Tăng cao nhất 8.000 đồng/lít xăng: Liên tiếp tăng tốc thu thuế
- 14:17 15-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xăng dầu bắt đầu chịu thuế môi trường từ 1/1/2012 với mức khởi điểm là 1.000 đồng/lít với xăng. Thế nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu của một hành trình tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.
Liên tục tăng thuế môi trường xăng dầu
Ngày 15/11/2010, Quốc hội đã thông qua Luật thuế bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/QH12), Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, theo đó xăng dầu chính thức thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và khi thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì đã bỏ thu phí xăng dầu.
Mức thuế bảo vệ môi trường áp dụng từ năm 2012 với xăng là 1.000 đồng/lít; dầu diesel 500 đồng/lít…
Khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã nói rằng: Việc thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường từ ngày 1/1/2012 sẽ không làm ảnh hưởng đến giá xăng dầu. Một phần là do mức thuế bảo vệ môi trường bằng với mức phí xăng dầu hiện hành được bỏ.
Tuy nhiên, mức thuế 1.000 đồng/lít với xăng không duy trì được bao lâu. Hơn 2 năm sau, dư luận sửng sốt khi vào ngày 1/5/2015, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng tới 3 lần. Cụ thể xăng tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít, còn dầu diesel tăng từ 500 đồng/lít lên 1.500 đồng/lít…
Khi ấy, Bộ Tài chính lại lên tiếng rằng tăng thuế bảo vệ môi trường không làm tăng giá xăng dầu do thuế nhập khẩu giảm.
Không lâu sau đó, tháng 2/2016, Bộ Tài chính đã rục rịch tiến hành nghiên cứu tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên “kịch khung” là 4.000 đồng/lít (tăng thêm 1.000 đồng) do giá dầu thô giảm mạnh gây áp lực thu ngân sách. Còn dầu diesel được tính toán tăng 500 đồng thuế môi trường.
Thời điểm đó, Bộ Tài chính liên tục phủ nhận thông tin này. Thực tế cả năm 2016, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vẫn được giữ nguyên, giá xăng dầu cũng cao hơn nhiều thời điểm Bộ này tính toán tăng thuế môi trường với xăng dầu.
Tuy nhiên, vừa bước sang năm 2017, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó mặt hàng xăng dự kiến sẽ chịu thuế bảo vệ môi trường tối đa là 8.000 đồng/lít. Mức thấp nhất trong khung thuế mới này là 4.000 đồng/lít, ngang bằng mức trần của khung thuế bảo vệ môi trường hiện hành.
Dầu diezel cũng dự kiến tăng lên 1.500-4.000 đồng/lít, gấp 2-3 lần khung thuế hiện hành (dầu diezel từ 500-2.000 đồng/lít)
Không có tác động tiêu cực?
Trong báo cáo đánh giá tác động của đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, Bộ Tài chính nêu rằng: Theo quy định hiện hành thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã bằng hoặc gần bằng mức trần trong khung thuế.
Cho nên Bộ này cho rằng: Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ “là rất khó vì dư địa để điều chỉnh mức thuế còn lại là quá nhỏ hoặc đã hết dư địa”.
Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc nới khung thuế này là để cần thiết để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.
Đánh giá tác động cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng đề xuất này tạo dư địa mức thuế để điều chỉnh mức thuế tuyệt đối.
Điều đặc biệt đáng chú ý là Bộ Tài chính cho rằng tác động tiêu cực của đề xuất này là “không có”.
Một trong những mục đích của đề xuất này, theo Bộ Tài chính là “động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam”.
Một lãnh đạo của Bộ Tài chính từng phát biểu ở một hội thảo rằng: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện ở mức 3.000 đồng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá trị thu được sẽ gấp khoảng 10-20 lần so với số trực tiếp thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay.
Dự thảo luật về tăng khung thuế bảo vệ môi trường này của Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6/2017, dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp tháng 8/2017, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2017.
Ngày 15/11/2010, Quốc hội đã thông qua Luật thuế bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/QH12), Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, theo đó xăng dầu chính thức thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và khi thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì đã bỏ thu phí xăng dầu.
Mức thuế bảo vệ môi trường áp dụng từ năm 2012 với xăng là 1.000 đồng/lít; dầu diesel 500 đồng/lít…
Khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã nói rằng: Việc thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường từ ngày 1/1/2012 sẽ không làm ảnh hưởng đến giá xăng dầu. Một phần là do mức thuế bảo vệ môi trường bằng với mức phí xăng dầu hiện hành được bỏ.
Tuy nhiên, mức thuế 1.000 đồng/lít với xăng không duy trì được bao lâu. Hơn 2 năm sau, dư luận sửng sốt khi vào ngày 1/5/2015, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng tới 3 lần. Cụ thể xăng tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít, còn dầu diesel tăng từ 500 đồng/lít lên 1.500 đồng/lít…
Khi ấy, Bộ Tài chính lại lên tiếng rằng tăng thuế bảo vệ môi trường không làm tăng giá xăng dầu do thuế nhập khẩu giảm.
Không lâu sau đó, tháng 2/2016, Bộ Tài chính đã rục rịch tiến hành nghiên cứu tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên “kịch khung” là 4.000 đồng/lít (tăng thêm 1.000 đồng) do giá dầu thô giảm mạnh gây áp lực thu ngân sách. Còn dầu diesel được tính toán tăng 500 đồng thuế môi trường.
Thời điểm đó, Bộ Tài chính liên tục phủ nhận thông tin này. Thực tế cả năm 2016, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vẫn được giữ nguyên, giá xăng dầu cũng cao hơn nhiều thời điểm Bộ này tính toán tăng thuế môi trường với xăng dầu.
Tuy nhiên, vừa bước sang năm 2017, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó mặt hàng xăng dự kiến sẽ chịu thuế bảo vệ môi trường tối đa là 8.000 đồng/lít. Mức thấp nhất trong khung thuế mới này là 4.000 đồng/lít, ngang bằng mức trần của khung thuế bảo vệ môi trường hiện hành.
Dầu diezel cũng dự kiến tăng lên 1.500-4.000 đồng/lít, gấp 2-3 lần khung thuế hiện hành (dầu diezel từ 500-2.000 đồng/lít)
Không có tác động tiêu cực?
Trong báo cáo đánh giá tác động của đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, Bộ Tài chính nêu rằng: Theo quy định hiện hành thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã bằng hoặc gần bằng mức trần trong khung thuế.
Cho nên Bộ này cho rằng: Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ “là rất khó vì dư địa để điều chỉnh mức thuế còn lại là quá nhỏ hoặc đã hết dư địa”.
Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc nới khung thuế này là để cần thiết để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.
Đánh giá tác động cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng đề xuất này tạo dư địa mức thuế để điều chỉnh mức thuế tuyệt đối.
Điều đặc biệt đáng chú ý là Bộ Tài chính cho rằng tác động tiêu cực của đề xuất này là “không có”.
Một trong những mục đích của đề xuất này, theo Bộ Tài chính là “động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam”.
Một lãnh đạo của Bộ Tài chính từng phát biểu ở một hội thảo rằng: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện ở mức 3.000 đồng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá trị thu được sẽ gấp khoảng 10-20 lần so với số trực tiếp thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay.
Dự thảo luật về tăng khung thuế bảo vệ môi trường này của Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6/2017, dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp tháng 8/2017, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2017.
Từ khi tiến hành thu thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính cho hay, số thu từ loại thuế này liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016. Cụ thể tổng số thu thuế bảo vệ môi trường năm 2012-2014 mới chỉ là trên 11 nghìn tỷ đồng. Nhưng năm 2015, cùng với việc tăng thuế môi trường với xăng dầu gấp 3 lần, số thu từ loại thuế này đã lên tới là 27.020 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2016 số thu tăng mạnh lên 42.393 tỷ đồng. |
Tác giả bài viết: Lương Bằng
Nguồn tin: