Cuối cùng Công Vinh vẫn chỉ là chủ tịch CLB kiểu Việt Nam
- 09:47 20-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Liên tục gây sốt với những hình ảnh của một vị quyền chủ tịch CLB tiêu biểu nhưng chính sách về tiền thưởng nóng của Lê Công Vinh dường như không nhận được sự đồng tình từ nhiều người.
Công Vinh tiếp tục gây sốt cộng đồng với mức thưởng tới 700 triệu đồng dành cho các cầu thủ CLB TPHCM sau chiến thắng trong trận Derby. Đây là mức thưởng “vượt khung” so với mức 500 triệu đồng mà đội bóng này thường nhắc tới.
Doping tiền thưởng là điều mà rất nhiều đội bóng ở Việt Nam áp dụng. Chẳng nói đâu xa, ĐKVĐ của V-League, Hà Nội FC (hay Hà Nội T&T) của mùa trước từng rất mạnh tay trong việc bơm doping tiền thưởng.
Quyền chủ tịch CLB TP HCM, Lê Công Vinh đã quyết định thưởng nóng 700 triệu đồng cho đội bóng (Ảnh: FB CLB TP.HCM)
Thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm thắng như chẻ tre vào giai đoạn cuối của V-League 2016. Có trận thắng, các cầu thủ nhận được 800 triệu đồng - gấp đôi so với mức hứa thưởng hồi đầu mùa. Và kết quả khác biệt rõ rệt, đầu mùa Hà Nội T&T vô hồn và cuối mùa thì lột xác hoàn toàn.
Bầu Hiển là người mạnh tay với mức tiền thưởng và ông đã thành công. Nhưng khi câu chuyện tiền thưởng được nhắc tới với Thanh Hóa, họ lại nuối tiếc bởi lẽ những đồng tiền bạc tỷ của nhà tài trợ bỏ ra chẳng thể đem lại chiếc cúp cho họ.
Năm nay, CLB TP.HCM lại áp dụng phương pháp trên. Thắng là thưởng lớn, thưởng vượt khung. Thậm chí, thua cũng thưởng. CLB TP HCM thất bại trong trận đầu ra quân và quyền chủ tịch CLB, Công Vinh vẫn xuống sân, tuyên bố thưởng nóng cho … tinh thần của đội thua trận.
Lê Công Vinh từng một lần nếm vị đắng của trận thua trước một đội bóng có tinh thần quá tốt
Tiền thưởng, xét cho cùng, vẫn là để khích lệ tinh thần của cầu thủ. Thế nhưng, việc đá bóng vì tiền thưởng đôi khi không thể hiện được nét đẹp của bóng đá.
“Khi các cầu thủ đã quen với những cơn mưa tiền thưởng bất kể thắng bại thì khi ấy, vô hình trung, chúng ta đã triệt tiêu sự khát khao giành chiến thắng nơi các cầu thủ” – HLV Đức Thắng của Sài Gòn FC từng nói.
Trớ trêu thay, đội bóng chẳng dùng doping tiền thưởng như Sài Gòn FC chính là nạn nhân của đội bóng đang “đắm chìm” trong cơn mưa tiền: CLB TP HCM của Công Vinh.
Cũng chính danh thủ Lê Công Vinh từng một lần nếm vị đắng của trận thua trước một đội bóng có tinh thần quá tốt. Đó là vào đầu năm 2016 khi Becamex Bình Dương của anh phải chia điểm trước đội bóng rất yếu là Long An và với chỉ một trận hòa trên, Long An đã có tiền.
Tư duy, tiền thưởng gắn liền với bóng đá thực sự rất nguy hiểm và khiến cho các trận đấu trở nên quyết liệt hơn mức cần thiết. Trên thế giới, doping tiền thưởng được biết đến nhiều nhất, có lẽ là ở Tây Ban Nha.
La Liga từng mất đi rất nhiều sự hấp dẫn khi mà năm nào cuộc đua vô địch cũng loanh quanh chỉ 2 ứng cử viên, Barcelona và Real Madrid. Năm nay, Barca vô địch thì năm tiếp theo đến lượt Real Madrid và ngược lại.
Nguyên nhân vì đâu? Barca và Real quá mạnh? Đúng. Họ tập trung quá nhiều hảo thủ và tiền bản quyền chia sẻ quá lệch khiến các đối thủ chẳng thể đầu tư? Đúng.
Nhưng còn một lý do nữa, đó là vấn nạn doping tiền thưởng. Khi mà Barcelona và Real Madrid không thể tự quyết số phận của mình, họ sẽ cậy nhờ tới những đối thủ của đối thủ.
Hai lần gần nhất diễn ra liên tiếp ở các mùa 1991/92 và 1992/93. Rất trùng hợp, Barca đều đăng quang ở 2 mùa giải kể trên, còn kẻ được đội bóng Catalan bơm tiền để đánh bại Real đều là Tenerife.
Tono Hernandez - hậu vệ đội trưởng của Tenerife từng để lộ sự thật: “Một đại diện của Barca đến gặp tôi, nói về một khoản tiền và hứa nó sẽ là của chúng tôi nếu Tenerife đánh bại Real ở vòng cuối năm ấy”.
Clip: Công Vinh xuống sân tuyên bố thưởng cho cả đội CLB TP.HCM
Tất nhiên là hiện tại, hành vi thưởng tiền cho bên thứ ba đã bị lên án thành một sự phạm luật của giải đấu. Nhưng rõ ràng, doping tiền thưởng ảnh hưởng rất tiêu cực đến kết quả thi đấu và khiến cho các trận bóng thiếu đi sự đẹp mắt cần thiết mà nhường chỗ cho thực dụng, cho tư duy thi đấu căng thẳng, quyết liệt.
V-League đã lên chuyên nghiệp nhưng đang đi theo những vết xe đổ của bóng đá quốc tế với những câu chuyện liên quan đến doping tiền thưởng.
Chẳng cần phải thưởng nhiều. Sự thừa nhận, văn hóa khích lệ hoàn toàn có thể đến từ những hành động đơn giản hơn. Các CLB tại giải ngoại hạng Anh chẳng cần công bố mức tiền thưởng.
Cuối năm, đến dịp lễ giáng sinh và năm mới, các cầu thủ được mời tới sự kiện tập thể, được thưởng với một mức tiền không được công bố.
Hay đơn giản và thiết thực hơn, những cầu thủ trẻ như Rashford, Bothwick Jackson của Man Utd được tưởng thưởng bằng những bản hợp đồng mới với mức lương cao gấp nhiều lần nếu thi đấu tốt.
Doping tiền thưởng là điều mà rất nhiều đội bóng ở Việt Nam áp dụng. Chẳng nói đâu xa, ĐKVĐ của V-League, Hà Nội FC (hay Hà Nội T&T) của mùa trước từng rất mạnh tay trong việc bơm doping tiền thưởng.
Quyền chủ tịch CLB TP HCM, Lê Công Vinh đã quyết định thưởng nóng 700 triệu đồng cho đội bóng (Ảnh: FB CLB TP.HCM)
Thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm thắng như chẻ tre vào giai đoạn cuối của V-League 2016. Có trận thắng, các cầu thủ nhận được 800 triệu đồng - gấp đôi so với mức hứa thưởng hồi đầu mùa. Và kết quả khác biệt rõ rệt, đầu mùa Hà Nội T&T vô hồn và cuối mùa thì lột xác hoàn toàn.
Bầu Hiển là người mạnh tay với mức tiền thưởng và ông đã thành công. Nhưng khi câu chuyện tiền thưởng được nhắc tới với Thanh Hóa, họ lại nuối tiếc bởi lẽ những đồng tiền bạc tỷ của nhà tài trợ bỏ ra chẳng thể đem lại chiếc cúp cho họ.
Năm nay, CLB TP.HCM lại áp dụng phương pháp trên. Thắng là thưởng lớn, thưởng vượt khung. Thậm chí, thua cũng thưởng. CLB TP HCM thất bại trong trận đầu ra quân và quyền chủ tịch CLB, Công Vinh vẫn xuống sân, tuyên bố thưởng nóng cho … tinh thần của đội thua trận.
Lê Công Vinh từng một lần nếm vị đắng của trận thua trước một đội bóng có tinh thần quá tốt
Tiền thưởng, xét cho cùng, vẫn là để khích lệ tinh thần của cầu thủ. Thế nhưng, việc đá bóng vì tiền thưởng đôi khi không thể hiện được nét đẹp của bóng đá.
“Khi các cầu thủ đã quen với những cơn mưa tiền thưởng bất kể thắng bại thì khi ấy, vô hình trung, chúng ta đã triệt tiêu sự khát khao giành chiến thắng nơi các cầu thủ” – HLV Đức Thắng của Sài Gòn FC từng nói.
Trớ trêu thay, đội bóng chẳng dùng doping tiền thưởng như Sài Gòn FC chính là nạn nhân của đội bóng đang “đắm chìm” trong cơn mưa tiền: CLB TP HCM của Công Vinh.
Cũng chính danh thủ Lê Công Vinh từng một lần nếm vị đắng của trận thua trước một đội bóng có tinh thần quá tốt. Đó là vào đầu năm 2016 khi Becamex Bình Dương của anh phải chia điểm trước đội bóng rất yếu là Long An và với chỉ một trận hòa trên, Long An đã có tiền.
Tư duy, tiền thưởng gắn liền với bóng đá thực sự rất nguy hiểm và khiến cho các trận đấu trở nên quyết liệt hơn mức cần thiết. Trên thế giới, doping tiền thưởng được biết đến nhiều nhất, có lẽ là ở Tây Ban Nha.
La Liga từng mất đi rất nhiều sự hấp dẫn khi mà năm nào cuộc đua vô địch cũng loanh quanh chỉ 2 ứng cử viên, Barcelona và Real Madrid. Năm nay, Barca vô địch thì năm tiếp theo đến lượt Real Madrid và ngược lại.
Nguyên nhân vì đâu? Barca và Real quá mạnh? Đúng. Họ tập trung quá nhiều hảo thủ và tiền bản quyền chia sẻ quá lệch khiến các đối thủ chẳng thể đầu tư? Đúng.
Nhưng còn một lý do nữa, đó là vấn nạn doping tiền thưởng. Khi mà Barcelona và Real Madrid không thể tự quyết số phận của mình, họ sẽ cậy nhờ tới những đối thủ của đối thủ.
Hai lần gần nhất diễn ra liên tiếp ở các mùa 1991/92 và 1992/93. Rất trùng hợp, Barca đều đăng quang ở 2 mùa giải kể trên, còn kẻ được đội bóng Catalan bơm tiền để đánh bại Real đều là Tenerife.
Tono Hernandez - hậu vệ đội trưởng của Tenerife từng để lộ sự thật: “Một đại diện của Barca đến gặp tôi, nói về một khoản tiền và hứa nó sẽ là của chúng tôi nếu Tenerife đánh bại Real ở vòng cuối năm ấy”.
Clip: Công Vinh xuống sân tuyên bố thưởng cho cả đội CLB TP.HCM
Tất nhiên là hiện tại, hành vi thưởng tiền cho bên thứ ba đã bị lên án thành một sự phạm luật của giải đấu. Nhưng rõ ràng, doping tiền thưởng ảnh hưởng rất tiêu cực đến kết quả thi đấu và khiến cho các trận bóng thiếu đi sự đẹp mắt cần thiết mà nhường chỗ cho thực dụng, cho tư duy thi đấu căng thẳng, quyết liệt.
V-League đã lên chuyên nghiệp nhưng đang đi theo những vết xe đổ của bóng đá quốc tế với những câu chuyện liên quan đến doping tiền thưởng.
Chẳng cần phải thưởng nhiều. Sự thừa nhận, văn hóa khích lệ hoàn toàn có thể đến từ những hành động đơn giản hơn. Các CLB tại giải ngoại hạng Anh chẳng cần công bố mức tiền thưởng.
Cuối năm, đến dịp lễ giáng sinh và năm mới, các cầu thủ được mời tới sự kiện tập thể, được thưởng với một mức tiền không được công bố.
Hay đơn giản và thiết thực hơn, những cầu thủ trẻ như Rashford, Bothwick Jackson của Man Utd được tưởng thưởng bằng những bản hợp đồng mới với mức lương cao gấp nhiều lần nếu thi đấu tốt.
Rashford gia hạn với M.U, lương tăng hơn 16 lần
Còn những cầu thủ tưởng chừng như hết đát như Fellaini – hoàn toàn được khích lệ với những câu phát biểu cuối trận từ Jose Mourinho hay việc Mourinho bênh vực anh kể cả khi anh ta đang bị báo chí dìm xuống tận cùng.
Đấy. Đơn giản đó là sự khích lệ, chẳng cần tới sự can thiệp của đồng tiền. Hơn hết, khích lệ không có nghĩa là tiền. Mọi thứ của bóng đá chuyên nghiệp phải bắt đầu bằng cách gìn giữ chuyên môn, thi đấu tốt hơn chứ không phải bắt đầu bằng những đồng tiền thưởng.
Công Vinh, anh là một chủ tịch đội bóng đáng nể, nhưng chỉ đáng nể ở Việt Nam mà thôi.
Đó là sự chuyên nghiệp đến từ quốc tế. Còn tại Việt Nam, doping tiền thưởng vẫn tại như một sự khích lệ mạnh mẽ nhất. Và Công Vinh, anh là một chủ tịch đội bóng đáng nể, nhưng chỉ đáng nể ở Việt Nam mà thôi.
Tác giả bài viết: Phương Anh
Nguồn tin: