệ nhân quả dẫn đến cái chết. Được biết trước khi xảy ra vụ này, đơn vị thi công từng ba lần bị Thanh tra Sở GTVT xử phạt do không đảm bảo các quy định về an toàn…
Lỗi chứ không phải điều kiện
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các chuyên gia cho rằng lý do công an từ chối khởi tố là không thuyết phục bởi nếu đơn vị thi công làm đúng thì đã không có tai nạn.
Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự, TAND Tối cao, nói: “Vụ này nếu xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thì tôi chỉ đồng ý một nửa. Bởi đúng là ông Ngộ cũng có lỗi khi thiếu quan sát nhưng nếu đơn vị thi công có rào chắn và có thiết bị cảnh báo nguy hiểm thì làm gì có tai nạn xảy ra. Phải xác định cả hai bên đều có lỗi và đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người nên đều phải chịu trách nhiệm”.
Ông Quế phân tích theo lý luận về tội phạm học thì lỗi là một trong những căn cứ xác định trách nhiệm hình sự dù đó là cố ý hay vô ý, trực tiếp hay gián tiếp. Cơ quan điều tra đã nhầm lẫn giữa lỗi và điều kiện nên mới cho rằng những thiếu sót của đơn vị thi công chỉ là điều kiện. Trong khi đó, ở đây rõ ràng đơn vị thi công cũng có lỗi, tức là nếu không có sự tắc trách của đơn vị thi công thì nạn nhân đã không chết.
Giả thiết nạn nhân không phải là ông Ngộ mà là một người tâm thần hoặc trẻ em dưới 13 tuổi thì hậu quả xảy ra lỗi hoàn toàn thuộc đơn vị thi công. Nhưng ông Ngộ là người có năng lực hành vi nên tai nạn xảy ra cho chính bản thân ông ông cũng phải chịu một phần. Cách xác định lỗi này chủ yếu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi nạn nhân cũng có lỗi thì trách nhiệm hình sự cũng như dân sự của người gây ra tai nạn được giảm nhẹ nhưng không được loại trừ. Chưa kể trước đó đơn vị này đã từng ba lần bị phạt về lỗi thi công không an toàn. Theo nguyên tắc, đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm gây hậu quả chết người thì không thể không khởi tố vụ án.
Phải hủy quyết định không khởi tố
Từ đó ông Quế cho rằng cơ quan điều tra Công an TP.HCM cần hủy quyết định không khởi tố vụ án của Công an quận Bình Tân. Đồng thời củng cố tài liệu, khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với những người có trách nhiệm liên quan.
Theo luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM), Điều 47 Luật Giao thông đường bộ quy định khi thi công đường bộ phải có báo hiệu, rào chắn tạm thời và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Vì thế không thể lập luận lỗi của đơn vị thi công không có mối quan hệ nhân quả dẫn đến cái chết. Lỗi này là trực tiếp và thỏa mãn điều kiện để ít nhất là khởi tố vụ án. Hành vi này có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông (Điều 220 BLHS) hoặc tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 BLHS).
Đồng tình, LS Cao Minh Triết (Đoàn LS tỉnh Tiền Giang) cho rằng người trực tiếp phân công giám sát thi công công trình đã thiếu trách nhiệm trong công việc gây ra tai nạn. Ngoài ra, đơn vị thi công cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo Điều 637 BLDS. LS Triết cũng cho rằng phải hủy quyết định không khởi tố vụ án của Công an quận Bình Tân vì không có căn cứ pháp luật.
“Gia đình rất đau buồn!” Chiều qua, bà Nguyễn Thị Bé Năm (chị nuôi ông Ngộ) cho biết gia đình vẫn chưa nhận được thông báo gì của công an. Theo bà, ông Ngộ chết gia đình rất đau buồn và cũng cho rằng đơn vị thi công có phần trách nhiệm. Nhưng mọi chuyện đã qua nên gia đình cho đó là điều xui rủi và không có đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm ai. Bà nói: “Tôi chỉ mong họ rút được bài học kinh nghiệm có ý thức, trách nhiệm bằng cách rào chắn, cảnh báo khi thi công, đảm bảo an toàn cho người dân”. Ông Ngộ được gia đình bà Năm nhận nuôi từ lúc một tháng tuổi và được anh chị em yêu quý như ruột thịt. Ông là người vui vẻ, hòa đồng nên được nhiều bà con lối xóm yêu mến. Đến khi bị tai nạn ông Ngộ vẫn chưa lập gia đình mà đi khắp nơi làm thuê để tự kiếm sống. Thời điểm xảy ra tai nạn là lúc ông đang làm thuê cho một cơ sở giết mổ vịt tại TP.HCM. Hôm đó ông ra đường Kinh Dương Vương đón xe về quê để dọn đất giúp người em sạ lúa… HẢI DƯƠNG ______________________________ Một số vụ từng khởi tố Tháng 8-2011, anh C. chạy xe máy trên quốc lộ 51 đoạn đang thi công thuộc huyện Long Thành, Đồng Nai. Mặt bằng hiện hữu chênh cao hơn mặt đường đang làm 10-20 cm, kéo dài 38 m nhưng không có biển cảnh báo và hàng rào chắn. Gầm máy xe của anh C. máng vào gờ đường tiếp nối đó nên anh bị ngã khiến ô tô cán chết. Công an huyện Long Thành xác định việc không lắp đặt biển báo, rào chắn dẫn đến chết người là lỗi của Công ty TNHH MTV Thái Huy Hoàng do Huỳnh Thái Phong phụ trách thi công. Tháng 7-2013, Phong bị truy tố về tội cản trở giao thông đường bộ, hai tháng sau TAND huyện đã phạt Phong một năm cải tạo không giam giữ. Cũng năm 2011, tại xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai xảy ra một vụ tai nạn giao thông do tông vào rào chắn đường đang thi công làm chết một người. Nguyên nhân là do rào chắn của đơn vị thi công đặt không đúng quy định. Sau đó, công an huyện đã khởi tố Vũ Văn Trường (đội trưởng đội thi công) cùng Thái Đình Vũ (cán bộ phụ trách an toàn trên toàn tuyến của ban điều hành quản lý dự án) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tác giả bài viết: Nhóm P.V
Nguồn tin: