Cái kết bất ngờ cho người phụ nữ cam tâm tình nguyện trồng rau, nuôi lợn gửi tiền cho chồng đi học trên thành phố
- 09:34 20-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Anh đi đâu để tìm được người phụ nữ thứ hai như chị Dung đây? Chị động viên anh đi học, gửi tiền đều đều cho anh chẳng một lời kêu ca, chẳng bao giờ hỏi về các mối quan hệ của anh trên thành phố, chỉ nói với anh đúng 1 câu “Em tin anh!” chắc nịch.
Việt phải lòng cô gái tên Dung làng bên, các cụ lại vun vào “lấy vợ về rồi bảo ban nhau làm ăn”, thế là mới hơn 20 tuổi đầu, anh Việt đã lập gia đình.
Kết hôn xong lại sinh con ngay, cuộc sống gia đình khó khăn thiếu thốn đủ bề. Anh chị bàn nhau, nếu cứ mãi ở cái làng quê nghèo này thì chẳng biết bao giờ mới khá lên được. Thế là một kế hoạch táo bạo được lập ra: Việt sẽ đi học đại học, còn chị Dung ở nhà làm lụng nuôi chồng con. Đáng nói người đề xuất ý tưởng ấy lại chính là chị Dung. Mọi người hỏi, không sợ “thả” chồng lên thành phố là mất à, chị cười tươi rói: “Em tin tưởng anh ấy!”.
Vốn thông minh, sáng láng, kiến thức cũ chưa quên, lại chăm chỉ ôn luyện lại, anh Việt đã thành công đỗ vào một trường về kinh tế có tiếng. Lên thành phố, anh Việt vừa học vừa đi làm thêm để đỡ đần gánh nặng cho vợ. Còn chị Dung ở nhà thì thức hôm sớm khuya trồng rau, nuôi lợn kiếm tiền nuôi con và gửi cho chồng trên thành phố. Lúc nào rảnh rỗi là anh Việt lại về với vợ, với con. Trên thành phố nào thiếu gì các cô nữ sinh xinh đẹp, thu hút, nhưng anh Việt chẳng bao giờ dấu diếm chuyện mình đã có vợ con ở quê cả, một lòng chú tâm vào học hành không để ý đến điều gì khác.
Cứ thế 4 năm trôi qua, anh Việt tốt nghiệp ra trường đã xin được công việc ưng ý đúng chuyên môn trong một công ty không tệ. Sau nửa năm ổn định công việc, anh liền đón vợ con cùng lên thành phố với mình.
Kết hôn xong lại sinh con ngay, cuộc sống gia đình khó khăn thiếu thốn đủ bề. Anh chị bàn nhau, nếu cứ mãi ở cái làng quê nghèo này thì chẳng biết bao giờ mới khá lên được. Thế là một kế hoạch táo bạo được lập ra: Việt sẽ đi học đại học, còn chị Dung ở nhà làm lụng nuôi chồng con. Đáng nói người đề xuất ý tưởng ấy lại chính là chị Dung. Mọi người hỏi, không sợ “thả” chồng lên thành phố là mất à, chị cười tươi rói: “Em tin tưởng anh ấy!”.
Vốn thông minh, sáng láng, kiến thức cũ chưa quên, lại chăm chỉ ôn luyện lại, anh Việt đã thành công đỗ vào một trường về kinh tế có tiếng. Lên thành phố, anh Việt vừa học vừa đi làm thêm để đỡ đần gánh nặng cho vợ. Còn chị Dung ở nhà thì thức hôm sớm khuya trồng rau, nuôi lợn kiếm tiền nuôi con và gửi cho chồng trên thành phố. Lúc nào rảnh rỗi là anh Việt lại về với vợ, với con. Trên thành phố nào thiếu gì các cô nữ sinh xinh đẹp, thu hút, nhưng anh Việt chẳng bao giờ dấu diếm chuyện mình đã có vợ con ở quê cả, một lòng chú tâm vào học hành không để ý đến điều gì khác.
Cứ thế 4 năm trôi qua, anh Việt tốt nghiệp ra trường đã xin được công việc ưng ý đúng chuyên môn trong một công ty không tệ. Sau nửa năm ổn định công việc, anh liền đón vợ con cùng lên thành phố với mình.
Ảnh minh họa
Nếu ai gặp vợ chồng anh chị thời điểm này chắc hẳn đều nghĩ anh chị là hai chị em với nhau chứ chẳng phải là vợ chồng. Chị Dung kém chồng 1 tuổi nhưng sau nhiều năm lam lũ, làm lụng những công việc chân tay vất vả, lại chẳng có thời gian và điều kiện chăm sóc bản thân, không biết trang điểm, ăn mặc nên nhìn chị già và kém sắc hơn chồng rất nhiều.
Nhưng anh Việt dường như chẳng để ý đến điều đó, càng chẳng bao giờ có chuyện bị những cô nàng xinh đẹp bên ngoài hấp dẫn mà về chê bai, dè bỉu cô vợ quê mùa, xấu xí của mình ở nhà. Cũng chính anh là người hướng dẫn cho vợ mọi điều để chị nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới ở nơi thành phố phồn hoa.
Anh Việt cho vợ đi học một lớp tại chức về kế toán, sau khi chị học xong thì anh cũng nghỉ làm tách ra tự làm riêng với sự giúp sức của vợ. Lúc này vợ chồng anh chị lại một lần nữa cùng nhau hiệp lực đồng tâm xây dựng nên cơ ngơi, sự nghiệp của riêng mình. Nhờ tài năng và kinh nghiệm nhiều năm làm việc, công ty của anh Việt nhanh chóng đạt được những thành công bước đầu và dần dần đi vào hoạt động ổn định.
Sau hơn 15 năm kết hôn, từ chỗ chẳng có gì trong tay, anh chị đã có nhà, có xe và có một sự nghiệp vững chắc ở nơi thành phố đắt đỏ. Nhìn vợ chồng anh chị ngày hôm nay, mọi người đều xuýt xoa, ghen tị nhưng chẳng mấy ai biết anh chị đã từng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt như thế nào. 15 năm ấy là 15 năm không ngừng nỗ lực vươn lên và và nhất là, dù có thế nào đi nữa anh chị vẫn luôn nắm chặt tay nhau không rời.
Giờ có tiền, có xe, là giám đốc công ty ăn nên làm ra, chẳng thiếu gái đẹp vây quanh nhưng anh Việt chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với vợ con. Nhiều lúc anh vẫn đùa: “Đừng nhìn vợ mình giờ ra dáng bà chủ mà nhầm nhé, ngày xưa chẳng trồng rau, nuôi lợn gửi tiền cho mình đi học mãi đấy!”. Những ân tình trong tháng ngày khốn khó hết lòng vì nhau ấy đã trở thành điều thiêng liêng và đáng trân trọng anh luôn khắc ghi trong lòng.
Mỗi khi có ai lên tiếng khích đểu anh chuyện một lòng chung thủy với vợ, anh Việt chỉ cười: “Là mình khâm phục và nể cô ấy, chứ không phải sợ!”. Đúng vậy, trên đời này anh đi đâu để tìm được người phụ nữ thứ hai như chị Dung đây? Dám nghĩ, dám làm và dám chấp nhận. Chị động viên anh đi học, gửi tiền đều đều cho anh chẳng một lời kêu ca, phàn nàn, chẳng bao giờ hỏi về các mối quan hệ của anh trên thành phố, chỉ nói với anh đúng một câu “Em tin anh!” chắc nịch.
Sau này anh đón chị lên ở cùng, chị luôn nỗ lực để thích nghi và chịu khó hết sức học hành, cũng chính chị sau này hỗ trợ anh rất nhiều trong công việc. Chị nói, chị phải nỗ lực đứng bên cạnh anh, không thể để bản thân thụt lùi, thua kém. Và chị thực sự đã làm được. Chị bây giờ ra ngoài ối anh mê, có mà anh phải chạy theo giữ ngược lại chị thì đúng hơn ấy chứ! Cuộc sống thiếu gì những cám dỗ, nhưng anh luôn tự dặn lòng, để mất người phụ nữ như chị, anh sẽ hối tiếc suốt đời.
Tác giả bài viết: Phạm Giang
Nguồn tin: