Nét độc đáo riêng biệt của bà con dân tộc Thái miền Tây xứ Nghệ trong ngày Tết cổ truyền 2017
- 06:30 28-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày tết trong mâm cúng chiều 30 tết không thể thiếu được món “Họ Mọc” (“Họ Mọc” là tên của bà con nơi thường gọi).
Nguyên liệu để làm món này bao gồm: 1 con gà trống, gạo tấm, cây chuối rừng, sả, mộc nhĩ và các loại gia vị như: ớt tiêu, bột canh, mì chính.
Các nguyên liệu này xay nhỏ, trộn đều và gói cùng lá dong, sau khi gói xong thì hông lên như hông xôi khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ là vớt ra để nguội rồi mang lên thắp hương.
Bánh chưng của dân tộc Thái, các nguyên liệu gói như mọi miền đất nước, tuy nhiên, đồng bào nơi đây không thể thiếu được bánh chưng sừng trâu.
Các mâm cúng của người dân tộc Thái phải có 1 cái thủ trâu hoặc bò và 1 thủ và đuôi lợn. Thủ là tên gọi địa phương, người ta hay gọi tên thông thường là đầu trâu, đầu bò.
Ngoài ra, ở Miền Bắc thường trang trí bàn thơ bằng cây đào, cây quất, cây lúa. Miền Nam là cây Mai thì ở Miền Trung, đặc biệt là huyện Quế Phong, nhiều nhà trang bàn thơ bằng hai cây mía để 2 bên bàn thờ.
Bà Lô Thị Long, khối 8 thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong chia sẻ: “Tết năm nào cũng vậy, dù bận rộn đến đâu, gia đình tôi cũng phải làm đầy đủ phong tục tập quán, làm các món ăn của người Thái để cúng ông bà tổ tiên, cầu cho gia đình mạnh khỏe, bình an và may mắn, làm ăn phát đạt, cầu cho mưa thuận gió hòa, người nông dân mùa màng bội thu”.
Mỗi dân tộc có nhiều văn hóa và bản sắc khác nhau, đồng bào dân tộc Thái ở miền tây Xứ Nghệ cũng vậy.
Ngày Tết họ sum họp gia đình, vui múa hát giao duyên, nhả sạp, ném còn, bắn nỏ.
Tác giả bài viết: Minh Long
Nguồn tin: