5 hủ tục cưới xin khiến cô dâu ám ảnh
- 11:10 19-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ép cô dâu ăn đến béo phì, thiêu sống nếu không mang đủ lễ vật hay hiến trẻ em để gán nợ là những hủ tục đáng sợ còn tồn tại đến ngày nay.
Dưới đây là một số hủ tục cưới hỏi khiến người nghe không khỏi rùng mình sợ hãi:
Ép cô dâu ăn đến béo phì trước khi về nhà chồng
Ở Mauritania, một quốc gia phía tây bắc châu Phi, phụ nữ đẫy đà, béo tốt được xem như biểu hiện của may mắn và thịnh vượng trong cuộc sống hôn nhân. Vì lý do đó, các cô gái Mauritania luôn bị ép ăn không ngừng nghỉ, kể cả bằng những phương thức thô bạo nhất vào thời gian trước đám cưới, kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khoẻ cùng nhiều bệnh tật đeo bám trên người.
Tại một số địa phương ở Ấn Độ, phụ nữ khi kết hôn phải đem hồi môn sang nhà chồng. Đó có thể là hàng hoá, tiền hoặc bất động sản. Nếu không đáp ứng đủ số hồi môn nhà trai yêu cầu, cô dâu sẽ bị đối xử tàn nhẫn, đổ dầu hoả lên người và bị thiêu tới chết. Người chồng sau đó sẽ tự do tái hôn và có khoản hồi môn từ cô dâu mới. Ước tính hơn 5.000 cô dâu bị giết vì hủ tục ghê rợn này hàng năm.
Hiến trẻ em làm cô dâu để gán nợ
Hủ tục này có tên gọi Swara, xuất hiện tại các bộ lạc du mục ở Pakistan và Afghanistan. Theo đó, nếu gia đình nào vô tình hay cố ý gây ra tội ác, hoặc có món nợ nào đó thì phải gán con gái cho gia đình nạn nhân dưới hình thức làm dâu để giải quyết hận thù. Các bé gái bị tổn thương nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần, phải phục vụ cả gia đình nhà chồng và đôi khi bị nhiều người đàn ông cưỡng hiếp.
Một bộ tộc ở Borneo, hòn đảo phía nam châu Á không cho phép cô dâu và chú rể bước ra khỏi phòng trong ngày cưới, kể cả vào nhà tắm. Điều này được cho là mang lại may mắn cho cặp đôi.
Cô dâu phải gào khóc liên tục một tháng trước khi về nhà chồng
Đối với những cô dâu của dân tộc Tujia, Trung Quốc, họ chào đón ngày trọng đại bằng cách khóc lóc cả tháng trước hôn lễ, thậm chí từ trước đó vài tháng với thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút. Những người phụ nữ khác trong gia đình cũng được khuyến khích khóc cùng cô dâu. Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười. Thậm chí, nhiều người còn bị chính mẹ đẻ của mình đánh đòn vì tội không khóc trong lễ cưới.
Ép cô dâu ăn đến béo phì trước khi về nhà chồng
Ở Mauritania, một quốc gia phía tây bắc châu Phi, phụ nữ đẫy đà, béo tốt được xem như biểu hiện của may mắn và thịnh vượng trong cuộc sống hôn nhân. Vì lý do đó, các cô gái Mauritania luôn bị ép ăn không ngừng nghỉ, kể cả bằng những phương thức thô bạo nhất vào thời gian trước đám cưới, kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khoẻ cùng nhiều bệnh tật đeo bám trên người.
Cô dâu Mauritania bị ép ăn đến béo phì trước ngày cưới. Ảnh: Lifebuzz.
Thiêu sống nàng dâu nếu không mang đủ lễ vật sang nhà chồngTại một số địa phương ở Ấn Độ, phụ nữ khi kết hôn phải đem hồi môn sang nhà chồng. Đó có thể là hàng hoá, tiền hoặc bất động sản. Nếu không đáp ứng đủ số hồi môn nhà trai yêu cầu, cô dâu sẽ bị đối xử tàn nhẫn, đổ dầu hoả lên người và bị thiêu tới chết. Người chồng sau đó sẽ tự do tái hôn và có khoản hồi môn từ cô dâu mới. Ước tính hơn 5.000 cô dâu bị giết vì hủ tục ghê rợn này hàng năm.
Hiến trẻ em làm cô dâu để gán nợ
Hủ tục này có tên gọi Swara, xuất hiện tại các bộ lạc du mục ở Pakistan và Afghanistan. Theo đó, nếu gia đình nào vô tình hay cố ý gây ra tội ác, hoặc có món nợ nào đó thì phải gán con gái cho gia đình nạn nhân dưới hình thức làm dâu để giải quyết hận thù. Các bé gái bị tổn thương nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần, phải phục vụ cả gia đình nhà chồng và đôi khi bị nhiều người đàn ông cưỡng hiếp.
Các bé gái bị tổn thương nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần. Ảnh: The express tribute.
Không được tắm trong ngày cướiMột bộ tộc ở Borneo, hòn đảo phía nam châu Á không cho phép cô dâu và chú rể bước ra khỏi phòng trong ngày cưới, kể cả vào nhà tắm. Điều này được cho là mang lại may mắn cho cặp đôi.
Cô dâu phải gào khóc liên tục một tháng trước khi về nhà chồng
Đối với những cô dâu của dân tộc Tujia, Trung Quốc, họ chào đón ngày trọng đại bằng cách khóc lóc cả tháng trước hôn lễ, thậm chí từ trước đó vài tháng với thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút. Những người phụ nữ khác trong gia đình cũng được khuyến khích khóc cùng cô dâu. Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười. Thậm chí, nhiều người còn bị chính mẹ đẻ của mình đánh đòn vì tội không khóc trong lễ cưới.
Tác giả bài viết: Hải Thu
Nguồn tin: