Hối hả sản xuất gốm gà vàng phục vụ Tết
- 09:18 13-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cận Tết, công nhân ở các lò sản xuất gốm gà vàng, heo đất hối hả làm việc cả ngày lẫn đêm để đảm bảo nguồn hàng cung ứng thị trường Tết Đinh Dậu.
Còn 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán nên các lò gốm ở thị xã Thuận An và thị xã Tân Uyên (Bình Dương) bước vào giai đoạn "nước rút" sản xuất hàng phục vụ thị trường. Một chủ lò gốm ở phường Lái Thiêu (thị xã Thuận An), cho biết để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, anh thuê thêm nhân công và cho xưởng hoạt động liên tục suốt ngày đêm.
Từ đất sét, thạch cao, những người thợ ở lò gốm cho ra các dòng sản phẩm heo đất, gà vàng.
Bà Đặng Thị Lệ (51 tuổi, quê Cần Thơ), thợ làm gốm nói rằng thông thường lò tập trung sản xuất heo đất nhưng năm nay dành hơn nửa công xưởng làm gà. "Tết Đinh Dậu nên khách hàng rất chuộng gà đẹp để trưng bày", thợ gốm 51 tuổi nói.
Để có sản phẩm, những công nhân ở Bình Dương nhào trộn đất sét thành dung dịch đặc sánh sau đó đổ vào các khuôn đúc có sẵn. Trong thời gian 1-2 giờ, họ gỡ khuôn đúc để lấy phần thô của sản phẩm rồi cho vào lò, nung nóng liên tục suốt 10 giờ để tạo ra sản phẩm gốm.
Một người thợ làm việc ở lò gốm tại xã Tân Vĩnh Hiệp (thị xã Tân Uyên) đang chuyển sản phẩm vừa bỏ khuôn vào lò nung.
Các sản phẩm heo đất, gà đất được tạo rỗng ruột để khách hàng vừa dùng trưng bày vừa làm hũ tiết kiệm.
Theo các chủ lò gốm, mỗi ngày, một công nhân có thể hoàn thiện từ 200-300 sản phẩm. "Gia đình tôi phải thuê hàng chục người làm mới đáp ứng được đơn hàng cho đối tác dịp Tết. Mỗi ngày, xưởng cho ra lò 2.500-3.000 sản phẩm gốm heo, gà. Giá sản phẩm cung ứng Tết cao hơn ngày thường và dao động từ 10.000-70.000 đồng mỗi mặt hàng", anh Nguyễn Thanh Văn, chủ lò gốm ở thị xã Tân Uyên nói.
Theo chị Võ Thị Thanh Hà, chủ cơ sở làm gốm tại phường Lái Thiêu (thị xã Thuận An), gốm gà vàng, heo tiết kiệm cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Cần Thơ…
Sau khi nung, gốm gà được công nhân đánh bóng bề mặt để đảm bảo độ bóng mịn và phủ lên lớp sơn màu vàng bắt mắt, sang trọng.
Gà vàng trang trí thỏi vàng, đồng tiền với ngụ ý mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho người sở hữu.
Những người thợ còn làm ra sản phẩm gốm gà vàng với quan niệm hạnh phúc, bình an.
Một thợ gốm đang phủ sơn cho sản phẩm heo đất tiết kiệm. Chị cho biết, công việc không mấy vất vả nên tiền công ngày thường chỉ 3-4 triệu đồng mỗi tháng. "Tết là dịp các chủ lò cần lượng hàng lớn đáp ứng thị trường nên phần công việc nhiều hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập được cải thiện", thợ gốm cho biết.
Từ đất sét, thạch cao, những người thợ ở lò gốm cho ra các dòng sản phẩm heo đất, gà vàng.
Bà Đặng Thị Lệ (51 tuổi, quê Cần Thơ), thợ làm gốm nói rằng thông thường lò tập trung sản xuất heo đất nhưng năm nay dành hơn nửa công xưởng làm gà. "Tết Đinh Dậu nên khách hàng rất chuộng gà đẹp để trưng bày", thợ gốm 51 tuổi nói.
Để có sản phẩm, những công nhân ở Bình Dương nhào trộn đất sét thành dung dịch đặc sánh sau đó đổ vào các khuôn đúc có sẵn. Trong thời gian 1-2 giờ, họ gỡ khuôn đúc để lấy phần thô của sản phẩm rồi cho vào lò, nung nóng liên tục suốt 10 giờ để tạo ra sản phẩm gốm.
Một người thợ làm việc ở lò gốm tại xã Tân Vĩnh Hiệp (thị xã Tân Uyên) đang chuyển sản phẩm vừa bỏ khuôn vào lò nung.
Các sản phẩm heo đất, gà đất được tạo rỗng ruột để khách hàng vừa dùng trưng bày vừa làm hũ tiết kiệm.
Theo các chủ lò gốm, mỗi ngày, một công nhân có thể hoàn thiện từ 200-300 sản phẩm. "Gia đình tôi phải thuê hàng chục người làm mới đáp ứng được đơn hàng cho đối tác dịp Tết. Mỗi ngày, xưởng cho ra lò 2.500-3.000 sản phẩm gốm heo, gà. Giá sản phẩm cung ứng Tết cao hơn ngày thường và dao động từ 10.000-70.000 đồng mỗi mặt hàng", anh Nguyễn Thanh Văn, chủ lò gốm ở thị xã Tân Uyên nói.
Theo chị Võ Thị Thanh Hà, chủ cơ sở làm gốm tại phường Lái Thiêu (thị xã Thuận An), gốm gà vàng, heo tiết kiệm cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Cần Thơ…
Sau khi nung, gốm gà được công nhân đánh bóng bề mặt để đảm bảo độ bóng mịn và phủ lên lớp sơn màu vàng bắt mắt, sang trọng.
Gà vàng trang trí thỏi vàng, đồng tiền với ngụ ý mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho người sở hữu.
Những người thợ còn làm ra sản phẩm gốm gà vàng với quan niệm hạnh phúc, bình an.
Một thợ gốm đang phủ sơn cho sản phẩm heo đất tiết kiệm. Chị cho biết, công việc không mấy vất vả nên tiền công ngày thường chỉ 3-4 triệu đồng mỗi tháng. "Tết là dịp các chủ lò cần lượng hàng lớn đáp ứng thị trường nên phần công việc nhiều hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập được cải thiện", thợ gốm cho biết.
Tác giả bài viết: Ngọc An - Dũng Linh
Nguồn tin: