Ô tô giảm giá 150 triệu: Gom tiền chờ mua xe giá rẻ
- 12:45 06-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nếu mua một chiếc xe giá 600 triệu đồng trong năm 2017, sang 2018 có thể thiệt từ 100-150 triệu đồng. Vì vậy, tạm ngừng mua ô tô trong năm nay, lùi sang 2018 sẽ là quyết định sáng suốt. Điều này lại khiến nhiều DN ô tô lo ngay ngáy, bởi nguy cơ thất thu trong năm 2017.
Thông tin về lộ trình cắt giảm thuế ô tô vào năm 2018 từ khu vực ASEAN về Việt Nam đã được công bố từ lâu. Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đều mong muốn mua được 1 chiếc xe nhập khẩu với giá rẻ, và cơ hội này có lẽ sắp đến, khi chỉ hơn 300 ngày nữa là đến thời điểm này.
Giá xe sẽ giảm 20-30%?
Theo các tính toán, năm 2018, khi thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về Việt Nam giảm, giá xe có dung tích xi lanh từ 2.0L trở xuống có thể giảm 20-25% so với hiện nay.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá ô tô tại Việt Nam từ trước đến nay cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực do thuế suất thuế các loại cao.
Thuế là yếu tố quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành, nên việc giảm thuế suất chắc chắn sẽ làm giá xe giảm. Hiện một chiếc ô tô nhập từ Thái Lan, Indonesia, có giá 250 triệu đồng, về Việt Nam bán tới 600 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2018, giá bán chỉ ở mức 450-500 triệu đồng.
Dự báo, tới 2018, các mẫu xe đang có giá bán dưới 1 tỷ đồng sẽ giảm giá khá mạnh. Đặc biệt, không ít mẫu xe bình dân nhập khẩu sẽ xuất hiện với mức giá từ 450-500 triệu đồng, vì vậy thị trường dự báo vô cùng sôi động và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Trên nguyên tắc, với mức giá giảm như vậy, nếu mua 1 chiếc xe 600 triệu đồng trong năm 2017, sang năm 2018 có thể bị thiệt từ 100-150 triệu đồng. Vì vậy, nếu không vì nhu cầu quá bức thiết, tạm ngừng mua xe trong năm nay, lùi sang 2018 rõ ràng là quyết định sáng suốt.
Với những người có thu nhập trung bình, điều này thật có lợi. Vừa có thêm 1 năm để tích cóp thêm tiền, vừa có thể mua được chiếc xe nhập với giá rẻ. Chính vì vậy, nhiều người quan tâm đến ô tô cho biết, năm nay họ không có ý định mua xe.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với xe nhập khẩu từ các nước ASEAN, còn xe nhập từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... không thay đổi nhiều. Mặc dù vậy, việc đó cũng khiến nhiều DN ô tô đứng ngồi không yên.
Ông Minoru Kato, Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam, nhận định, 2017 dự báo sẽ là thời điểm khó khăn với các DN ô tô, bởi người tiêu dùng có thể dừng mua xe, đợi sang 2018 để được hưởng giá giảm mạnh. Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đưa ra dự báo, năm 2017, thị trường ô tô Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 10% so với 2016. Đây là con số dự báo khá thấp, nhưng cũng có lý do của nó.
Các DN ô tô cho biết, năm 2017 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 30%. Với mức giảm này, giá xe bán ra giảm khoảng 7%, nhưng giá giảm như vậy, chưa thấm vào đâu so với 2018.
"Do vậy, chúng tôi cũng khó có thể thuyết phục khách hàng mua xe và mức tăng trưởng 10% xem ra cũng khó khăn", vị này nói.
Giấc mơ giá rẻ có là hiện thực?
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến lo ngại: thuế giảm khiến nguồn thu giảm mạnh, Nhà nước sẽ đưa ra các giải pháp khác để tăng thu bù đắp. Kịch bản về ô tô rồi cũng không khác kịch bản xăng dầu là mấy, giảm giá xăng nhưng sẽ tăng thuế môi trường. Làm vậy có khác gì nhau đâu, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.
Quốc Hội mới đây đã thống nhất thông qua, đưa ô tô nhập khẩu trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện, từ 1//7/2017 sẽ ban hành chính sách để quản lý. Các nhận định đều cho rằng, kinh doanh ô tô nhập khẩu sẽ bị siết chặt.
Cùng với đó, Chính phủ vẫn chủ trương thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô trong nước, vì vậy việc tìm cách hạn chế xe nhập là điều khó tránh khỏi. Khi xe nhập bị hạn chế thì giá khó rẻ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng khó ngăn được xe nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam. Các giải pháp hạn chế xe nhập hiệu quả, trong khi không vi phạm các cam kết đã ký, đến nay được cho là không có nhiều dư địa.
Các hàng rào kỹ thuật dựng lên rất khó, bởi tiêu chuẩn của Việt Nam vốn thấp hơn các nước. Nâng giá tính thuế là một giải pháp. Hiện nhờ duy trì thuế nhập khẩu cao, chỉ cần nâng giá tính thuế với một chiếc xe nhập khẩu thêm 1.000 USD thì giá bán sẽ tăng thêm từ 2.600-3.600 USD. Nhưng theo tính toán, khi thuế nhập khẩu về 0%, thì nâng giá tính thuế thêm 1.000 USD, giá bán cũng chỉ tăng thêm khoảng 500 USD.
Sang năm 2018, để có giá xe nhập khẩu từ ASEAN về bằng giá hiện nay, thì phải nâng giá tính thuế lên ít nhất 3.000 USD/xe. Nhưng việc nâng giá tính thuế không thể muốn lên bao nhiêu cũng được, còn phải căn cứ vào giá bán của nhà sản xuất tại thị trường khu vực. Tăng lệ phí trước bạ lên cao, có thể hạn chế người tiêu dùng mua xe, nhưng lại đánh cả vào xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Không những thế, sắp tới, nhiều DN ô tô FDI sẽ chuyển hoàn toàn sang nhập khẩu xe về phân phối. Khi đó, không còn phải vướng bận với xe lắp ráp, nên sẽ đẩy mạnh nhập khẩu về đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Số lượng xe nhập khẩu sẽ tăng lên, chủng loại phong phú hơn, thuế lại giảm, vì vậy việc hạn chế xe nhập giá rẻ được cho là khó khăn.
Giá xe sẽ giảm 20-30%?
Theo các tính toán, năm 2018, khi thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về Việt Nam giảm, giá xe có dung tích xi lanh từ 2.0L trở xuống có thể giảm 20-25% so với hiện nay.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá ô tô tại Việt Nam từ trước đến nay cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực do thuế suất thuế các loại cao.
Thuế là yếu tố quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành, nên việc giảm thuế suất chắc chắn sẽ làm giá xe giảm. Hiện một chiếc ô tô nhập từ Thái Lan, Indonesia, có giá 250 triệu đồng, về Việt Nam bán tới 600 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2018, giá bán chỉ ở mức 450-500 triệu đồng.
Dự báo, tới 2018, các mẫu xe đang có giá bán dưới 1 tỷ đồng sẽ giảm giá khá mạnh. Đặc biệt, không ít mẫu xe bình dân nhập khẩu sẽ xuất hiện với mức giá từ 450-500 triệu đồng, vì vậy thị trường dự báo vô cùng sôi động và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Trên nguyên tắc, với mức giá giảm như vậy, nếu mua 1 chiếc xe 600 triệu đồng trong năm 2017, sang năm 2018 có thể bị thiệt từ 100-150 triệu đồng. Vì vậy, nếu không vì nhu cầu quá bức thiết, tạm ngừng mua xe trong năm nay, lùi sang 2018 rõ ràng là quyết định sáng suốt.
Với những người có thu nhập trung bình, điều này thật có lợi. Vừa có thêm 1 năm để tích cóp thêm tiền, vừa có thể mua được chiếc xe nhập với giá rẻ. Chính vì vậy, nhiều người quan tâm đến ô tô cho biết, năm nay họ không có ý định mua xe.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với xe nhập khẩu từ các nước ASEAN, còn xe nhập từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... không thay đổi nhiều. Mặc dù vậy, việc đó cũng khiến nhiều DN ô tô đứng ngồi không yên.
Ông Minoru Kato, Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam, nhận định, 2017 dự báo sẽ là thời điểm khó khăn với các DN ô tô, bởi người tiêu dùng có thể dừng mua xe, đợi sang 2018 để được hưởng giá giảm mạnh. Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đưa ra dự báo, năm 2017, thị trường ô tô Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 10% so với 2016. Đây là con số dự báo khá thấp, nhưng cũng có lý do của nó.
Các DN ô tô cho biết, năm 2017 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 30%. Với mức giảm này, giá xe bán ra giảm khoảng 7%, nhưng giá giảm như vậy, chưa thấm vào đâu so với 2018.
"Do vậy, chúng tôi cũng khó có thể thuyết phục khách hàng mua xe và mức tăng trưởng 10% xem ra cũng khó khăn", vị này nói.
Giấc mơ giá rẻ có là hiện thực?
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến lo ngại: thuế giảm khiến nguồn thu giảm mạnh, Nhà nước sẽ đưa ra các giải pháp khác để tăng thu bù đắp. Kịch bản về ô tô rồi cũng không khác kịch bản xăng dầu là mấy, giảm giá xăng nhưng sẽ tăng thuế môi trường. Làm vậy có khác gì nhau đâu, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.
Quốc Hội mới đây đã thống nhất thông qua, đưa ô tô nhập khẩu trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện, từ 1//7/2017 sẽ ban hành chính sách để quản lý. Các nhận định đều cho rằng, kinh doanh ô tô nhập khẩu sẽ bị siết chặt.
Cùng với đó, Chính phủ vẫn chủ trương thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô trong nước, vì vậy việc tìm cách hạn chế xe nhập là điều khó tránh khỏi. Khi xe nhập bị hạn chế thì giá khó rẻ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng khó ngăn được xe nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam. Các giải pháp hạn chế xe nhập hiệu quả, trong khi không vi phạm các cam kết đã ký, đến nay được cho là không có nhiều dư địa.
Các hàng rào kỹ thuật dựng lên rất khó, bởi tiêu chuẩn của Việt Nam vốn thấp hơn các nước. Nâng giá tính thuế là một giải pháp. Hiện nhờ duy trì thuế nhập khẩu cao, chỉ cần nâng giá tính thuế với một chiếc xe nhập khẩu thêm 1.000 USD thì giá bán sẽ tăng thêm từ 2.600-3.600 USD. Nhưng theo tính toán, khi thuế nhập khẩu về 0%, thì nâng giá tính thuế thêm 1.000 USD, giá bán cũng chỉ tăng thêm khoảng 500 USD.
Sang năm 2018, để có giá xe nhập khẩu từ ASEAN về bằng giá hiện nay, thì phải nâng giá tính thuế lên ít nhất 3.000 USD/xe. Nhưng việc nâng giá tính thuế không thể muốn lên bao nhiêu cũng được, còn phải căn cứ vào giá bán của nhà sản xuất tại thị trường khu vực. Tăng lệ phí trước bạ lên cao, có thể hạn chế người tiêu dùng mua xe, nhưng lại đánh cả vào xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Không những thế, sắp tới, nhiều DN ô tô FDI sẽ chuyển hoàn toàn sang nhập khẩu xe về phân phối. Khi đó, không còn phải vướng bận với xe lắp ráp, nên sẽ đẩy mạnh nhập khẩu về đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Số lượng xe nhập khẩu sẽ tăng lên, chủng loại phong phú hơn, thuế lại giảm, vì vậy việc hạn chế xe nhập giá rẻ được cho là khó khăn.
Tác giả bài viết: Trần Thủy
Nguồn tin: