33 năm đứng lớp chưa biết thưởng tết là gì
- 07:57 16-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cuối năm, nếu quỹ Công đoàn còn dư thì Nhà trường mua tặng mỗi giáo viên gói mì chính hay chai nước mắm gọi là gói quà động viên thầy cô dịp Tết đến Xuân về.
Hằng năm cứ đến dịp cuối năm là lúc trên các phương tiện thông tin đại chúng lại bàn tán xôn xao về việc thưởng Tết của công ty này, doanh nghiệp nọ, nào là mức thưởng cao nhất, mức thưởng thấp nhất...và nó trở thành đề tài được mọi người chú ý.
Về cơ bản, ở các ngành khác dù có khó khăn đến mấy thì Tết đến cũng xoay sở cho người lao động của mình một khoản gọi là lương tháng thứ 13.
Riêng với ngành giáo dục thì không có khoản này, mà phụ thuộc vào sự quan tâm của từng đơn vị hoặc từng địa phương.
Ngoài chế độ lên lớp hàng năm, những tháng cận kề tết Nguyên đán các thầy, các cô lại chạnh lòng khi nghĩ tới chuyện “thưởng” Tết.
Nói là "thưởng Tết" nhưng thực tế là giáo viên đóng góp hàng tháng rồi cuối năm nhận lại
Vào đầu năm 2014, trả lời báo chí về việc thưởng Tết giáo viên, lúc đó Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Thưởng Tết với ngành giáo dục là rất khó. Ngay cả ở Bộ cũng không có bất cứ nguồn nào, không có ngân sách nào cho thưởng Tết.
Việc lo lương, lo thưởng đúng là một công việc đặt ra ở các cơ sở giáo dục. Chỉ có ở các địa phương tùy vào hoàn cảnh của mình để có sự quan tâm tới các thầy cô".
Vị Bộ trưởng này cũng giải thích thêm, trên phạm vi toàn ngành, các nguồn kinh phí đã theo dòng ngân sách, không ai được phép dùng ngân sách để chi thưởng Tết, đây là một thực tế và chính bản thân ông cũng không có giải pháp nào khắc phục việc này.
Bởi theo quy định 80% ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục để trả lương giáo viên và cán bộ quản lý, 20% cho các hoạt động giáo dục.
Nhưng thực tế, hầu như toàn bộ ngân sách cấp cho nhà trường chỉ đủ chi lương, chiếm tới 80-90%, thậm chí 95%, như vậy không còn tiền để mua phấn, giấy bút, văn phòng phẩm...
Tức là ngân sách cho các trường mỗi năm bao nhiêu, sau khi chi cho các hoạt động, phong trào, quỹ lương... nếu còn dư thì chia cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường.
Về cơ bản, ở các ngành khác dù có khó khăn đến mấy thì Tết đến cũng xoay sở cho người lao động của mình một khoản gọi là lương tháng thứ 13.
Riêng với ngành giáo dục thì không có khoản này, mà phụ thuộc vào sự quan tâm của từng đơn vị hoặc từng địa phương.
Ngoài chế độ lên lớp hàng năm, những tháng cận kề tết Nguyên đán các thầy, các cô lại chạnh lòng khi nghĩ tới chuyện “thưởng” Tết.
Nói là "thưởng Tết" nhưng thực tế là giáo viên đóng góp hàng tháng rồi cuối năm nhận lại
Vào đầu năm 2014, trả lời báo chí về việc thưởng Tết giáo viên, lúc đó Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Thưởng Tết với ngành giáo dục là rất khó. Ngay cả ở Bộ cũng không có bất cứ nguồn nào, không có ngân sách nào cho thưởng Tết.
Việc lo lương, lo thưởng đúng là một công việc đặt ra ở các cơ sở giáo dục. Chỉ có ở các địa phương tùy vào hoàn cảnh của mình để có sự quan tâm tới các thầy cô".
Vị Bộ trưởng này cũng giải thích thêm, trên phạm vi toàn ngành, các nguồn kinh phí đã theo dòng ngân sách, không ai được phép dùng ngân sách để chi thưởng Tết, đây là một thực tế và chính bản thân ông cũng không có giải pháp nào khắc phục việc này.
Bởi theo quy định 80% ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục để trả lương giáo viên và cán bộ quản lý, 20% cho các hoạt động giáo dục.
Nhưng thực tế, hầu như toàn bộ ngân sách cấp cho nhà trường chỉ đủ chi lương, chiếm tới 80-90%, thậm chí 95%, như vậy không còn tiền để mua phấn, giấy bút, văn phòng phẩm...
Tức là ngân sách cho các trường mỗi năm bao nhiêu, sau khi chi cho các hoạt động, phong trào, quỹ lương... nếu còn dư thì chia cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường.
Thưởng Tết của giáo viên là gói mì chính, chai nước mắm (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Chính vì điều này nên “chưa biết mùi thưởng Tết” có chăng đó cũng chỉ là gói mì chính hay chai nước mắm để động viên giáo viên.
Đó là tâm sự của nhiều giáo viên vùng sâu vùng xa thậm chí Tết đến nhiều giáo viên do nhà xa còn phải ở lại ăn Tết với học sinh, thế nhưng khi được hỏi về thưởng Tết thì đó chỉ là một “khái niệm” xa vời.
Gần 20 năm dạy học, cô T. (giáo viên một trường Tiểu học tại tỉnh Đắc Nông) chưa một lần biết đến thưởng Tết.
“Từ khi nhận công tác, tôi chưa biết thưởng tết cho giáo viên là gì. Hằng năm công đoàn trường trích thu 1% từ lương để làm quỹ. Số tiền này chi cho các hoạt động thăm hỏi nhau khi ốm đau, cưới xin, sinh nở... của cán bộ giáo viên trong trường.
Cuối năm, nếu quỹ này còn dư thì mua tặng mỗi giáo viên gói mì chính hay chai nước mắm gọi là gói quà động viên thầy cô dịp Tết đến Xuân về”, cô T.cho biết.
Chia sẻ của cô T. cũng là tâm sự chung của không ít giáo viên đặc biệt là giáo viên vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.
Theo cô T.: “Cuối năm nghe đài đọc báo có thấy cơ quan nọ, doanh nghiệp kia thưởng Tết lên tới hàng trăm triệu nghe cũng có chút chạnh lòng nhưng người dân ở đây còn nghèo lắm, quanh năm bám nương rẫy, học sinh chủ yếu là con em đồng bào Êđê hàng ngày học sinh tới lớp đã là may mắn với các thầy cô lắm gì, dân còn nghèo lấy gì mà thưởng”.
Cô T. cho biết thêm, cô giảng dạy ở vùng sâu vùng xa khó khăn nên ngoài dạy học thì không biết kiếm thêm nghề gì để kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình (chồng cô T. mắc bệnh u máu nên thường xuyên phải đi viện điều trị, 2 đứa con nhỏ hay đau ốm).
Thầy cô ở đây chỉ mong các em ngoan ngoãn và không bỏ học bởi 100% học sinh ở Đắc Nông là con em đồng bào H’Mông, Êđê bản địa.
Không chỉ các giáo viên vùng sâu vùng xa mà nhiều giáo viên đang công tác ở đồng bằng như cô H. (giáo viên tại một trường Tiểu học thuộc tỉnh Bắc Kạn) tâm sự, đã hơn 15 năm công tác nhưng chỉ 3 năm gần đây thì mỗi dịp Tết đến Xuân về Công đoàn Nhà trường “thưởng” mỗi giáo viên 100.000 đồng không phân biệt giáo viên bộ môn hay hiệu trưởng còn những năm về trước thì không có.
“Toàn bộ số tiền thưởng được trích từ Qũy Công đoàn Nhà trường mà Qũy là do mỗi tháng giáo viên trích từ lương để nộp. Nên nói là thưởng chứ thực tế là kiểu đóng góp hàng tháng rồi cuối năm nhận lại”, cô H.tâm sự.
33 năm làm giáo viên chưa biết đến thưởng Tết là gì
Còn đối với tỉnh miền núi Cao Bằng thì tháng Tết cũng giống như 11 tháng còn lại trong năm, Hiệu trưởng một trường Tiểu học thuộc tỉnh Cao Bằng cho biết:
“Hiện các trường chưa có tài khoản riêng nên thậm chí tiền lương hàng tháng của giáo viên là do Phòng GD&ĐT chi trả vào tài khoản của mỗi người nên chuyện thưởng Tết của tỉnh là chưa có.
Công tác trong ngành đã 33 năm nhưng tôi chưa biết đến một đồng tiền thưởng Tết. Vì ở vùng sâu vùng xa, nơi công tác vất vả, thương học trò nên chúng tôi chỉ biết tận tụy với tụi nhỏ chứ không dám đòi hỏi gì”.
Nghe tâm sự của các thầy cô giáo về thưởng Tết khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi, nghề giáo là nghề cao quý nhưng lại chưa có một chính sách mang tính đặc thù thưởng Tết cho giáo viên.
Tác giả bài viết: Thùy Linh
Nguồn tin: