Chàng trai đưa người yêu về ra mắt và bị ngăn cản chỉ vì hành động nhỏ của cô gái
- 11:04 19-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gần đây trên mạng lan truyền câu chuyện chàng trai dẫn người yêu về ra mắt gia đình, nhưng người cha chỉ qua cử chỉ nhỏ là nhìn thấu tâm can cô gái và ngăn cản con trai ông tính chuyện trăm năm với cô.
Hành động nhỏ nhưng thể hiện bản tính ích kỉ của cô gái
Câu chuyện được chàng trai kể lại như sau:
"Sau thời gian dài tìm hiểu yêu đương, cuối cùng cũng đến ngày tôi dẫn bạn gái về ra mắt cha mẹ, trong tâm không khỏi lo lắng, sợ rằng họ không bằng lòng.
Vừa về đến nhà một lát, mẹ tôi đã bảo em cùng xuống bếp nấu cơm với mẹ. Cha không nói nhiều, chỉ gật gật đầu trả lời chúng tôi, cho đến khi các món ăn được đặt lên bàn.
Cha chỉ lẳng lặng nghe hai chúng tôi nói chuyện phiếm cùng nhau mà không nói lời nào. Tôi rất lo, sợ rằng mẹ không thích em, cho nên cứ thi thoảng lại thốt lên một câu làm cầu nối để em nói chuyện cùng mẹ. Em cũng nói vài câu, trên bàn ăn những âm thanh nói chuyện không ngưng.
Sau khi đưa em về nhà, cha nói: "Cô gái này không có duyên làm con dâu nhà chúng ta rồi."
Cha nói: "Nhìn vào nết ăn, cơ bản có thể đánh giá được con người như thế nào. Cô gái này có một thói quen, mỗi khi gắp đồ ăn, đều lấy đũa gẩy gẩy vài cái rồi mới gắp lên bát.
Nhất là món cô gái yêu thích thì còn đảo đảo nhiều hơn, giống như đũa biến thành chiếc xẻng, làm đồ ăn được trình bày đẹp đẽ bị đảo lộn."
Tôi cho rằng quan điểm của cha về việc này là không thỏa đáng. Cha liền thở dài lắc đầu nói: "Một người đang trong hoàn cảnh khốn quẫn nhìn thấy một bàn đồ ăn ngon, nết ăn này có thể lý giải được.
Nhưng người con yêu vốn là người làm ăn, đời sống vật chất khá đầy đủ, nhưng nết ăn như thế, chỉ có thể nói rằng cô gái này là người rất ích kỷ hẹp hòi.
Đối với một bàn đồ ăn, bạn gái con lại không bận tâm chút nào về cảm nhận của người khác, lại dùng đũa đảo đi đảo lại các món trên bàn ăn. Nếu như trên bàn ăn là một mâm lợi ích, cô ấy sẽ không từ thủ đoạn nào mà chiếm thành của mình."
Rồi cha kể lại cho tôi nghe câu chuyện thời thơ ấu của cha.
Năm cha 5 tuổi, ông nội qua đời, hai mẹ con phải trải qua thời gian dài sống trong hoàn cảnh vô cùng túng quẫn, không bữa nào được ăn no.
Thỉnh thoảng đến làm khách nhà người thân, bà nội luôn dặn dò cha trước khi tới: "Con à, lúc ăn cơm nhất định phải chú ý đến cung cách ăn uống của mình, không thể một mình giành hết đĩa thức ăn mà con yêu thích, hành vi đó sẽ để người khác chê cười đó. Nhà của chúng ta tuy nghèo, nhưng không thể không có lễ tiết."
Cha còn dạy bảo tôi một cách đầy ý tứ thâm sâu: "Đừng xem nhẹ đôi đũa con à, một chi tiết nhỏ đó thôi cũng cho thấy được phẩm hạnh của người cầm đũa."
Giờ ngẫm lại, nếu không được nghe lời dạy của cha từ trước thì giờ tôi vẫn chưa hiểu ra, vẫn khó từ bỏ cô ấy"
Bài học tu dưỡng phẩm hạnh, bắt đầu rèn bản thân từ việc cầm đũa
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ rộng rãi trên mạng, có một số bạn trẻ cho rằng người bố của chàng trai dường như hơi nghiêm khắc, quy chụp trong việc chọn vợ cho con trai.
Họ giải thích rằng mỗi người có thói quen ăn uống riêng, giống như có người ưa thích ăn chậm, nuốt chậm, có người ưa thích cắn miếng lớn hoặc ăn nhanh, cũng không nên quá nghiêm khắc về chuyện này. Bởi nó không thể trở thành tiêu chuẩn để đánh giá về bản chất, đạo đức của một người.
Tuy nhiên, có một đạo lý, tưởng chừng như hơi phiến diện, nhưng không phải không có căn cứ, đó là: "từ phương cách cầm đũa cũng cho thấy bản tính của người cầm".
Đó chỉ là một chi tiết vô cùng nhỏ bé, và con người đôi khi cũng không hề để ý. Nhưng nếu việc nhỏ mà làm không tốt thì chuyện lớn sau này liệu có làm được chăng?
Cá tính của mỗi người thể hiện qua từng hành động trong cuộc sống hằng này. Phong cách ăn uống cũng phần nào thể hiện tính cách con người. Chính vì vậy người xưa mới có câu: ""Học ăn học nói học gói học mở".
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ độ lịch sự? Gói, mở thế nào cho đẹp mắt cả về hình thức và ý nghĩa về nội dung?
Đây chính là những đức tính nhân bản mà mọi người đều phải học tập trong suốt cuộc sống nếu muốn làm người trưởng thành về nhân cách và được người khác kính trọng.
Vậy trước tiên hãy học cách ăn uống sao cho lễ độ lịch sự vì nhân cách của một người sẽ được biểu lộ trong cách ăn uống.
Người bất lịch sự không biết nghĩ tới người khác khi ăn uống: họ có thể húp canh sùm sụp. Có người vừa nhai nhồm nhoàm đồ ăn vừa nói to tiếng, khiến thức ăn trong miệng văng sang người bên cạnh. Có người không biết mời mọc những người cùng bàn, chỉ biết cắm cúi ăn lấy phần mình.
"Ăn- nói" là hai việc làm khác nhau, có ý nghĩa khác nhau nhưng nó cùng phản ánh cái nét "văn hoá" của một con người. Do vậy, "ăn- nói" được xem như một cặp phạm trù về ứng xử.
Một người tinh tế, chỉ qua cách "ăn - nói" của người khác đã có thể đoán biết người ấy có được giáo dục tử tế không, học vấn thế nào, là người thô thiển hay lịch lãm.
Giống như cô gái trẻ kia, khi về ra mắt nhà bạn trai, đã bị bố anh ngăn cản dứt khoát bởi bản tính ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình biểu lộ rõ qua cách ăn.
Câu chuyện trên cũng khơi gợi cho nhiều người, đặc biệt là các bản trẻ về một bài học quý giá. Đó là đừng nuôi dưỡng lòng ích kỷ cá nhân.
Hãy sống một cuộc sống vị tha bằng tất cả tình yêu thương mà bạn đang có, tạo dựng và sẻ chia những điều tốt nhất cho những người ở bên cạnh bằng sự chân thành đáng quý.
Câu chuyện được chàng trai kể lại như sau:
"Sau thời gian dài tìm hiểu yêu đương, cuối cùng cũng đến ngày tôi dẫn bạn gái về ra mắt cha mẹ, trong tâm không khỏi lo lắng, sợ rằng họ không bằng lòng.
Vừa về đến nhà một lát, mẹ tôi đã bảo em cùng xuống bếp nấu cơm với mẹ. Cha không nói nhiều, chỉ gật gật đầu trả lời chúng tôi, cho đến khi các món ăn được đặt lên bàn.
Cha chỉ lẳng lặng nghe hai chúng tôi nói chuyện phiếm cùng nhau mà không nói lời nào. Tôi rất lo, sợ rằng mẹ không thích em, cho nên cứ thi thoảng lại thốt lên một câu làm cầu nối để em nói chuyện cùng mẹ. Em cũng nói vài câu, trên bàn ăn những âm thanh nói chuyện không ngưng.
Sau khi đưa em về nhà, cha nói: "Cô gái này không có duyên làm con dâu nhà chúng ta rồi."
Người cha bất ngờ phản đối người yêu khiến cậu con trai vừa kinh ngạc, vừa buồn bã cho đến khi nghe ông lí giải...(Ảnh minh họa)
Tôi rất kinh ngạc, vội hỏi: "Cha ơi. Sao cha lại nói vậy ạ?"Cha nói: "Nhìn vào nết ăn, cơ bản có thể đánh giá được con người như thế nào. Cô gái này có một thói quen, mỗi khi gắp đồ ăn, đều lấy đũa gẩy gẩy vài cái rồi mới gắp lên bát.
Nhất là món cô gái yêu thích thì còn đảo đảo nhiều hơn, giống như đũa biến thành chiếc xẻng, làm đồ ăn được trình bày đẹp đẽ bị đảo lộn."
Tôi cho rằng quan điểm của cha về việc này là không thỏa đáng. Cha liền thở dài lắc đầu nói: "Một người đang trong hoàn cảnh khốn quẫn nhìn thấy một bàn đồ ăn ngon, nết ăn này có thể lý giải được.
Nhưng người con yêu vốn là người làm ăn, đời sống vật chất khá đầy đủ, nhưng nết ăn như thế, chỉ có thể nói rằng cô gái này là người rất ích kỷ hẹp hòi.
Đối với một bàn đồ ăn, bạn gái con lại không bận tâm chút nào về cảm nhận của người khác, lại dùng đũa đảo đi đảo lại các món trên bàn ăn. Nếu như trên bàn ăn là một mâm lợi ích, cô ấy sẽ không từ thủ đoạn nào mà chiếm thành của mình."
Rồi cha kể lại cho tôi nghe câu chuyện thời thơ ấu của cha.
Năm cha 5 tuổi, ông nội qua đời, hai mẹ con phải trải qua thời gian dài sống trong hoàn cảnh vô cùng túng quẫn, không bữa nào được ăn no.
Thỉnh thoảng đến làm khách nhà người thân, bà nội luôn dặn dò cha trước khi tới: "Con à, lúc ăn cơm nhất định phải chú ý đến cung cách ăn uống của mình, không thể một mình giành hết đĩa thức ăn mà con yêu thích, hành vi đó sẽ để người khác chê cười đó. Nhà của chúng ta tuy nghèo, nhưng không thể không có lễ tiết."
Cha còn dạy bảo tôi một cách đầy ý tứ thâm sâu: "Đừng xem nhẹ đôi đũa con à, một chi tiết nhỏ đó thôi cũng cho thấy được phẩm hạnh của người cầm đũa."
Cuối cùng, đúng như nhận xét ban đầu của người cha, cô gái này quả thật ích kỉ, "tham vàng bỏ ngãi" (Ảnh minh họa)
Rồi có một sự kiện phát sinh, đúng như những gì cha nói, bạn gái tôi gặp được người đàn ông kiếm tiền giỏi hơn tôi - một anh chàng lao động bình thường, nên đã quyết định chia tay. Giờ ngẫm lại, nếu không được nghe lời dạy của cha từ trước thì giờ tôi vẫn chưa hiểu ra, vẫn khó từ bỏ cô ấy"
Bài học tu dưỡng phẩm hạnh, bắt đầu rèn bản thân từ việc cầm đũa
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ rộng rãi trên mạng, có một số bạn trẻ cho rằng người bố của chàng trai dường như hơi nghiêm khắc, quy chụp trong việc chọn vợ cho con trai.
Họ giải thích rằng mỗi người có thói quen ăn uống riêng, giống như có người ưa thích ăn chậm, nuốt chậm, có người ưa thích cắn miếng lớn hoặc ăn nhanh, cũng không nên quá nghiêm khắc về chuyện này. Bởi nó không thể trở thành tiêu chuẩn để đánh giá về bản chất, đạo đức của một người.
Tuy nhiên, có một đạo lý, tưởng chừng như hơi phiến diện, nhưng không phải không có căn cứ, đó là: "từ phương cách cầm đũa cũng cho thấy bản tính của người cầm".
Đó chỉ là một chi tiết vô cùng nhỏ bé, và con người đôi khi cũng không hề để ý. Nhưng nếu việc nhỏ mà làm không tốt thì chuyện lớn sau này liệu có làm được chăng?
Cá tính của mỗi người thể hiện qua từng hành động trong cuộc sống hằng này. Phong cách ăn uống cũng phần nào thể hiện tính cách con người. Chính vì vậy người xưa mới có câu: ""Học ăn học nói học gói học mở".
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ độ lịch sự? Gói, mở thế nào cho đẹp mắt cả về hình thức và ý nghĩa về nội dung?
Đây chính là những đức tính nhân bản mà mọi người đều phải học tập trong suốt cuộc sống nếu muốn làm người trưởng thành về nhân cách và được người khác kính trọng.
Từ phương cách ăn uống cũng cho thấy bản tính của một con người (Ảnh minh họa)
Sở dĩ phải học ăn học nói, vì tuy chỉ là những việc ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm tốt, giống như treo một bức tranh lên tường ai cũng làm được, nhưng không phải mọi người đều treo được bức tranh cho ngay ngắn và hòa hợp với bức tường ở phía sau.Vậy trước tiên hãy học cách ăn uống sao cho lễ độ lịch sự vì nhân cách của một người sẽ được biểu lộ trong cách ăn uống.
Người bất lịch sự không biết nghĩ tới người khác khi ăn uống: họ có thể húp canh sùm sụp. Có người vừa nhai nhồm nhoàm đồ ăn vừa nói to tiếng, khiến thức ăn trong miệng văng sang người bên cạnh. Có người không biết mời mọc những người cùng bàn, chỉ biết cắm cúi ăn lấy phần mình.
"Ăn- nói" là hai việc làm khác nhau, có ý nghĩa khác nhau nhưng nó cùng phản ánh cái nét "văn hoá" của một con người. Do vậy, "ăn- nói" được xem như một cặp phạm trù về ứng xử.
Một người tinh tế, chỉ qua cách "ăn - nói" của người khác đã có thể đoán biết người ấy có được giáo dục tử tế không, học vấn thế nào, là người thô thiển hay lịch lãm.
Giống như cô gái trẻ kia, khi về ra mắt nhà bạn trai, đã bị bố anh ngăn cản dứt khoát bởi bản tính ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình biểu lộ rõ qua cách ăn.
Câu chuyện trên cũng khơi gợi cho nhiều người, đặc biệt là các bản trẻ về một bài học quý giá. Đó là đừng nuôi dưỡng lòng ích kỷ cá nhân.
Hãy sống một cuộc sống vị tha bằng tất cả tình yêu thương mà bạn đang có, tạo dựng và sẻ chia những điều tốt nhất cho những người ở bên cạnh bằng sự chân thành đáng quý.
Tác giả bài viết: Ngân Hà
Nguồn tin: