Giáo dục đại học thụt lùi, vì đâu? (*): Có giải pháp thì phải nỗ lực thực hiện
- 09:28 19-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chia sẻ về những bước lùi của giáo dục ĐH, GS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa làm đúng trách nhiệm
Phóng viên: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thẳng thắn thừa nhận những bất cập, yếu kém của chất lượng giáo dục ĐH bộc lộ ngày càng rõ khiến xã hội lo ngại và bức xúc. Ông nghĩ sao về điều này?
- GS Đào Trọng Thi: Rõ ràng chất lượng giáo dục ĐH so với yêu cầu của nguồn nhân lực chưa có chuyển biến rõ rệt thời gian qua. Đánh giá một cách khách quan, thời gian qua, quy mô chung thì không tăng mạnh nhưng quy mô lại tăng bất thường, không đồng đều ở những cơ sở giáo dục ĐH có điều kiện bảo đảm chất lượng thấp. Nhiều trường tốp đầu, cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên chất lượng nhưng lại chỉ có chỉ tiêu tuyển sinh bằng với một trường ngoài công lập. Các cơ sở yếu kém thì chỉ tiêu lại cao.
Thêm vào đó, yêu cầu về đầu vào ở nhiều trường cũng rất thấp. Chúng ta có xu hướng tự chủ nhiều hơn trong tuyển sinh. Tuy nhiên, giao quyền phải đi đôi với trách nhiệm của các trường đối với xã hội, phụ huynh và học sinh. Chỉ tiêu của các trường phải gắn với khả năng bảo đảm chất lượng của họ.
Chúng ta mới thấy khía cạnh các trường phải có quyền quyết định nhưng không nói đến các quy định về bảo đảm chất lượng. Luật Giáo dục ĐH nói các trường được tự chủ quyết định chỉ tiêu nhưng phải theo quy định của Bộ GD-ĐT, tức là phải tuân theo các quy định về số lượng sinh viên/giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất cho mỗi sinh viên.
- GS Đào Trọng Thi: Rõ ràng chất lượng giáo dục ĐH so với yêu cầu của nguồn nhân lực chưa có chuyển biến rõ rệt thời gian qua. Đánh giá một cách khách quan, thời gian qua, quy mô chung thì không tăng mạnh nhưng quy mô lại tăng bất thường, không đồng đều ở những cơ sở giáo dục ĐH có điều kiện bảo đảm chất lượng thấp. Nhiều trường tốp đầu, cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên chất lượng nhưng lại chỉ có chỉ tiêu tuyển sinh bằng với một trường ngoài công lập. Các cơ sở yếu kém thì chỉ tiêu lại cao.
Thêm vào đó, yêu cầu về đầu vào ở nhiều trường cũng rất thấp. Chúng ta có xu hướng tự chủ nhiều hơn trong tuyển sinh. Tuy nhiên, giao quyền phải đi đôi với trách nhiệm của các trường đối với xã hội, phụ huynh và học sinh. Chỉ tiêu của các trường phải gắn với khả năng bảo đảm chất lượng của họ.
Chúng ta mới thấy khía cạnh các trường phải có quyền quyết định nhưng không nói đến các quy định về bảo đảm chất lượng. Luật Giáo dục ĐH nói các trường được tự chủ quyết định chỉ tiêu nhưng phải theo quy định của Bộ GD-ĐT, tức là phải tuân theo các quy định về số lượng sinh viên/giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất cho mỗi sinh viên.
Xã hội đang trông chờ sự thay đổi trong giáo dục ĐH. Trong ảnh: Phụ huynh chờ con thi tại Trường ĐH Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trong thực tế, các trường chưa thực hiện nghiêm túc quy định này khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh nhưng Bộ GD-ĐT cũng chưa làm đúng trách nhiệm kiểm tra để các trường tuân thủ quy định đó. Nếu cứ đúng quy định mà làm thì chắc chắn quy mô tuyển sinh không phát triển quá trớn như hiện nay.
Không ít lãnh đạo trường ĐH cho rằng chất lượng ĐH thấp chính là do các trường không được tự chủ, đặc biệt trong xây dựng chương trình?
- Đừng nói tự chủ là muốn làm gì thì làm, chỉ nghĩ đến quyền của mình, mà là mình tự chủ trong hành lang pháp luật, tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm của nhà trường với xã hội.
Về mặt học thuật, tôi nghĩ là tự chủ khá rộng rãi. Luật quy định về chương trình đào tạo đã rất thông thoáng. Các hiệu trưởng được quyền quyết định về chương trình, ngay cả giáo trình của họ cũng có thể lựa chọn tự viết hay một giáo trình phù hợp. Vấn đề ở đây là ít trường quan tâm thực hiện điều đó một cách bài bản.
Lãnh đạo một số trường ngoài công lập cho rằng đầu vào không quan trọng bằng việc siết quá trình đào tạo. Thế nhưng trên thực tế, chuẩn đầu ra có cũng như không vì thiếu những chuẩn mực?
- Để bảo đảm chất lượng đào tạo, người ta phải bảo đảm cả chất lượng đầu vào, chất lượng trong quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra, phải kiểm soát tất cả các khâu ấy, trong đó đầu ra quan trọng nhất vì đó là lúc cung cấp sản phẩm ra xã hội.
Nhưng quá trình giáo dục là quá trình kéo dài, phụ thuộc nhiều công đoạn, lực lượng nên muốn đào tạo có hiệu quả thì phải kiểm soát chất lượng ngay từ đầu vào và quá trình đào tạo. Đầu vào quá kém thì không thể đào tạo thành những người có chất lượng được, cũng giống như nguyên liệu quá kém thì sản phẩm không thể tốt. Nếu không kiểm soát chất lượng trong quá trình đào tạo mà chỉ siết đầu ra thì sẽ thành phế phẩm gần hết, sản xuất như thế thì không có hiệu quả. Ai nói như thế chỉ là ngụy biện, thực tâm những người có trách nhiệm sẽ không nghĩ thế.
Tôi cũng phải nói thêm, nếu đầu vào đã là “vét” thí sinh thì chắc chắn các trường đó cũng không quan tâm nhiều lắm đến đầu ra đâu. Trường đã chấp nhận cả những anh không đủ năng lực để học, nói thẳng ra là tuyển sinh chỉ để thu học phí, thì cũng không dám đánh trượt người ta. Nếu trượt thì còn ai học ở đó nữa. Tôi không tin những trường đó có bản lĩnh để kiểm soát đầu ra. Nếu ở Việt Nam kiểm soát đầu ra yếu, cơ chế kiểm soát đầu ra kém hiệu quả thì phải chú ý hơn đến cả việc kiểm soát đầu vào, quá trình đào tạo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa đưa ra 5 nhóm giải pháp để chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH. Theo ông, làm thế nào để những giải pháp ấy được triển khai hiệu quả thay vì chỉ nói suông?
- Đó là những yếu tố cơ bản của quy trình đào tạo. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất là cần xem mình yếu cái gì nhất để nhấn mạnh vào cái đó, như thế mới hiệu quả. Năm giải pháp ấy, chỗ nào yếu phải tập trung để có ưu tiên. Ai cũng biết cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đều yếu nhưng phải tăng cường đội ngũ, cơ sở vật chất đến đâu để phù hợp với năng lực thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Giải pháp chỉ khả thi khi nói đến điều có thể thực hiện được với sự cố gắng hết sức.
5 giải pháp cấp bách Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã cấp bách, không thể chậm trễ hơn nữa. Bộ trưởng đưa ra 5 nhóm giải pháp để chấn chỉnh hệ thống giáo dục ĐH, gồm: Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các trường ĐH. Dự kiến, từ nay đến tháng 6-2017 sẽ tiếp tục triển khai kiểm định các trường theo bộ tiêu chí kiểm định đã ban hành. Đến tháng 1-2018, tiến hành kiểm định theo tiêu chí AUN. Đồng thời, cùng với những đánh giá của thị trường, kết quả kiểm định chính là phương thức phân tầng xếp hạng thay vì hành chính. Song song với kiểm định, bộ sẽ quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH một cách mạch lạc. Với các trường không trực thuộc bộ chủ quản, sẽ khuyến khích đẩy mạnh tự chủ, theo lộ trình. Thứ hai, tăng cường các yếu tố bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất. Với đội ngũ giáo viên, sẽ tiến hành rà soát, quy hoạch lại ngành nghề để tính cơ số giáo viên trên nguyên tắc hợp lý, có lộ trình chuyển đổi, ưu tiên đầu tư cho những ngành mới triển vọng. Thứ ba, đẩy mạnh quản trị ĐH theo hướng tự chủ. Bộ trưởng yêu cầu các trường tự rà soát lại các ngành đào tạo trên cơ sở bám sát thị trường lao động, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ tầm nhìn 5-10 năm theo hướng chuyển từ thâm dụng lao động rẻ sang thâm dụng khoa học - công nghệ. Thứ tư, liên quan đến chính sách, ngành giáo dục sẽ rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới giáo dục nói chung, giáo dục ĐH nói riêng. Thứ năm, truyền thông để định hướng xã hội. |
Tác giả bài viết: Yến Anh thực hiện
Nguồn tin: