Người phụ nữ thầm lặng sau nhà vô địch Lê Văn Công
- 15:25 02-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chị Tám không nghĩ chồng sẽ là nhà vô địch và cũng chưa một lần nghĩ mình lấy anh để được nổi tiếng bởi chị yêu chính con người nghị lực, luôn vượt lên số phận của đô cử Lê Văn Công.
Chuyện tình cổ tích
Chị Tám, một người con của vùng đất Nghệ An, cuộc sống quê nhà khó khăn buộc chị phải xa xứ lập nghiệp. Giữa Sài Gòn rộng lớn, cuộc sống lại run rủi chị và đô cử Lê Văn Công gặp nhau trong một lần họp bạn. Ngày đó chị mới 17 tuổi.
Quen nhau một thời gian, hai người nảy sinh tình cảm. Nhưng vì mặc cảm bản thân, phải mất một thời gian dài Công mới thổ lộ tấm lòng cho người mình yêu. Dù đang tuổi thanh xuân lại có khuôn mặt ưa nhìn và được nhiều người theo đuổi nhưng chị Tám vẫn đón nhận tấm lòng của Công. Bởi chị nhận ra ở người đàn ông tật nguyền này chứa đựng một ý chí mạnh mẽ, luôn cố gắng vượt lên số phận.
Sau một thời gian, gia đình của chị Tám biết chuyện ra sức phản đối vì sợ con gái cực khổ khi yêu người khuyết tật nên bắt chị về quê để không còn gặp mặt anh. Điều này đã khiến Công suy sụp rất nhiều. Nhưng với niềm tin và trực quan của người phụ nữ, chị Tám vẫn kiên định trong mối duyên này nên đã dần thuyết phục cha mẹ cho được quen Công.
Dịp Tết năm 2008, chị Tám gọi báo tin mừng: “Bố mẹ kêu anh về ra mắt”. Quá bất ngờ, chàng đô cử khi đó đang ở Hà Tĩnh bỏ lại mọi chuyện, tức tốc ra huyện Nghi Lộc (Nghệ An) để ra mắt gia đình người yêu. Và rồi, một thời gian sau anh chị đã cùng chung tay xây dựng tổ ấm. Nhắc lại chuyện tình con gái, bà Nguyễn Thị Quảng (mẹ chị Tám) kể: “Lúc hai đứa nói chuyện cưới xin, tôi không hỏi gì nhiều bởi đã biết tính con mình, quyết làm cái gì là làm cho bằng được”.
Rồi chị Tám sinh cho Công đứa con trai kháu khỉnh, cuộc sống đang tạm ổn thì Công bị tai nạn buộc ngưng thi đấu. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến anh không có cơ hội dự Paralympics 2012. Không thi đấu đồng nghĩa với việc không thể giành huy chương để có thêm tiền thưởng trang trải cuộc sống, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai của cặp vợ chồng trẻ. “Lúc này, tôi làm thợ may, còn anh sửa chữa đồ điện tử ở nhà. Thu nhập của chúng tôi chỉ chừng 5-6 triệu đồng/tháng. Khó khăn là thế nhưng anh Công quyết tâm lắm, luôn đi tập để chờ ngày trở lại”, chị Tám nhớ lại.
Riêng Công đó là gian đoạn anh cảm thấy thương vợ nhất. Sáu tháng đầu tiên anh suy sụp tinh thần, lủi thủi ở nhà với con nhỏ, còn chị Tám phải bươn chải đủ đường mưu sinh. “Nhìn vợ cực khổ vì gia đình tôi xót lắm và đó cũng là động lực để tôi phấn đấu trở lại phòng tập. Khoảng thời gian nghỉ thi đấu nếu không có cô ấy tôi nghĩ mình khó được như hôm nay”, đô cử Lê Văn Công tâm sự.
Người phụ nữ sau nhà vô địch
Sau khi hồi phục chấn thương, Lê Văn Công trở lại đầy mạnh mẽ khi liên tục phá kỷ lục ở những giải đấu tham dự. Năm 2014, anh đoạt HCV ASEAN Para Games 2014, HCB thế giới. Tiền thưởng từ những giải đấu này cùng với khoản tích cóp từ trước, nhà vô địch quyết định mua miếng đất 100 m2 ở huyện Đức Hòa, Long An để cuộc sống tươm tất hơn.
Đến nay, họ đã dọn về tổ ấm mới được hơn 2 năm. Dù nơi ở cách chỗ tập khá xa nhưng chốn bình yên đó luôn rộn rã tiếng cười. Cách đây hơn 7 tháng, vợ chồng nhà vô địch đã đón thêm cô con gái đáng yêu. Để chăm sóc cho gia đình, chị Tám nghỉ hẳn làm công nhân, thu nhập của gia đình dồn cả vào anh.
Mỗi ngày Công vẫn ngược xuôi hơn 40 km để lên trung tâm tập luyện và sửa chữa điện tử. Nhưng với Công điều đó không là gì so với hy sinh của vợ. “Có những giai đoạn ở tuyển nhiều tháng trời, hai ba tuần mới được về thăm gia đình. Rồi thời điểm cô ấy mang bầu, con cái đau ốm mình không ở nhà cảm thấy rất xót xa nhưng mỗi lần gọi điện về chỉ nghe vợ hỏi thăm mình, không ca thán. Điều đó đã làm mình mạnh mẽ hơn để đạt thành tích cao, có tiền thưởng lo cho gia đình”, anh Công tâm sự:
Sống tình cảm nên khi được nghỉ phép anh ở luôn trong nhà với vợ và hai con. “Mình đi chỗ này chỗ kia, nước này nước khác nhiều nhưng lúc nào cũng nhớ về gia đình và chỉ muốn dành nhiều thời gian cho vợ con”, anh Công nói.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc của đô cử Lê Văn Công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phía trước nhà vô địch Paralympics vẫn còn không ít nhọc nhằn bởi giờ đây gia đình nhỏ của anh đã có tới 4 người. Nhưng vợ nhà vô địch vẫn tin rằng cuộc sống gia đình sẽ luôn hạnh phúc. “Suốt thời gian quen nhau rồi cưới nhau, anh Công không tặng tôi hoa hay quà gì, chỉ lâu lâu chở nhau đi chơi. Nhưng tôi lại thích điều đó, chứ màu mè quá, tôi lại sợ. Anh là người trầm tính, rất ít khi thổ lộ về những khó khăn mà mình phải chịu nhưng nghị lực của anh rất lớn, đã nói là phải làm cho bằng được”, chị Tám nói về chồng mình.
Chị Tám, một người con của vùng đất Nghệ An, cuộc sống quê nhà khó khăn buộc chị phải xa xứ lập nghiệp. Giữa Sài Gòn rộng lớn, cuộc sống lại run rủi chị và đô cử Lê Văn Công gặp nhau trong một lần họp bạn. Ngày đó chị mới 17 tuổi.
Quen nhau một thời gian, hai người nảy sinh tình cảm. Nhưng vì mặc cảm bản thân, phải mất một thời gian dài Công mới thổ lộ tấm lòng cho người mình yêu. Dù đang tuổi thanh xuân lại có khuôn mặt ưa nhìn và được nhiều người theo đuổi nhưng chị Tám vẫn đón nhận tấm lòng của Công. Bởi chị nhận ra ở người đàn ông tật nguyền này chứa đựng một ý chí mạnh mẽ, luôn cố gắng vượt lên số phận.
Sau một thời gian, gia đình của chị Tám biết chuyện ra sức phản đối vì sợ con gái cực khổ khi yêu người khuyết tật nên bắt chị về quê để không còn gặp mặt anh. Điều này đã khiến Công suy sụp rất nhiều. Nhưng với niềm tin và trực quan của người phụ nữ, chị Tám vẫn kiên định trong mối duyên này nên đã dần thuyết phục cha mẹ cho được quen Công.
Dịp Tết năm 2008, chị Tám gọi báo tin mừng: “Bố mẹ kêu anh về ra mắt”. Quá bất ngờ, chàng đô cử khi đó đang ở Hà Tĩnh bỏ lại mọi chuyện, tức tốc ra huyện Nghi Lộc (Nghệ An) để ra mắt gia đình người yêu. Và rồi, một thời gian sau anh chị đã cùng chung tay xây dựng tổ ấm. Nhắc lại chuyện tình con gái, bà Nguyễn Thị Quảng (mẹ chị Tám) kể: “Lúc hai đứa nói chuyện cưới xin, tôi không hỏi gì nhiều bởi đã biết tính con mình, quyết làm cái gì là làm cho bằng được”.
Rồi chị Tám sinh cho Công đứa con trai kháu khỉnh, cuộc sống đang tạm ổn thì Công bị tai nạn buộc ngưng thi đấu. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến anh không có cơ hội dự Paralympics 2012. Không thi đấu đồng nghĩa với việc không thể giành huy chương để có thêm tiền thưởng trang trải cuộc sống, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai của cặp vợ chồng trẻ. “Lúc này, tôi làm thợ may, còn anh sửa chữa đồ điện tử ở nhà. Thu nhập của chúng tôi chỉ chừng 5-6 triệu đồng/tháng. Khó khăn là thế nhưng anh Công quyết tâm lắm, luôn đi tập để chờ ngày trở lại”, chị Tám nhớ lại.
Riêng Công đó là gian đoạn anh cảm thấy thương vợ nhất. Sáu tháng đầu tiên anh suy sụp tinh thần, lủi thủi ở nhà với con nhỏ, còn chị Tám phải bươn chải đủ đường mưu sinh. “Nhìn vợ cực khổ vì gia đình tôi xót lắm và đó cũng là động lực để tôi phấn đấu trở lại phòng tập. Khoảng thời gian nghỉ thi đấu nếu không có cô ấy tôi nghĩ mình khó được như hôm nay”, đô cử Lê Văn Công tâm sự.
Người phụ nữ sau nhà vô địch
Sau khi hồi phục chấn thương, Lê Văn Công trở lại đầy mạnh mẽ khi liên tục phá kỷ lục ở những giải đấu tham dự. Năm 2014, anh đoạt HCV ASEAN Para Games 2014, HCB thế giới. Tiền thưởng từ những giải đấu này cùng với khoản tích cóp từ trước, nhà vô địch quyết định mua miếng đất 100 m2 ở huyện Đức Hòa, Long An để cuộc sống tươm tất hơn.
Đến nay, họ đã dọn về tổ ấm mới được hơn 2 năm. Dù nơi ở cách chỗ tập khá xa nhưng chốn bình yên đó luôn rộn rã tiếng cười. Cách đây hơn 7 tháng, vợ chồng nhà vô địch đã đón thêm cô con gái đáng yêu. Để chăm sóc cho gia đình, chị Tám nghỉ hẳn làm công nhân, thu nhập của gia đình dồn cả vào anh.
Mỗi ngày Công vẫn ngược xuôi hơn 40 km để lên trung tâm tập luyện và sửa chữa điện tử. Nhưng với Công điều đó không là gì so với hy sinh của vợ. “Có những giai đoạn ở tuyển nhiều tháng trời, hai ba tuần mới được về thăm gia đình. Rồi thời điểm cô ấy mang bầu, con cái đau ốm mình không ở nhà cảm thấy rất xót xa nhưng mỗi lần gọi điện về chỉ nghe vợ hỏi thăm mình, không ca thán. Điều đó đã làm mình mạnh mẽ hơn để đạt thành tích cao, có tiền thưởng lo cho gia đình”, anh Công tâm sự:
Sống tình cảm nên khi được nghỉ phép anh ở luôn trong nhà với vợ và hai con. “Mình đi chỗ này chỗ kia, nước này nước khác nhiều nhưng lúc nào cũng nhớ về gia đình và chỉ muốn dành nhiều thời gian cho vợ con”, anh Công nói.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc của đô cử Lê Văn Công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phía trước nhà vô địch Paralympics vẫn còn không ít nhọc nhằn bởi giờ đây gia đình nhỏ của anh đã có tới 4 người. Nhưng vợ nhà vô địch vẫn tin rằng cuộc sống gia đình sẽ luôn hạnh phúc. “Suốt thời gian quen nhau rồi cưới nhau, anh Công không tặng tôi hoa hay quà gì, chỉ lâu lâu chở nhau đi chơi. Nhưng tôi lại thích điều đó, chứ màu mè quá, tôi lại sợ. Anh là người trầm tính, rất ít khi thổ lộ về những khó khăn mà mình phải chịu nhưng nghị lực của anh rất lớn, đã nói là phải làm cho bằng được”, chị Tám nói về chồng mình.
Tác giả bài viết: Trung Kiên
Nguồn tin: