Rộn ràng Tết sớm ở làng hương trầm Qùy Châu
- 10:20 17-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hương trầm Quỳ Châu đã trở thành một vị hương không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, những ngày cuối năm khung cảnh sản xuất rộn ràng
Như một lẽ không thể thiếu, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, trong nhà mỗi người dân Việt Nam không thể thiếu nén hương trầm ấm áp thắp lên bàn thờ gia tiên, sưởi ấm thời khắc sum vầy gia đình. Những ngày cuối cùng của năm, để kịp phục vụ nhu cầu cho người dân, làng hương trầm ở thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, Nghệ An không khí tại đây lại càng thêm rộn ràng, khẩn trương hơn bao giờ hết. Len lỏi trên khắp các ngả đường, ngõ nhỏ của thị trấn Tân Lạc và những bản làng của huyện Quỳ Châu, đâu đâu cũng nghe một mùi hương thơm thoang thoảng, ấm áp.
Mùa hương trầm chỉ thực sự bắt đầu từ tháng 9 âm lịch. Trong nguyên liệu làm hương trầm chính là rễ cây hương bài. Nguyên liệu này có mùi thơm dịu, rễ chùm, mọc thành từng bụi, có nhiều ở vùng núi xứ Nghệ. Sau khi lấy về, người ta đem rửa sạch, phơi khô, rồi nghiền nát thành bột mịn để trộn làm bột hương. Ngoài rễ cây hương bài, nguyên liệu làm hương trầm còn có các loại hoa hồi thảo quả, quế chi, trầm xô, bã mía.
Chân hương được làm từ những cây nứa trong rừng, cây nứa không non quá cũng không già quá. Nứa đem về được ngâm trong nước khoảng 2 tháng rồi phơi khô và chẻ nhỏ. Công đoạn làm chân hương cũng phải có kinh nghiệm thì mới tạo được thân hương có thế uốn đẹp sau khi đốt.
Gần Tết Nguyên đán không khí sản xuất tại làng hương trầm Qùy Châu như thêm rộn ràng hối hả.
Nghề làm hương trầm ở Quỳ Châu đã có từ 30 - 40 năm nay, hiện có hơn 200 hộ gia đình làm nghề. Để có được những búp hương mùi thơm đặc biệt mang thương hiệu riêng của vùng núi miền Tây xứ Nghệ, những người làm hương phải cầu kỳ trong từng công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu làm bột hương, chân hương đến công đoạn quấn hương để tạo thành cây hương hoàn thiện.Mùa hương trầm chỉ thực sự bắt đầu từ tháng 9 âm lịch. Trong nguyên liệu làm hương trầm chính là rễ cây hương bài. Nguyên liệu này có mùi thơm dịu, rễ chùm, mọc thành từng bụi, có nhiều ở vùng núi xứ Nghệ. Sau khi lấy về, người ta đem rửa sạch, phơi khô, rồi nghiền nát thành bột mịn để trộn làm bột hương. Ngoài rễ cây hương bài, nguyên liệu làm hương trầm còn có các loại hoa hồi thảo quả, quế chi, trầm xô, bã mía.
Nghề hương trầm đã có từ hàng chục năm nay, hương trầm Qùy Châu cũng đã khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
Những hộ gia đình làm hương trầm truyền thống đều có một vài vị thảo mộc đặc biệt được giữ làm bí quyết riêng cho mình. Từ đó tạo nên điểm nhấn, công thức đặc biệt mà không nơi nào có thể làm giả được.Chân hương được làm từ những cây nứa trong rừng, cây nứa không non quá cũng không già quá. Nứa đem về được ngâm trong nước khoảng 2 tháng rồi phơi khô và chẻ nhỏ. Công đoạn làm chân hương cũng phải có kinh nghiệm thì mới tạo được thân hương có thế uốn đẹp sau khi đốt.
Đôi tay của mỗi người thợ như nhanh hơn, họ cố gắng hoàn thành sớm những đơn hàng cho khách .
Chị Xuân, ở khối 2 thị trấn Tân Lạc, một trong những hộ gia đình làm hương lâu năm trong vùng, tâm sự: “Đây là nghề truyền thống cha ông để lại. Mỗi năm gia đình tôi sản xuất được 50 vạn cây hương trầm”, gia đình chị Xuân cũng có “bíp kíp” riêng của mình trong cách pha chế tỉ lệ nguyên liệu, các vị thảo mộc để tạo “điểm nhấn” riêng khẳng định thương hiệu của mình.Quyện trong gió mùi hương trầm như mang tết về sớm hơn ở làng hương trầm nổi tiếng xứ Nghệ.
Đôi tay của mỗi người thợ như nhanh hơn, họ cố gắng hoàn thành sớm những đơn hàng cho khách để những nén hương kịp tỏa hương trên bàn thờ gia tiên của từng gia đình. Từ những người thợ lành nghề đến các cô cậu học sinh tranh thủ làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình, ai nấy cũng tranh thủ tối đa thời gian để sản xuất. Mỗi người một công đoạn, cả làng hương trầm Qùy Châu như một guồng máy khổng lồ rầm rộ sản xuất không ngừng nghỉ và ở nơi đây tết cũng như về sớm hơn.Tác giả bài viết: Nhật Minh
Nguồn tin: