Nghệ An trong tôi
- 07:51 24-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tôi quê Quảng Ngãi. Nghệ An không phải nơi tôi sinh ra. Dù đó là nơi khởi nguồn dòng họ Hồ của tôi.
Nhưng có một thời, cách đây tròn 63 năm, mảnh đất này đã cưu mang những đứa trẻ miền Nam tập kết như tôi. 63 năm trước…
So với những đứa trẻ cùng tuổi bây giờ, phải nói hồi ấy tôi chẳng biết gì mấy. Cái gì cũng lạ, cái gì cũng mới và cái gì cũng gây ngạc nhiên với một đứa trẻ nhà quê vừa rời mái nhà mình.
Tôi nào biết, tôi đã tham gia vào cuộc di dân vĩ đại từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam ở thời hiện đại. Bây giờ, hồi tưởng, càng xúc động và càng biết ơn tình cảm, sự chăm sóc của đồng bào miền Bắc đối với những người miền Nam tập kết, nhất là với những đứa trẻ con như chúng tôi hồi ấy. Có đủ lứa tuổi trẻ con trong đoàn người tập kết. Và không đứa trẻ nào “bị lãng quên”, không đứa trẻ nào không được đồng bào miền Bắc chăm sóc như chăm con cháu mình.
Ấy là vào khoảng tháng 10.1954.
Con tàu Ba Lan chở chúng tôi cập bến Cửa Hội (Diễn Châu - Nghệ An) vào đêm tối. Vậy mà khi bước theo cầu tàu lên bờ, hàng vạn ngọn đèn ngọn đuốc đã bừng sáng trên tay bà con Nghệ An ra bến đón chúng tôi. Đầy những yêu thương, thân mến. Tình cảm ấy có lẽ người lớn cảm nhận rõ hơn, nhưng những đứa trẻ chúng tôi không phải là không biết. Nó khiến chúng tôi cảm thấy an lòng, dù chưa rõ mình đang ở một vùng “đất lạ” nào và phía trước đời mình sẽ ra sao.
Có một điều, bây giờ cần phải biết, là ngay thời điểm ấy, đồng bào Nghệ An, đồng bào Diễn Châu, đồng bào xã Diễn Tiến - nơi chúng tôi tập kết, có đời sống vô cùng khó khăn. Đã thế, đây còn là vùng công giáo toàn tòng, nơi những cuộc di cư vào Nam cũng đang diễn ra, vừa âm thầm, vừa công khai. Có lần, tôi theo má đi chợ phiên ở Đình Sò (xã Diễn Tiến) và được thấy cả phiên chợ bà con công giáo nghèo mang bán tất cả những vật dụng trong nhà mình, mong gom tiền để di cư vào Nam. Nhớ lại, còn muốn rơi nước mắt. Chính trong phiên chợ nghèo ấy, tôi đã lần đầu tiên (và duy nhất) được nghe một bài hát. Có hai anh thanh niên, đi xe đạp, mang một chiếc loa thiếc, loại loa vào thời này có lẽ đã tuyệt chủng. Và một cây đàn măng-đô-lin. Bây giờ thì tôi biết, đó là hai tuyên truyền viên của xã hay của huyện gì đó. Vừa dựng xe đạp ở cửa chợ, hai anh đã… hát ngay. Một anh đàn măng-đô-lin, một anh hát qua chiếc loa tay bằng thiếc. Bài hát có nội dung kêu gọi bà con đừng di cư nào Nam, tôi nhớ một đoạn thế này: “Ở lại đây có xóm có làng/Có anh có chị bà con/Sớm hôm đi về hỏi han/Phòng những khi tối lửa tắt đèn…”. Tôi thích quá, đứng mê mải nghe hai anh vừa đàn vừa hát. Bà con trong chợ cũng vừa mua bán vừa lắng nghe. Bài hát phỏng theo một làn điệu dân ca Nghệ An, không biết do nhạc sĩ nào sáng tác, mà bây giờ tôi đoán là một nhạc sĩ nghiệp dư của địa phương Diễn Châu, nhưng nghe rất tình cảm, rất xúc động. Lại được hát ngay tại phiên chợ mà bà con công giáo đang bán đồ đạc trong nhà mình để di cư vào Nam. Ở hoàn cảnh ấy mà nghe bài hát ấy thật là đặc biệt. Sau này, tôi không thấy có bất cứ tuyển tập âm nhạc nào in hay thu âm bài hát mà tôi từng nghe ở Đình Sò thuở đó. Vì sao, một ca khúc chỉ được nghe một lần bởi một đứa bé 8 tuổi, lại có thể găm vào trí nhớ của nó tới 63 năm? Hai anh thanh niên cầm loa thiếc và hát ấy là hình ảnh những người hát rong (trouvatori) đã xuất hiện từ thời cổ đại ở Hy Lạp, ở Ý và thường có mặt ở các phiên chợ Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Bây giờ, mỗi khi nghe bài hát Xin làm người hát rong của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, tôi lại nhớ ngay tới hình ảnh hai anh thanh niên hát ở chợ Đình Sò (Diễn Tiến, Diễn Châu) năm xưa.
Nghệ An trong tôi bắt đầu từ những tháng ngày đứa bé 8 tuổi là tôi sống ở xã Diễn Tiến, trong khu tu viện lúc ấy được dành làm trường nội trú cho trẻ em miền Nam tập kết. Tôi đi tập kết với má tôi (vì thầy tôi được phân công ở lại hoạt động tại Quảng Ngãi), nhưng ra tới Diễn Tiến, thì má con ở cách xa nhau mấy cây số, do tôi ở tập trung, còn má tôi làm việc ở một chỗ khác. Kỷ niệm tôi còn nhớ tới bây giờ, là có một buổi chiều, tự nhiên nhớ má quá, tôi đã trốn khỏi tu viện. Tìm về hướng nơi má mình đang ở, tôi đã chạy chân trần trên bãi cát ven biển mọc đầy những cây dương. Còn nhớ những đụn cát, những cây dương và những cơn gió xoáy trên trảng trống khiến cát bay mù mịt. Tôi đâu có ngờ, chính vào lúc ấy, má tôi cũng chạy về tìm tôi vì nhớ con quá. Hai má con chạy từ hai phía trên trảng cát và bất ngờ gặp nhau giữa trảng. Một hình ảnh bây giờ nhớ lại, cứ như trong một trường đoạn phim. Trí nhớ con người luôn phải được kích hoạt cùng cảm xúc, và khi những hình ảnh đã thấm đẫm cảm xúc, nó sẽ được nhớ rất lâu, nhiều khi là cả đời người. Tôi đã nhớ một góc nhỏ của Nghệ An từ 63 năm trước như thế. Bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn còn hiện rõ.
Tháng 1.1971, trước Tết âm lịch, 16 năm sau ngày tập kết ra đất Diễn Châu, tôi có mặt trên đoàn tàu lửa chở lính vào Nam. Ga cuối cùng lúc ấy là ga Vinh. Và hình ảnh còn đọng trong ký ức, vào trong thơ tôi, là: “Mảng tường đổ trước ga Vinh/những lò gạch cửa hướng ra cánh đồng màu con gái/mẹ dõi theo giơ lưng chừng bó mạ/chúng mình bất giác siết tay nhau/nghe nhịp rung khác lạ của con tàu/…” (Nguồn sáng trắng). Đó là nhịp rung khác lạ của tim mình, chứ không phải của con tàu. Chiến tranh khốc liệt. Thành Vinh tan hoang. Nhưng Vinh mới chỉ là chặng đầu của chuyến đi dài vào chiến trường. Chúng tôi đã qua một trạm giao liên ở Nghi Xuân, quê đại thi hào Nguyễn Du, đã ngồi thuyền máy suốt đêm ngược sông Lam lên tới trạm giao liên Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nghệ An chỉ còn đọng lại da diết trong bài hát Tiếng hát sông Lam của nhạc sĩ Đinh Quang Hợp mà chúng tôi vẫn hát trên đường hành quân:
“Như sóng trào dâng
Nghệ An đứng dậy
Trong bom rơi lửa đạn
Bắn cháy quân thù
Giữ lấy biển khơi
Trong đẹp quê ta”
Bài hát này bây giờ nghe ca sĩ trẻ Phương Thanh của Nghệ An hát mới thấm thía từng câu, thậm chí từng chữ phát âm đúng “giọng Nghệ”, như chữ “nhục” trong câu Thì biết sống ở đời răng là nhục răng là vinh. Thế đấy, Nghệ An cứ như “nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”, cứ bình dị mà thấm thía, mà rưng rưng.
Sau năm 1989, tôi chỉ có duy nhất một lần được về thành Vinh, theo lời mời của nhà thơ Hồ Phi Phục. Lúc ấy anh Phục đang là Trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy Nghệ An. Tôi với nhà thơ Nguyễn Đỗ ở Vinh được 3 ngày, đã thăm thú nhiều nơi và được các anh ở thường vụ tỉnh ủy mời một bữa cơm thân mật trong một quán ăn khá bình dân, chứ không phải ở nhà khách tỉnh ủy. Đó là cách mời một “người nhà” mới từ xa về, chứ không phải mời khách. Theo nguyện vọng của tôi. Ở cái quán nhỏ ấy, tự nhiên tôi nổi hứng “đố Kiều” mấy em phục vụ quán và thật bất ngờ, các em đều “giải” rất đúng, rất mạch lạc. Đúng là cháu chắt cụ Nguyễn Tiên Điền.
Nghệ An hiện lên trong tôi bằng những mảng màu bất chợt như thế. Có vẻ bất chợt, nhưng có những mảng màu còn nguyên sắc trong tôi tới 63 năm rồi.
Vâng, Nghệ An là quê gốc bên nội tôi. Những lưu dân đã vào định cư ở xứ Quảng từ mấy trăm năm trước.
So với những đứa trẻ cùng tuổi bây giờ, phải nói hồi ấy tôi chẳng biết gì mấy. Cái gì cũng lạ, cái gì cũng mới và cái gì cũng gây ngạc nhiên với một đứa trẻ nhà quê vừa rời mái nhà mình.
Tôi nào biết, tôi đã tham gia vào cuộc di dân vĩ đại từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam ở thời hiện đại. Bây giờ, hồi tưởng, càng xúc động và càng biết ơn tình cảm, sự chăm sóc của đồng bào miền Bắc đối với những người miền Nam tập kết, nhất là với những đứa trẻ con như chúng tôi hồi ấy. Có đủ lứa tuổi trẻ con trong đoàn người tập kết. Và không đứa trẻ nào “bị lãng quên”, không đứa trẻ nào không được đồng bào miền Bắc chăm sóc như chăm con cháu mình.
Ấy là vào khoảng tháng 10.1954.
Con tàu Ba Lan chở chúng tôi cập bến Cửa Hội (Diễn Châu - Nghệ An) vào đêm tối. Vậy mà khi bước theo cầu tàu lên bờ, hàng vạn ngọn đèn ngọn đuốc đã bừng sáng trên tay bà con Nghệ An ra bến đón chúng tôi. Đầy những yêu thương, thân mến. Tình cảm ấy có lẽ người lớn cảm nhận rõ hơn, nhưng những đứa trẻ chúng tôi không phải là không biết. Nó khiến chúng tôi cảm thấy an lòng, dù chưa rõ mình đang ở một vùng “đất lạ” nào và phía trước đời mình sẽ ra sao.
Có một điều, bây giờ cần phải biết, là ngay thời điểm ấy, đồng bào Nghệ An, đồng bào Diễn Châu, đồng bào xã Diễn Tiến - nơi chúng tôi tập kết, có đời sống vô cùng khó khăn. Đã thế, đây còn là vùng công giáo toàn tòng, nơi những cuộc di cư vào Nam cũng đang diễn ra, vừa âm thầm, vừa công khai. Có lần, tôi theo má đi chợ phiên ở Đình Sò (xã Diễn Tiến) và được thấy cả phiên chợ bà con công giáo nghèo mang bán tất cả những vật dụng trong nhà mình, mong gom tiền để di cư vào Nam. Nhớ lại, còn muốn rơi nước mắt. Chính trong phiên chợ nghèo ấy, tôi đã lần đầu tiên (và duy nhất) được nghe một bài hát. Có hai anh thanh niên, đi xe đạp, mang một chiếc loa thiếc, loại loa vào thời này có lẽ đã tuyệt chủng. Và một cây đàn măng-đô-lin. Bây giờ thì tôi biết, đó là hai tuyên truyền viên của xã hay của huyện gì đó. Vừa dựng xe đạp ở cửa chợ, hai anh đã… hát ngay. Một anh đàn măng-đô-lin, một anh hát qua chiếc loa tay bằng thiếc. Bài hát có nội dung kêu gọi bà con đừng di cư nào Nam, tôi nhớ một đoạn thế này: “Ở lại đây có xóm có làng/Có anh có chị bà con/Sớm hôm đi về hỏi han/Phòng những khi tối lửa tắt đèn…”. Tôi thích quá, đứng mê mải nghe hai anh vừa đàn vừa hát. Bà con trong chợ cũng vừa mua bán vừa lắng nghe. Bài hát phỏng theo một làn điệu dân ca Nghệ An, không biết do nhạc sĩ nào sáng tác, mà bây giờ tôi đoán là một nhạc sĩ nghiệp dư của địa phương Diễn Châu, nhưng nghe rất tình cảm, rất xúc động. Lại được hát ngay tại phiên chợ mà bà con công giáo đang bán đồ đạc trong nhà mình để di cư vào Nam. Ở hoàn cảnh ấy mà nghe bài hát ấy thật là đặc biệt. Sau này, tôi không thấy có bất cứ tuyển tập âm nhạc nào in hay thu âm bài hát mà tôi từng nghe ở Đình Sò thuở đó. Vì sao, một ca khúc chỉ được nghe một lần bởi một đứa bé 8 tuổi, lại có thể găm vào trí nhớ của nó tới 63 năm? Hai anh thanh niên cầm loa thiếc và hát ấy là hình ảnh những người hát rong (trouvatori) đã xuất hiện từ thời cổ đại ở Hy Lạp, ở Ý và thường có mặt ở các phiên chợ Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Bây giờ, mỗi khi nghe bài hát Xin làm người hát rong của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, tôi lại nhớ ngay tới hình ảnh hai anh thanh niên hát ở chợ Đình Sò (Diễn Tiến, Diễn Châu) năm xưa.
Nghệ An trong tôi bắt đầu từ những tháng ngày đứa bé 8 tuổi là tôi sống ở xã Diễn Tiến, trong khu tu viện lúc ấy được dành làm trường nội trú cho trẻ em miền Nam tập kết. Tôi đi tập kết với má tôi (vì thầy tôi được phân công ở lại hoạt động tại Quảng Ngãi), nhưng ra tới Diễn Tiến, thì má con ở cách xa nhau mấy cây số, do tôi ở tập trung, còn má tôi làm việc ở một chỗ khác. Kỷ niệm tôi còn nhớ tới bây giờ, là có một buổi chiều, tự nhiên nhớ má quá, tôi đã trốn khỏi tu viện. Tìm về hướng nơi má mình đang ở, tôi đã chạy chân trần trên bãi cát ven biển mọc đầy những cây dương. Còn nhớ những đụn cát, những cây dương và những cơn gió xoáy trên trảng trống khiến cát bay mù mịt. Tôi đâu có ngờ, chính vào lúc ấy, má tôi cũng chạy về tìm tôi vì nhớ con quá. Hai má con chạy từ hai phía trên trảng cát và bất ngờ gặp nhau giữa trảng. Một hình ảnh bây giờ nhớ lại, cứ như trong một trường đoạn phim. Trí nhớ con người luôn phải được kích hoạt cùng cảm xúc, và khi những hình ảnh đã thấm đẫm cảm xúc, nó sẽ được nhớ rất lâu, nhiều khi là cả đời người. Tôi đã nhớ một góc nhỏ của Nghệ An từ 63 năm trước như thế. Bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn còn hiện rõ.
Tháng 1.1971, trước Tết âm lịch, 16 năm sau ngày tập kết ra đất Diễn Châu, tôi có mặt trên đoàn tàu lửa chở lính vào Nam. Ga cuối cùng lúc ấy là ga Vinh. Và hình ảnh còn đọng trong ký ức, vào trong thơ tôi, là: “Mảng tường đổ trước ga Vinh/những lò gạch cửa hướng ra cánh đồng màu con gái/mẹ dõi theo giơ lưng chừng bó mạ/chúng mình bất giác siết tay nhau/nghe nhịp rung khác lạ của con tàu/…” (Nguồn sáng trắng). Đó là nhịp rung khác lạ của tim mình, chứ không phải của con tàu. Chiến tranh khốc liệt. Thành Vinh tan hoang. Nhưng Vinh mới chỉ là chặng đầu của chuyến đi dài vào chiến trường. Chúng tôi đã qua một trạm giao liên ở Nghi Xuân, quê đại thi hào Nguyễn Du, đã ngồi thuyền máy suốt đêm ngược sông Lam lên tới trạm giao liên Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nghệ An chỉ còn đọng lại da diết trong bài hát Tiếng hát sông Lam của nhạc sĩ Đinh Quang Hợp mà chúng tôi vẫn hát trên đường hành quân:
“Như sóng trào dâng
Nghệ An đứng dậy
Trong bom rơi lửa đạn
Bắn cháy quân thù
Giữ lấy biển khơi
Trong đẹp quê ta”
Bài hát này bây giờ nghe ca sĩ trẻ Phương Thanh của Nghệ An hát mới thấm thía từng câu, thậm chí từng chữ phát âm đúng “giọng Nghệ”, như chữ “nhục” trong câu Thì biết sống ở đời răng là nhục răng là vinh. Thế đấy, Nghệ An cứ như “nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”, cứ bình dị mà thấm thía, mà rưng rưng.
Sau năm 1989, tôi chỉ có duy nhất một lần được về thành Vinh, theo lời mời của nhà thơ Hồ Phi Phục. Lúc ấy anh Phục đang là Trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy Nghệ An. Tôi với nhà thơ Nguyễn Đỗ ở Vinh được 3 ngày, đã thăm thú nhiều nơi và được các anh ở thường vụ tỉnh ủy mời một bữa cơm thân mật trong một quán ăn khá bình dân, chứ không phải ở nhà khách tỉnh ủy. Đó là cách mời một “người nhà” mới từ xa về, chứ không phải mời khách. Theo nguyện vọng của tôi. Ở cái quán nhỏ ấy, tự nhiên tôi nổi hứng “đố Kiều” mấy em phục vụ quán và thật bất ngờ, các em đều “giải” rất đúng, rất mạch lạc. Đúng là cháu chắt cụ Nguyễn Tiên Điền.
Nghệ An hiện lên trong tôi bằng những mảng màu bất chợt như thế. Có vẻ bất chợt, nhưng có những mảng màu còn nguyên sắc trong tôi tới 63 năm rồi.
Vâng, Nghệ An là quê gốc bên nội tôi. Những lưu dân đã vào định cư ở xứ Quảng từ mấy trăm năm trước.
Tác giả bài viết: Thanh Thảo
Nguồn tin: