Khi ông Phó Bí thư ‘xin làm gương trước’
- 14:47 18-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hy vọng cách làm từ Kỳ Sơn – Nghệ An, từ Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa và biến thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, công chức, mỗi đảng viên thiết thực ủng hộ, giúp đỡ bà con nghèo trong cả nước...
Đã thành truyền thống hàng năm, vào dịp đón tết, mừng xuân là “cao điểm” của phong trào ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và gia đình chính sách trong cả nước. Năm nay, ở TP. Hồ Chí Minh, ngoài việc tích cực vận động và trực tiếp đi trao quà cho hộ nghèo, lãnh đạo Thành phố còn làm việc, trao đổi với lãnh đạo các cơ sở nhằm tìm ra cách thức thiết thực nhất để giúp đỡ bà con thoát nghèo bền vững.
Ngày 17-1-2017, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy khi đến trao quà cho bà con nghèo tại Quận 10 đã hoan nghênh sự nỗ lực chăm lo cuộc sống các hộ dân còn khó khăn. Ông đề nghị để giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo, mỗi cán bộ công chức nơi đây sẽ hỗ trợ trực tiếp một hộ nghèo.
“Tôi xin làm gương trước, nhận hỗ trợ bốn hộ nghèo nhất quận. Chủ tịch, bí thư quận cũng nên nhận đỡ đầu 4-5 hộ. Giúp đỡ cho sát, cụ thể, tạo điều kiện để các hộ dân có việc làm, thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo”, ông Cang nói.
Rất đáng hoan nghênh việc làm thiết thực, cụ thể của ông Tất Thành Cang và hy vọng từ Quận 10, phong trào cán bộ, công chức giúp đỡ hộ nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lan tỏa rộng khắp, mang lại hiệu quả như mong muốn của lãnh đạo Thành phố và bà con nghèo.
Ngày 17-1-2017, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy khi đến trao quà cho bà con nghèo tại Quận 10 đã hoan nghênh sự nỗ lực chăm lo cuộc sống các hộ dân còn khó khăn. Ông đề nghị để giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo, mỗi cán bộ công chức nơi đây sẽ hỗ trợ trực tiếp một hộ nghèo.
“Tôi xin làm gương trước, nhận hỗ trợ bốn hộ nghèo nhất quận. Chủ tịch, bí thư quận cũng nên nhận đỡ đầu 4-5 hộ. Giúp đỡ cho sát, cụ thể, tạo điều kiện để các hộ dân có việc làm, thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo”, ông Cang nói.
Rất đáng hoan nghênh việc làm thiết thực, cụ thể của ông Tất Thành Cang và hy vọng từ Quận 10, phong trào cán bộ, công chức giúp đỡ hộ nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lan tỏa rộng khắp, mang lại hiệu quả như mong muốn của lãnh đạo Thành phố và bà con nghèo.
Để giúp người nghèo, rất cần những hành động cụ thể, làm gương của lãnh đạo địa phương. Ảnh: Tuổi trẻ
Cũng phong trào giúp đỡ hộ nghèo, hẳn nhiều người chưa quên câu chuyện ở huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn – Nghệ An đầu những năm 2000. Trước thực trạng khó khăn nơi đây, Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn đã ra chủ trương phát động phong trào tất cả đảng viên, từ Thường vụ Huyện ủy đến Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện, xã, mỗi đảng viên chịu trách nhiệm đỡ đầu một gia đình nghèo, mỗi cơ quan gắn với một xã nghèo.
Mỗi đảng viên tùy điều kiện, khả năng có thể giúp bà con thoát nghèo bằng cách: Nếu bản thân có vốn thì cho bà con vay không lấy lãi; hoặc là, đứng ra thế chấp vay ngân hàng cho hộ nghèo; hoặc là, giúp bà con bằng giống cây, con, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng; và nhất thiết phải thường xuyên đến gia đình nghèo để đốc thúc, kiểm tra từ một đến hai lần/tuần.
Bí thư Huyện ủy Hoàng Xuân Lương nhận giúp gia đình ông Lo Bun My, hộ nghèo nhất bản Xốp Thảng. Bí thư Lương trực tiếp khảo sát, đề nghị xã đo đạc, cấp cho gia đình ông Lo Bun My khu đất rộng một ha có nguồn nước tưới vườn và đào ao. Ông Lương trực tiếp đứng ra làm thủ tục thế chấp vay bốn triệu đồng của ngân hàng để gia đình ông My mua giống chăn nuôi bò, lợn và giống cây...
Những ngày đầu, ông Bí thư luôn có mặt động viên, kiểm tra, hướng dẫn từng thành viên trong gia đình theo cách "cầm tay chỉ việc", từ trồng các loại cây như chanh, chuối, xoài, mét và một số loại cây kinh tế khác trên vườn rừng, vườn nhà đến việc chăn nuôi lợn, gà, đào ao thả cá.
Phong trào này ở Kỳ Sơn lan tỏa rộng rãi và được tiếp nối bền vững. Ông Vi Hải Thành, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn nhiệm kỳ tiếp lại là người đi đầu “cắm bản” nuôi giữ phong trào. Ông Thành cho biết, trong 5 năm thực hiện, đã giúp gần 5000 hộ đồng bào các dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Nhắc lại câu chuyện ở một trong những địa phương “nghèo nhất nước” và sự tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên ở địa phương có tiếng “gương mẫu” của cả nước là để thấy phong trào ủng hộ, giúp đỡ người nghèo trong dịp tết đến, xuân về hay bất cứ lúc nào, cách làm cụ thể ra sao đều luôn mang tính thời sự, đều cần được nhân rộng và phát huy mạnh mẽ.
Hy vọng cách làm từ Kỳ Sơn – Nghệ An, từ Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa và biến thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, công chức, mỗi đảng viên thiết thực ủng hộ, giúp đỡ bà con nghèo trong cả nước...
Tác giả bài viết: Châu Phú
Nguồn tin: