Giải pháp nhằm phát huy lợi thế du lịch Quỳnh Lưu
- 09:20 20-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quỳnh Lưu, huyện giàu truyền thống văn hóa và cách mạng; có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch biển gắn với du lịch văn hóa, lịch sử và các dịch vụ thương mại. Với chiều dài bờ biển gần 20km, nhiều bãi tắm đẹp, hang động thơ mộng; nguồn thủy, hải sản dồi dào, phong phú, hấp dẫn. Toàn huyện có 30 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 14 di tích cấp Quốc gia và 16 di tích cấp tỉnh. Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp; nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm đa dạng, độc đáo, dịch vụ thương mại phát triển khá mạnh.
Trong những năm qua, hạ tầng phục vụ du lịch và dịch vụ thương mại được quan tâm, từng bước đầu tư và khá hoàn chỉnh. Các tuyến đường giao thông quan trọng đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như các tuyến đường: Văn - Bảng; Tân - Bảng; Hậu - Đôi - Yên - Minh; Thạch - Thanh - Lương; đường tỉnh lộ 537B và đặc biệt tuyến đê ven biển kết nối từ xã Quỳnh Nghĩa đi Quỳnh Bảng được nâng cấp, tạo kết nối phát triển du lịch đồng bộ cho các xã ven biển.
Hàng năm, UBND huyện tổ chức khai trương du lịch Biển Quỳnh vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, thu hút đông đảo khách du lịch đến với Quỳnh Lưu. Hệ thống dịch vụ các cơ sở lưu trú tăng lên: có 20 cơ sở (3 khách sạn; 17 nhà nghỉ), khu resort Quỳnh Nghĩa, với 288 phòng nghỉ; 504 giường và 804 lao động (trực tiếp và gián tiếp), lao động qua đào tạo chiếm 40%, có gần 16.568 lượt khách, doanh thu về du lịch năm 2016 ước đạt gần 40 tỷ đồng. Các cơ sở ăn uống tăng cả về số lượng và chất lượng. Công tác quảng bá, tuyên truyền được quan tâm. Các điểm du lịch, danh thắng được đăng tải trên các trang Web, đĩa VDC; dựng 2 cụm quảng bá du lịch, tranh ảnh giới thiệu tiềm năng du lịch, các biển chỉ dẫn du lịch, di tích lịch sử - văn hóa. Việc quy hoạch biển Quỳnh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 đang được hoàn thiện và triển khai tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, phát triển du lịch và các dịch vụ thương mại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Nguyên nhân cơ bản do: hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng; chưa có nhiều điểm nhấn và nhiều danh lam thắng cảnh chưa được khai thác; chưa gắn du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng với du lịch sinh thái thành chuỗi, tuyến, tua. Chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa cao; các dịch vụ thương mại nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; hàng hóa, sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, mẫu mã kém hấp dẫn, thiếu thương hiệu…
Xác định thế mạnh du lịch, nhất là du lịch biển, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVII, nhiệm kỳ 2015- 2020 xác định cần phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch biển gắn với du lịch văn hóa lịch sử và các dịch vụ thương mại nhằm tạo được chuyển biến thực sự cho du lịch phát triển, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong phát triển kinh tế của huyện. Để khai thác có hiệu quả và phát huy các lợi thế về du lịch của huyện giai đoạn 2016-2020, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý của các cấp chính quyền đối với các ngành du lịch, dịch vụ thương mại. Tăng cường công tác phối hợp, trách nhiệm của các ngành, cơ quan chuyên môn và vai trò phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đối với phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Kiện toàn bộ máy quản lý du lịch từ huyện đến cơ sở; chú ý các xã trọng điểm, lợi thế về du lịch và dịch vụ thương mại. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự; ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của địa phương.
Thứ hai, Tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và dịch vụ thương mại, tập trung hạ tầng giao thông, hệ thống điện, các khu lưu trú, trung tâm thương mại dịch vụ, giới thiệu sản phẩm, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại. Ngoài đẩy mạnh du lịch tắm biển, nghĩ dưỡng, quan tâm phát triển du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, khai thác tối đa thế mạnh thu hút khách du lịch tham quan các danh thắng, làng nghề truyền thống, đền chùa và các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng.
Thứ ba, Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch du lịch biển Quỳnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 để thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu nghĩ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại lớn. Quy hoạch và bố trí hợp lý, khoa học các ốt quán, nhà hàng, hệ thống cấp thoát nước, thu gom nước thải; cứu nạn cứu hộ. Phối hợp khảo sát và thành lập các tua, tuyến, điểm du lịch như: Tham quan làng văn hóa và các di tích cấp Quốc gia (Quỳnh Đôi) - chùa Lam Sơn (Quỳnh Yên) – bãi tắm Biển (Quỳnh Nghĩa); tham quan Cồn Điệp (Quỳnh Văn) - đền Vua Hồ (Ngọc Sơn) - bãi tắm biển Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa; tham quan hồ Vực Mấu (Quỳnh Thắng) - hang Dơi (Quỳnh Tam) - mắt Ngọc, núi Rồng (Quỳnh Nghĩa)…Ngoài ra, tổ chức tham quan các di tích đình Tám mái (Quỳnh Thuận), khu di tích Nguyễn Đức Mậu (Sơn Hải), các làng nghề, khu nuôi trồng thủy sản, cánh đồng rau sạch Việt GAP, trang trại nuôi hươu, nai...
Thứ tư: Tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện tích cực đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ thương mại. Ban hành cơ chế ưu tiên thuế, thuê mặt bằng xây dựng, hạ tầng du lịch, dịch vụ thương mại…
Thứ năm: Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ thương mại. Tập trung khai thác vào các hoạt động du lịch tâm linh, danh lam thắng cảnh, du lịch biển, tham quan các làng nghề truyền thống…Hàng năm, UBND huyện tổ chức khai trương du lịch Biển Quỳnh, với các hoạt động như: thi người đẹp, giọng hát hay, thể thao. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch và các dịch vụ thương mại qua Cổng thông tin điện tử huyện, Bản tin, các trang Web, các cụm quảng bá du lịch, tranh ảnh giới thiệu tiềm năng du lịch, các biển chỉ dẫn du lịch, di tích lịch sử - văn hóa. Tham gia các gian hàng thương mại trong và ngoài huyện, tổ chức các gian hàng thương mại gắn với khai trương du lịch hàng năm.
Thứ sáu: Chú ý phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử. Có chính sách thu hút cán bộ giỏi, người lao động có trình độ tay nghề cao trong lĩnh vực phát triển du lịch./.
Hàng năm, UBND huyện tổ chức khai trương du lịch Biển Quỳnh vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, thu hút đông đảo khách du lịch đến với Quỳnh Lưu. Hệ thống dịch vụ các cơ sở lưu trú tăng lên: có 20 cơ sở (3 khách sạn; 17 nhà nghỉ), khu resort Quỳnh Nghĩa, với 288 phòng nghỉ; 504 giường và 804 lao động (trực tiếp và gián tiếp), lao động qua đào tạo chiếm 40%, có gần 16.568 lượt khách, doanh thu về du lịch năm 2016 ước đạt gần 40 tỷ đồng. Các cơ sở ăn uống tăng cả về số lượng và chất lượng. Công tác quảng bá, tuyên truyền được quan tâm. Các điểm du lịch, danh thắng được đăng tải trên các trang Web, đĩa VDC; dựng 2 cụm quảng bá du lịch, tranh ảnh giới thiệu tiềm năng du lịch, các biển chỉ dẫn du lịch, di tích lịch sử - văn hóa. Việc quy hoạch biển Quỳnh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 đang được hoàn thiện và triển khai tổ chức thực hiện.
Khai trương du lịch Biển Quỳnh năm 2016
Tuy nhiên, phát triển du lịch và các dịch vụ thương mại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Nguyên nhân cơ bản do: hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng; chưa có nhiều điểm nhấn và nhiều danh lam thắng cảnh chưa được khai thác; chưa gắn du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng với du lịch sinh thái thành chuỗi, tuyến, tua. Chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa cao; các dịch vụ thương mại nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; hàng hóa, sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, mẫu mã kém hấp dẫn, thiếu thương hiệu…
Xác định thế mạnh du lịch, nhất là du lịch biển, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVII, nhiệm kỳ 2015- 2020 xác định cần phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch biển gắn với du lịch văn hóa lịch sử và các dịch vụ thương mại nhằm tạo được chuyển biến thực sự cho du lịch phát triển, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong phát triển kinh tế của huyện. Để khai thác có hiệu quả và phát huy các lợi thế về du lịch của huyện giai đoạn 2016-2020, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý của các cấp chính quyền đối với các ngành du lịch, dịch vụ thương mại. Tăng cường công tác phối hợp, trách nhiệm của các ngành, cơ quan chuyên môn và vai trò phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đối với phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Kiện toàn bộ máy quản lý du lịch từ huyện đến cơ sở; chú ý các xã trọng điểm, lợi thế về du lịch và dịch vụ thương mại. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự; ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của địa phương.
Thứ hai, Tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và dịch vụ thương mại, tập trung hạ tầng giao thông, hệ thống điện, các khu lưu trú, trung tâm thương mại dịch vụ, giới thiệu sản phẩm, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại. Ngoài đẩy mạnh du lịch tắm biển, nghĩ dưỡng, quan tâm phát triển du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, khai thác tối đa thế mạnh thu hút khách du lịch tham quan các danh thắng, làng nghề truyền thống, đền chùa và các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng.
Thứ ba, Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch du lịch biển Quỳnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 để thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu nghĩ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại lớn. Quy hoạch và bố trí hợp lý, khoa học các ốt quán, nhà hàng, hệ thống cấp thoát nước, thu gom nước thải; cứu nạn cứu hộ. Phối hợp khảo sát và thành lập các tua, tuyến, điểm du lịch như: Tham quan làng văn hóa và các di tích cấp Quốc gia (Quỳnh Đôi) - chùa Lam Sơn (Quỳnh Yên) – bãi tắm Biển (Quỳnh Nghĩa); tham quan Cồn Điệp (Quỳnh Văn) - đền Vua Hồ (Ngọc Sơn) - bãi tắm biển Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa; tham quan hồ Vực Mấu (Quỳnh Thắng) - hang Dơi (Quỳnh Tam) - mắt Ngọc, núi Rồng (Quỳnh Nghĩa)…Ngoài ra, tổ chức tham quan các di tích đình Tám mái (Quỳnh Thuận), khu di tích Nguyễn Đức Mậu (Sơn Hải), các làng nghề, khu nuôi trồng thủy sản, cánh đồng rau sạch Việt GAP, trang trại nuôi hươu, nai...
Thứ tư: Tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện tích cực đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ thương mại. Ban hành cơ chế ưu tiên thuế, thuê mặt bằng xây dựng, hạ tầng du lịch, dịch vụ thương mại…
Thứ năm: Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ thương mại. Tập trung khai thác vào các hoạt động du lịch tâm linh, danh lam thắng cảnh, du lịch biển, tham quan các làng nghề truyền thống…Hàng năm, UBND huyện tổ chức khai trương du lịch Biển Quỳnh, với các hoạt động như: thi người đẹp, giọng hát hay, thể thao. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch và các dịch vụ thương mại qua Cổng thông tin điện tử huyện, Bản tin, các trang Web, các cụm quảng bá du lịch, tranh ảnh giới thiệu tiềm năng du lịch, các biển chỉ dẫn du lịch, di tích lịch sử - văn hóa. Tham gia các gian hàng thương mại trong và ngoài huyện, tổ chức các gian hàng thương mại gắn với khai trương du lịch hàng năm.
Thứ sáu: Chú ý phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử. Có chính sách thu hút cán bộ giỏi, người lao động có trình độ tay nghề cao trong lĩnh vực phát triển du lịch./.
Tác giả bài viết: Hồ Ngọc Dũng (Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện)
Nguồn tin: