Bầu Thắng: Một cuộc tháo chạy... hoàn hảo
- 08:47 19-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cùng với bầu Đức, ông Võ Quốc Thắng là một trong số ít những ông bầu tiếng tăm nhất trong làng bóng đá Việt. Nhưng, sau hơn 1 thập niên "ăn dầm, ằm dề" với CLB của mình, bầu Thắng cũng đã phải giảm nhiệt và dần rút lui lên một vị trí... cao hơn.
Bầu Thắng - "soái ca" một thời của BĐVN
Hơn chục năm dấn thân vào bóng đá, cũng giống như bầu Đức những gì mà ông Võ Quốc Thắng làm được cho môn thể thao vua của nước nhà là khó có thể đong đếm được.
Nói điều này là không hề ngoa ngôn, khi mà ngoài những danh hiệu cao nhất của bóng đá Việt Nam đội bóng của bầu Thắng từng được AFC coi như mô hình chuẩn của chương trình Tầm nhìn châu Á.
Hàng năm, trung tâm huấn luyện Bến Lức luôn được AFC đưa các đoàn đến để...học hỏi, bởi ở đây có cơ sở vật chất hiện đại, có hệ thống đào tạo trẻ quy mô, bài bản vào bậc nhất Việt Nam.
Nhờ vào cách làm hiện đại, cũng như khá linh hoạt của bầu Thắng, Gạch ĐTLA (rồi sau là ĐTLA) luôn đứng ở vị trí đàn anh tại V-League, luôn có những tuyển thủ ở ĐTQG hay các giải trẻ đều có mặt.
Chẳng những nuôi riêng ĐTLA, đến những năm 2013 dù đứng trên danh nghĩa là một doanh nghiệp, một nhà tài trợ riêng nhưng cái tên Kiên Long Bank Kiên Giang đều được mọi người hiểu cũng của bầu Thắng bởi ở ngân hàng miền Tây này "anh Chín" giữ vai trò chủ tịch HĐQT.
Nói thẳng rằng, phải có tình yêu lớn lao lắm với bóng đá thì bầu Thắng mới "ăn dầm, nằm dề" cùng môn thể thao Vua đến như thế. Bất chấp, có giai đoạn khá dài doanh nghiệp là Cty CP Đồng Tâm làm ăn không hề có lãi, hoặc lợi nhuận rất ít.
... đến một cuộc...tháo chạy hoàn hảo
Hơn chục năm gắn chặt với bóng đá, nhiều người đã tự hỏi bầu Thắng đầu tư hết bao nhiêu tiền cho niềm đam mê của mình trước khi rút vào hậu trường với cương vị chủ tịch HĐQT VPF?
Thực sự là khó có thể trả lời chính xác, khi câu hỏi này cũng giống như tình yêu không thể đong đếm của "anh Chín" - tên gọi ở nhà của bầu Thắng với bóng đá Việt vậy.
Nhưng nếu như nhìn vào số tiền trung bình mỗi mùa giải mà các CLB dành cho việc tham gia vào cuộc chơi ở V-League thì vẫn có thể tính được một khoản rất khủng mà ông Võ Quốc Thắng cùng doanh nghiệp của mình đầu tư cho đam mê.
Một mùa giải, dù dè xẻn cỡ ĐTLA thì số tiền mà bầu Thắng bỏ ra không dưới 30 tỷ đồng, đây chưa nói tới việc thu về từ quảng cáo hay có sự hỗ trợ của doanh nghiệp địa phương, của tỉnh.
Con số này rõ ràng không thấm vào đâu với nhiều doanh nghiệp, nhiều ông bầu chơi ngông. Nhưng với Cty Cp Đồng Tâm thì nó là một khoản "ra tấm, ra món" nhất là trong giai đoạn sa sút của những năm 2011-2012.
Bởi nên nhớ, Cty của bầu Thắng đã lỗ tới 230 tỷ đồng chỉ trong khoảng thời gian ngắn này. Và đây cũng chính là lý do cho một cuộc tháo chạy đầy tính cách mạng của ông Võ Quốc Thắng với đội nhà.
Không bỏ rơi, nhưng bầu Thắng đã quyết định nhường quyền điều hành CLB cho em trai Võ Thành Nhiệm để toàn tâm vào làm...lãnh đạo ở VPF, cũng như vực dậy doanh nghiệp của mình đang đà xuống dốc.
Và chính cuộc tháo chạy này đã hoàn hảo đến mức rất ngoạn mục, khi ông chủ của Cty CP Đồng Tâm sau đôi năm dồn lực đã giúp doanh nghiệp nhà có lại lợi nhuận từ 180 tỷ đồng (năm 2014) nhích lên tới gần 300 tỷ đồng vào năm 2016.
Cuộc tháo chạy khỏi bóng đá có thể coi là tạm thời ấy là quá hoàn hảo, để giờ mỗi cuối tuần hoặc khi rảnh bầu Thắng với áo sơ mi trắng, quần, giầy tây quen thuộc vẫn "ngự" ở sân Tân An như một khách VIP.
Và ở đó, với gương mặt ông đã thanh thản rất nhiều sau cả hơn chục năm oằn mình với bóng đá chuyên nghiệp trong vai một người chơi mà đôi khi chiến thắng cũng chẳng phải lúc nào cũng vui như...V-League.
Hơn chục năm dấn thân vào bóng đá, cũng giống như bầu Đức những gì mà ông Võ Quốc Thắng làm được cho môn thể thao vua của nước nhà là khó có thể đong đếm được.
Bầu Đức, bầu Thắng, những doanh nhân bước vào làm bóng đá với đầy tâm huyết, máu lửa
Đã có thời, người ta coi bầu Thắng, coi Gạch ĐTLA như cánh chim đầu đàn trong phong trào phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam thông qua thành tích, qua cách xây dựng một đội bóng đầy quy củ.Nói điều này là không hề ngoa ngôn, khi mà ngoài những danh hiệu cao nhất của bóng đá Việt Nam đội bóng của bầu Thắng từng được AFC coi như mô hình chuẩn của chương trình Tầm nhìn châu Á.
Hàng năm, trung tâm huấn luyện Bến Lức luôn được AFC đưa các đoàn đến để...học hỏi, bởi ở đây có cơ sở vật chất hiện đại, có hệ thống đào tạo trẻ quy mô, bài bản vào bậc nhất Việt Nam.
Nhờ vào cách làm hiện đại, cũng như khá linh hoạt của bầu Thắng, Gạch ĐTLA (rồi sau là ĐTLA) luôn đứng ở vị trí đàn anh tại V-League, luôn có những tuyển thủ ở ĐTQG hay các giải trẻ đều có mặt.
Chẳng những nuôi riêng ĐTLA, đến những năm 2013 dù đứng trên danh nghĩa là một doanh nghiệp, một nhà tài trợ riêng nhưng cái tên Kiên Long Bank Kiên Giang đều được mọi người hiểu cũng của bầu Thắng bởi ở ngân hàng miền Tây này "anh Chín" giữ vai trò chủ tịch HĐQT.
Nói thẳng rằng, phải có tình yêu lớn lao lắm với bóng đá thì bầu Thắng mới "ăn dầm, nằm dề" cùng môn thể thao Vua đến như thế. Bất chấp, có giai đoạn khá dài doanh nghiệp là Cty CP Đồng Tâm làm ăn không hề có lãi, hoặc lợi nhuận rất ít.
Cùng với bầu Đức và nhiều ông bầu khác, ông Thắng góp phần mang đến sức sức mới cho bóng đá Việt Nam
Và tình yêu với bóng đá của bầu Thắng với bầu Đức có thể nói "một chín, một mười". Nhìn điều này chẳng ai ngạc nhiên, khi trong lễ đăng quang ngôi vô địch AFF cúp năm 2008 của ĐTVN người ta thấy ông bầu này rơi nước mắt vì...xúc động và sướng.... đến một cuộc...tháo chạy hoàn hảo
Hơn chục năm gắn chặt với bóng đá, nhiều người đã tự hỏi bầu Thắng đầu tư hết bao nhiêu tiền cho niềm đam mê của mình trước khi rút vào hậu trường với cương vị chủ tịch HĐQT VPF?
Thực sự là khó có thể trả lời chính xác, khi câu hỏi này cũng giống như tình yêu không thể đong đếm của "anh Chín" - tên gọi ở nhà của bầu Thắng với bóng đá Việt vậy.
Nhưng nếu như nhìn vào số tiền trung bình mỗi mùa giải mà các CLB dành cho việc tham gia vào cuộc chơi ở V-League thì vẫn có thể tính được một khoản rất khủng mà ông Võ Quốc Thắng cùng doanh nghiệp của mình đầu tư cho đam mê.
Một mùa giải, dù dè xẻn cỡ ĐTLA thì số tiền mà bầu Thắng bỏ ra không dưới 30 tỷ đồng, đây chưa nói tới việc thu về từ quảng cáo hay có sự hỗ trợ của doanh nghiệp địa phương, của tỉnh.
Tiếc rằng, vì nhiều lẽ, nhiệt của các ông bầu đều giảm, chọn lựa an toàn hơn
Nhìn vào đó, rõ ràng đến lúc này chỉ lo riêng cho đứa con tinh thần của mình thôi hơn 10 mùa giải đã qua kể từ khi bước chân vào làm bóng đá ít nhất ông chủ của Cty CP Đồng Tâm bỏ ra không dưới 3-400 tỷ đồng.Con số này rõ ràng không thấm vào đâu với nhiều doanh nghiệp, nhiều ông bầu chơi ngông. Nhưng với Cty Cp Đồng Tâm thì nó là một khoản "ra tấm, ra món" nhất là trong giai đoạn sa sút của những năm 2011-2012.
Bởi nên nhớ, Cty của bầu Thắng đã lỗ tới 230 tỷ đồng chỉ trong khoảng thời gian ngắn này. Và đây cũng chính là lý do cho một cuộc tháo chạy đầy tính cách mạng của ông Võ Quốc Thắng với đội nhà.
Không bỏ rơi, nhưng bầu Thắng đã quyết định nhường quyền điều hành CLB cho em trai Võ Thành Nhiệm để toàn tâm vào làm...lãnh đạo ở VPF, cũng như vực dậy doanh nghiệp của mình đang đà xuống dốc.
Và chính cuộc tháo chạy này đã hoàn hảo đến mức rất ngoạn mục, khi ông chủ của Cty CP Đồng Tâm sau đôi năm dồn lực đã giúp doanh nghiệp nhà có lại lợi nhuận từ 180 tỷ đồng (năm 2014) nhích lên tới gần 300 tỷ đồng vào năm 2016.
Cuộc tháo chạy khỏi bóng đá có thể coi là tạm thời ấy là quá hoàn hảo, để giờ mỗi cuối tuần hoặc khi rảnh bầu Thắng với áo sơ mi trắng, quần, giầy tây quen thuộc vẫn "ngự" ở sân Tân An như một khách VIP.
Và ở đó, với gương mặt ông đã thanh thản rất nhiều sau cả hơn chục năm oằn mình với bóng đá chuyên nghiệp trong vai một người chơi mà đôi khi chiến thắng cũng chẳng phải lúc nào cũng vui như...V-League.
Tác giả bài viết: Duy Nguyễn
Nguồn tin: