Tái tạo Con đường tơ lụa huyền thoại với 5.000 tỷ USD
- 09:44 07-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với mục đích thúc đẩy du lịch và lưu thông hàng hóa, một dự án trị giá 5.000 tỷ USD đang được Trung Quốc đầu tư để làm sống lại Con đường tơ lụa huyền thoại năm xưa.
Con đường tơ lụa là tên gọi của một con đường huyền thoại nối Trung Quốc với châu Âu, xuyên qua vùng Tây Á kỳ bí. Nó không chỉ là một con đường theo nghĩa đen, mà là cả một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, được coi là cầu nối giữa hai nền văn minh Á - Âu.
Khởi đầu của Con đường tơ lụa bắt đầu từ Tây An (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, rồi đi qua các nước Tây Á đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, vùng Địa Trung Hải, Ai Cập. Phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này là lạc đà.
Đến thế kỷ 17, các thương gia tìm ra những con đường giao thương mới trên biển. Từ đó, Con đường tơ lụa không còn được chú ý nhiều như trước.
Hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách làm sống lại Con đường tơ lụa bằng một dự án đầu tư gần 5 nghìn tỷ USD, xây dựng những con đường mới, tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu và các cơ sở hạ tầng khác. Chính phủ Trung Quốc hy vọng con đường này sẽ giúp luân chuyển hàng hóa đến những vùng đất xa xôi một cách nhanh chóng hơn đường biển.
Đồng thời, dự án này cũng nhằm thu hút du khách đến Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đứng thứ tư thế giới về số lượng khách du lịch. Tuy nhiên, lượng du khách chủ yếu dồn về hai thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải.
Những điểm du lịch khác dọc theo Con đường tơ lụa như Lan Châu, Đôn Hoàng, Cam Túc, các ngôi đền cổ, thành cổ, đội quân người và ngựa bằng đất nung gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở thành phố Tây An hay khu bảo tồn gấu trúc tại Tứ Xuyên… lại không thu hút du khách. Khi dự án được hoàn thành, nhiều khách du lịch sẽ đến với Con đường tơ lụa và những vùng đi qua.
Trung Quốc đang xây dựng các thành phố phát triển với công nghiệp công nghệ cao, việc làm sống lại Con đường tơ lụa được nhiều người nhìn nhận như là một cách để giúp người dân và du khách nhìn nhận về quá khứ, hiểu về lịch sử và gìn giữ tinh hoa dân tộc.
Khởi đầu của Con đường tơ lụa bắt đầu từ Tây An (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, rồi đi qua các nước Tây Á đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, vùng Địa Trung Hải, Ai Cập. Phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này là lạc đà.
Đến thế kỷ 17, các thương gia tìm ra những con đường giao thương mới trên biển. Từ đó, Con đường tơ lụa không còn được chú ý nhiều như trước.
Hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách làm sống lại Con đường tơ lụa bằng một dự án đầu tư gần 5 nghìn tỷ USD, xây dựng những con đường mới, tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu và các cơ sở hạ tầng khác. Chính phủ Trung Quốc hy vọng con đường này sẽ giúp luân chuyển hàng hóa đến những vùng đất xa xôi một cách nhanh chóng hơn đường biển.
Đồng thời, dự án này cũng nhằm thu hút du khách đến Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đứng thứ tư thế giới về số lượng khách du lịch. Tuy nhiên, lượng du khách chủ yếu dồn về hai thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải.
Những điểm du lịch khác dọc theo Con đường tơ lụa như Lan Châu, Đôn Hoàng, Cam Túc, các ngôi đền cổ, thành cổ, đội quân người và ngựa bằng đất nung gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở thành phố Tây An hay khu bảo tồn gấu trúc tại Tứ Xuyên… lại không thu hút du khách. Khi dự án được hoàn thành, nhiều khách du lịch sẽ đến với Con đường tơ lụa và những vùng đi qua.
Trung Quốc đang xây dựng các thành phố phát triển với công nghiệp công nghệ cao, việc làm sống lại Con đường tơ lụa được nhiều người nhìn nhận như là một cách để giúp người dân và du khách nhìn nhận về quá khứ, hiểu về lịch sử và gìn giữ tinh hoa dân tộc.
Tác giả bài viết: Minh Hải (Theo Daily Mail)
Nguồn tin: