Câu chuyện về cây đa Cồn Riềng lớn lên cùng với Đảng
- 07:50 02-02-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong khí thế sục sôi của Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cây Đa Cồn Riềng được trồng lên như dấu ấn hào hùng của một phong trào do Đảng CSVN lãnh đạo, khi vừa mới ra đời.
Nhiều thế hệ người con của làng Yên Hạ (một phần thuộc 2 thôn Hồ Hải và Sơn Thịnh), xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sinh ra đã thấy một cây đa sừng sững mọc ở đầu làng. Nó có cả một cái tên hẳn hoi, bà con trong làng vẫn trìu mến gọi là Đa Cồn Riềng.
Trải qua bao năm tháng, chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử, Đa Cồn Riềng đã cùng lớn lên với bao lớp người ở vùng quê nghèo Yên Hạ.
Thuở thiếu thời, lũ trẻ Yên Hạ đến tuổi chăn trâu cắt cỏ đã “quấn quýt” với Đa Cồn Riềng, mỗi buổi xế trưa thi nhau leo cây, hóng mát. Đến khi trưởng thành, xa quê lập nghiệp, hình ảnh cây đa đầu làng với thân sần sùi, bóng lá rộng tán đã trở thành nỗi nhớ da diết, đầy yêu thương với kẻ tha hương.
Các bô lão trong làng Yên Hạ vẫn thường hay kể với lớp trẻ, Đa Cồn Riềng được trồng cùng năm với Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, sau này đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930).
Đi tìm nguồn gốc của Đa Cồn Riềng, người viết được tiếp xúc với cụ Hoàng Văn Trường (SN 1935), trú ở thôn Hồ Hải (xã Kỳ Tiến), một người từng kinh qua nhiều cương vị như: Bí thư Đoàn xã Kỳ Tiến (từ năm 1956 đến 1959), Bí thư Chi bộ Tứ Yên (từ năm 1964 đến 1975), Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Tiến (từ năm 1976 - 1982)…
Cụ Trường kể, ngày còn nhỏ đã thấy Đa Cồn Riềng xuất hiện ở đầu làng. Nhờ những lần ngồi hóng chuyện giữa cha với bằng hữu, cụ Trường mới biết, cây đa này được ra đời như thế nào.
Theo lời kể của vị cao niên, năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, đã kịp thời lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.
Cùng năm ấy, tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (lúc đó là tỉnh Nghệ Tĩnh), phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân diễn ra mạnh mẽ, ở khắp các huyện lỵ. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Nông hội Đỏ, hàng vạn người nông dân Nghệ Tĩnh đã đứng lên biểu tình đòi bỏ sưu, giảm thuế, chia lại ruộng đất…
Phong trào lan rộng đến huyện Kỳ Anh. Người dân làng Yên Hạ bấy giờ chia thành 2 thôn là Giáp Đoài và Giáp Đông cũng sục sôi nổi dậy, cùng Đảng dành lại chính quyền từ tay bọn phong kiến bù nhìn.
Cụ Trường tiếp lời, thời khắc ấy, hàng trăm nông dân của Giáp Đoài, trong đó có cha của cụ là ông Hoàng Long (SN 1902), dưới sự chỉ huy của trưởng đoàn Cao Việng, một đảng viên phụ trách Phong trào Xô Viết ở Yên Hạ đã cùng nhau kéo vào trung tâm huyện Kỳ Anh đòi yêu sách.
Trên đường trở về, đến đoạn cầu Kênh (nay thuộc thôn Sơn Thịnh, xã Kỳ Tiến), đoàn biểu tình đụng độ với một toán quân trang bị súng ống của người Pháp. Tại đây, để uy hiếp, một tên lính Pháp đã dùng súng bắn chết một người trong đoàn biểu tình tên là Lê Quế, khiến những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn hoang mang.
Trước tình thế đó, để tránh lòng dân nao núng, đồng chí Cao Việng đã tập hợp bà con tại khu vực Cồn Riềng, nhằm ổn định tinh thần đoàn biểu tình.
Lúc này, một người tiều phu tên là Lê Công Duyền, người ở Giáp Đoài có vợ nhưng không có con đi đốn củi về qua. Nghe bà con kể lại sự việc, ông cực kỳ uất hận quân thực dân và ủng hộ phong trào của đoàn.
“Thời điểm ấy, cụ Duyền xin phép đoàn biểu tình được tự tay trồng một cây đa nhỏ, mà ông vừa đào được trên núi về, ở ngay nơi mà bà con đang tập hợp, để ghi nhớ ngày lịch sử của làng Yên Hạ”, cụ Trường kể.
Cũng theo lời kể của nguyên Bí thư đoàn xã Kỳ Tiến (giai đoạn 1956 - 1959), lúc cây đa mới trồng chỉ cao ngang nửa người trưởng thành. Đến nay, trải qua thời gian, chứng kiến sự kiên cường của bà con làng Yên Hạ chống lại thực dân rồi đế quốc, Đa Cồn Riềng đã trở nên cao lớn, sừng sững đứng giữa đất trời.
Nhiều thế hệ của làng Yên Hạ khi lớn lên thấy bậc đi trước tôn trọng, bảo vệ Đa Cồn Riềng nên tự biết trân quý, không xâm phạm cây lịch sử.
Đa Cồn Riềng cứ thế mà xanh tươi, vươn mình và đã từng đi vào những câu thơ của nhiều thi sĩ Yên Hạ. Trong đó, có những vần thơ mà nhiều bà con vẫn nhẩm thuộc lòng:
Đa Cồn Riềng phá xiềng phong kiến
Sừng sững trên đất Kỳ Tiến quê hương
Dù đi đâu những kẻ xa phương
Gốc đa tỏa bóng nhớ thương cõi lòng…
Trải qua bao năm tháng, chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử, Đa Cồn Riềng đã cùng lớn lên với bao lớp người ở vùng quê nghèo Yên Hạ.
Thuở thiếu thời, lũ trẻ Yên Hạ đến tuổi chăn trâu cắt cỏ đã “quấn quýt” với Đa Cồn Riềng, mỗi buổi xế trưa thi nhau leo cây, hóng mát. Đến khi trưởng thành, xa quê lập nghiệp, hình ảnh cây đa đầu làng với thân sần sùi, bóng lá rộng tán đã trở thành nỗi nhớ da diết, đầy yêu thương với kẻ tha hương.
Các bô lão trong làng Yên Hạ vẫn thường hay kể với lớp trẻ, Đa Cồn Riềng được trồng cùng năm với Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, sau này đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930).
Đi tìm nguồn gốc của Đa Cồn Riềng, người viết được tiếp xúc với cụ Hoàng Văn Trường (SN 1935), trú ở thôn Hồ Hải (xã Kỳ Tiến), một người từng kinh qua nhiều cương vị như: Bí thư Đoàn xã Kỳ Tiến (từ năm 1956 đến 1959), Bí thư Chi bộ Tứ Yên (từ năm 1964 đến 1975), Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Tiến (từ năm 1976 - 1982)…
Cụ Trường kể, ngày còn nhỏ đã thấy Đa Cồn Riềng xuất hiện ở đầu làng. Nhờ những lần ngồi hóng chuyện giữa cha với bằng hữu, cụ Trường mới biết, cây đa này được ra đời như thế nào.
Theo lời kể của vị cao niên, năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, đã kịp thời lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.
Cùng năm ấy, tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (lúc đó là tỉnh Nghệ Tĩnh), phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân diễn ra mạnh mẽ, ở khắp các huyện lỵ. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Nông hội Đỏ, hàng vạn người nông dân Nghệ Tĩnh đã đứng lên biểu tình đòi bỏ sưu, giảm thuế, chia lại ruộng đất…
Phong trào lan rộng đến huyện Kỳ Anh. Người dân làng Yên Hạ bấy giờ chia thành 2 thôn là Giáp Đoài và Giáp Đông cũng sục sôi nổi dậy, cùng Đảng dành lại chính quyền từ tay bọn phong kiến bù nhìn.
Cụ Trường tiếp lời, thời khắc ấy, hàng trăm nông dân của Giáp Đoài, trong đó có cha của cụ là ông Hoàng Long (SN 1902), dưới sự chỉ huy của trưởng đoàn Cao Việng, một đảng viên phụ trách Phong trào Xô Viết ở Yên Hạ đã cùng nhau kéo vào trung tâm huyện Kỳ Anh đòi yêu sách.
Trên đường trở về, đến đoạn cầu Kênh (nay thuộc thôn Sơn Thịnh, xã Kỳ Tiến), đoàn biểu tình đụng độ với một toán quân trang bị súng ống của người Pháp. Tại đây, để uy hiếp, một tên lính Pháp đã dùng súng bắn chết một người trong đoàn biểu tình tên là Lê Quế, khiến những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn hoang mang.
Trước tình thế đó, để tránh lòng dân nao núng, đồng chí Cao Việng đã tập hợp bà con tại khu vực Cồn Riềng, nhằm ổn định tinh thần đoàn biểu tình.
Lúc này, một người tiều phu tên là Lê Công Duyền, người ở Giáp Đoài có vợ nhưng không có con đi đốn củi về qua. Nghe bà con kể lại sự việc, ông cực kỳ uất hận quân thực dân và ủng hộ phong trào của đoàn.
“Thời điểm ấy, cụ Duyền xin phép đoàn biểu tình được tự tay trồng một cây đa nhỏ, mà ông vừa đào được trên núi về, ở ngay nơi mà bà con đang tập hợp, để ghi nhớ ngày lịch sử của làng Yên Hạ”, cụ Trường kể.
Cũng theo lời kể của nguyên Bí thư đoàn xã Kỳ Tiến (giai đoạn 1956 - 1959), lúc cây đa mới trồng chỉ cao ngang nửa người trưởng thành. Đến nay, trải qua thời gian, chứng kiến sự kiên cường của bà con làng Yên Hạ chống lại thực dân rồi đế quốc, Đa Cồn Riềng đã trở nên cao lớn, sừng sững đứng giữa đất trời.
Nhiều thế hệ của làng Yên Hạ khi lớn lên thấy bậc đi trước tôn trọng, bảo vệ Đa Cồn Riềng nên tự biết trân quý, không xâm phạm cây lịch sử.
Đa Cồn Riềng cứ thế mà xanh tươi, vươn mình và đã từng đi vào những câu thơ của nhiều thi sĩ Yên Hạ. Trong đó, có những vần thơ mà nhiều bà con vẫn nhẩm thuộc lòng:
Đa Cồn Riềng phá xiềng phong kiến
Sừng sững trên đất Kỳ Tiến quê hương
Dù đi đâu những kẻ xa phương
Gốc đa tỏa bóng nhớ thương cõi lòng…
Tác giả bài viết: Lê Công
Nguồn tin: