Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Giáo viên nhận định gì về đề thi thử nghiệm Toán THPT Quốc gia 2017?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đề thử nghiệm THPT quốc gia 2017, đây là đề thi trắc nghiệm thứ 2 do Bộ công bố. Các giáo viên cũng đã có nhận định ban đầu về bộ đề này.
Nhận định về đề thi này, thầy giáo Nguyễn Bá Tuấn, GV toán tại ĐH Công Nghiệp Hà Nội cho rằng, so với đề trước đó công bố vào đầu tháng 10/2016, đề thử nghiệm lần này vẫn có cấu trúc tương tự, tức là vẫn nằm trong chương trình lớp 12, số lượng các câu ở từng chuyên đề cũng không thay đổi tuy nhiên có khó hơn, việc giải các câu hỏi vận dụng cao cũng mất thời gian hơn nên học sinh sẽ khó đạt điểm 10. Điều này cũng cho thấy ngân hàng đề đang được hoàn thiện hơn từ các câu hỏi thô.
 
nguyen ba tuan 1485069249
Thầy giáo Nguyễn Bá Tuấn.

Báo Người Đưa Tin xin trích lại nhận xét của thầy giáo Nguyễn Bá Tuấn về đề thi này.

Cụ thể các chuyên đề như sau:

Phần hàm số vẫn 11 câu đầu (câu thực tế là câu 7, đề cũ là câu 10) (vẫn là dạng câu hỏi về giá trị lớn nhất nhỏ nhất), mức độ khó hơn, các câu có các hàm số và các hỏi phức tạp hơn. Phần mũ loga từ câu 12-21: (như đề cũ) câu hỏi thực tế là câu 14 (dễ hơn câu 21 đề minh họa 01).

Nguyên hàm tích phân từ câu 23 đến 28: có câu 28 là câu thưc tế và liên quan đến elip ở lớp 10, học sinh còn phải nắm vững việc liên hệ từ hình vẽ đến việc liên hệ với tích phân. Số phức: từ câu 29 đến 34: Câu 34 học sinh cần có phương pháp đặc biệt mới có thể làm nhanh câu này.



Hình không gian (khối đa diện): câu thưc tế là câu 42 liên hệ với khối tròn xoay, câu này yêu cầu học sinh biết cách phân chia khối hình tròn xoay thành các khối hình quen thuộc. Có sự xuất hiện của khái niệm tâm đối xứng của khối đa diện là việc mà học sinh ít quan tâm hơn. Điều này cho thấy việc sử dụng các kiến thức trong sách giáo khoa là rất đa dạng và học sinh phải học kĩ tất cả các mảng kiến thức sách giáo khoa.

Hình oxyz: từ 44 đến 50: câu 50 là câu khó và học sinh sẽ có hai cách làm, những học sinh không tìm được trực tiếp mặt cầu trong đề bài sẽ chọn phương án thử các giá trị m và n đặc biệt rồi từ đó lập hệ, tuy nhiên cách này khá dài. Để giải câu này và phát hiện ra bán kính của mặt cầu R=1 và tâm I(1;1;0) thì có những cách rất nhanh và gọn, tuy nhiên để học sinh có thể phát hiện ra thì cần một sự rèn luyện với đầy đủ dạng bài và nắm sâu kiến thức.

So với đề minh họa, đề thử nghiệm có thể nói là hay hơn, phân loại học sinh tốt và vẫn đảm bảo theo cấu trúc, ma trận đề thi đã công bố. Trong đề có câu 28 là liên quan đến Elip là kiến thức của lớp 10, nếu học sinh không nắm kiến thức về elip sẽ khó làm được câu này (câu này muốn học sinh dùng tích phân để giải quyết bài toán nhưng nếu hs không nhớ cách lập phương trình Elip thì không làm được câu này).

Qua đó cho thấy các kiến thức ở lớp 12 được sử dụng nhưng vẫn yêu cầu các kiến thức cơ bản từ lớp 10 và 11.
Từ đề minh họa công bố vào tháng 10/2016 và đề thử nghiệm lần này, học sinh cần lưu ý trong quá trình ôn tập:
Bám sát và học kĩ kiến thức sách giáo khoa lớp 12, đọc lại các khái niệm của lớp 10 và 11 nắm thêm kiến thức liên môn từ lí, hóa, sinh.

Tích cực tìm tòi các phương pháp làm nhanh, sáng tạo để giải quyết bài toán theo nhiều cách.

Đáp án đề thi minh họa.

 
dap an 1485069346

ĐÁP ÁN ĐỀ THỬ NGHIỆM MÔN TOÁN

1. D 2. D 3. B 4. A 5. B 6. D 7. D 8. D 9. A 10. 11. A 12 13.C 14. C 15. B

16. A 17. C 18. A 19. B 20. C 21. D 22. A 23. A 24. B 25. B 26. B 27. D 28. B 29. C

30. D 31. A 32. B 33. C 34. D 35. D 36. A 37. B 38. D 39. A 40. B 41. C 42. C 43. B 44. A

45. C 46. C 47. A 48. A 49. B 50. A.

Tác giả bài viết: Công Luân (ghi)

Nguồn tin: